Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà nước vì dân

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Người nêu rõ: Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người.
Bệnh ba hoa hiện nay nhìn từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Từ lời kêu gọi thi đua ái quốc đến khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Tạo tiền đề

Trên hành trình tìm đường cứu nước cứu dân (1911-1941), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến các nước tư bản tiên tiến nhất là Pháp, Mỹ, Anh và các nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ… Đến đâu Người cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Bên cạnh đó, tại những nơi này, Người đã nghiên cứu những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nhất thời cận đại và nhận ra bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa phương Tây là “trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.

Do đó, Người đã đưa ra kết luận: “Cách mệnh tư bản là cách mệnh chưa đến nơi”. Bởi vì, theo Người: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới hạnh phúc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà nước vì dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền vì dân. Ảnh tư liệu

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946 đã nêu rõ: “Cuộc cách mạng Tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà. Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới”.

Đánh giá về điều này, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (ngày 11/2/1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần một trăm năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà độc lập, tự do, hạnh phúc. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã làm cho chúng ta trở nên một bộ phận trong đại gia đình dân chủ thế giới… Ngày 2/9/1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành lập, đã tuyên bố trước thế giới quyền độc lập của Việt Nam, và thực hiện những quyền tự do dân chủ ở trong nước”.

Nói về mục đích của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và ngày Quốc khánh viết ngày 1/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

“Mục đích Cách mạng Tháng Tám là gì? Là giành lại hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ cho Tổ quốc ta, cho nhân dân ta. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 nước ta tuyên bố độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Tổng tuyển cử tự do được tổ chức, nhân dân toàn quốc ta đã bầu ra Quốc hội. Quốc hội thông qua Hiến pháp và bầu ra Chính phủ Trung ương. Chính quyền địa phương từ xã đến tỉnh đều do nhân dân cử ra. Thế là lúc đó chúng ta đã bắt đầu thực hiện thống nhất, độc lập và dân chủ” (Báo Nhân dân, số 220, từ ngày 1 - 3/9/1954).

Mưu cầu quyền lợi, hạnh phúc cho nhân dân

Nhà nước pháp quyền trước hết là nhà nước dân chủ. Thứ hai, Nhà nước pháp quyền là một nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Thứ ba, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả và khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các Nhà nước kiểu cũ. Còn Nhà nước vì dân là Nhà nước mưu cầu quyền lợi, hạnh phúc cho nhân dân.

Trên thực tế, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng quản lý đất nước, xã hội bằng Nhà nước pháp quyền và Người cũng quan tâm đến việc xây dựng một Nhà nước vì dân. Do đó, dưới sự định hướng của Người, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trở thành một Nhà nước pháp quyền vì dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng Nhà nước pháp quyền như thế nào? Một ngày sau lễ tuyên bố độc lập (2/9/1945), ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”.

Ở cương vị Chủ tịch nước, Người đã hai lần đứng đầu Ủy ban soạn thảo hiến pháp (1946 và 1959), ký lệnh công bố 16 đạo luật, 613 sắc lệnh và nhiều văn bản dưới luật khác. Trong tác phẩm Thường thức chính trị (năm 1951), Người cũng chỉ rõ:

“Trước kia Việt Nam ta vẫn có Nhà nước và Chính phủ. Song đó là công cụ của đế quốc và phong kiến để áp bức nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, ta lập ra Chính phủ mới, quân đội, công an, tòa án, pháp luật mới của nhân dân để chống kẻ địch trong và ngoài, và để giữ gìn quyền lợi của nhân dân. Nhà nước mới của ta và Nhà nước cũ, tính chất khác nhau... Nhà nước cũ nằm trong tay đế quốc và phong kiến, tính chất nó là đế quốc và phong kiến, là phản động. Nhà nước ta ngày nay là nằm trong tay nhân dân chống đế quốc và phong kiến. Tính chất nó là nhân dân dân chủ chuyên chính”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng Nhà nước vì dân như thế nào? Theo nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám thắng lợi “đã đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà nước vì dân
Ảnh tư liệu

Bởi vậy, ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong bài Chính phủ là công bộc của dân, Người nêu rõ: “Non hai tháng trước đây, trước đây, trước cuộc khởi nghĩa 19/8/1945, nói tới hai chữ Chính phủ người ta nghĩ ngay tới một bọn đầu đảng cướp nguy hiểm, xảo quyệt. Trái lại, ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một cảm tình thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa...

Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh... Nói tóm lại, bao nhiêu những cái xấu xa, thối nát, bất công, áp bức của chế độ cũ, của các hội đồng kỳ mục trước sẽ không thể tồn tại trong các Uỷ ban nhân dân bây giờ. Uỷ ban nhân dân là Uỷ ban có nhiệm vụ thực hiện tự do dân chủ cho dân chúng. Nó phải hành động đúng tinh thần tự do dân chủ đó” (Báo Cứu quốc, số 46, ngày 19/9/1945).

Trong Thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng (17/10/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nêu rõ: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”.

Trong lần về thăm Thanh Hóa năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn cán bộ, đảng viên: “Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế quốc, nay đem làm lợi cho dân”.

Tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước năm 1966, Người một lần nữa nhấn mạnh: “Chính phủ ta là một Chính phủ làm đày tớ của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ nhân dân. Nếu ai ở trong Chính phủ mà muốn làm quan thì không ở được trong Chính phủ ta”.

‘Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ’

Nói chuyện với đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang vào tháng 3/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rõ chế độ dân chủ và Đảng lãnh đạo rất rõ ràng: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương, đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào - đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”.

Nhiệm vụ của chế độ dân chủ và Đảng lãnh đạo theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về bản chất tốt đẹp của chế độ chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”.

Ngày 9/9/1969, Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề: Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai cấp công nhân và nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào”.

vietnamnet.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng kết cuộc thi ‘Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Tổng kết cuộc thi ‘Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới'

Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi ‘Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới’ lần thứ 4 (2024-2025) sẽ diễn ra ngày 15/5/2025, tại Hà Nội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của dân tộc

Từ ánh lửa trong tim Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu, làm nên chiến thắng vĩ đại, viết nên trang sử chói lọi trong thế kỷ XX.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện trọng đại của dân tộc, thế nhưng một số cá nhân đã có phát ngôn lệch lạc.

Tin cùng chuyên mục

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126 nhiệm kỳ 2025-2030 đề ra mục tiêu nâng cao sức mạnh tổng hợp, xây dựng đơn vị chính quy, hiện đại, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Hai người trẻ than phiền vì đại lễ 30/4 khiến mất ngủ, tắc đường. Một người lính già khoác quân phục, cắm cờ đỏ sau xe, vượt hàng trăm cây số vào Nam dự đại lễ.
Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975 là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, nhất là khi cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Cuộc thi chính luận lần thứ V khẳng định vai trò then chốt của bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
Hai quyết sách

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.
Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng gắn với đoàn kết dân tộc, truyền thống 'uống nước nhớ nguồn'. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phản động cố cất lên luận điệu xuyên tạc.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Một số tổ chức, cá nhân mang tư tưởng thù địch cất lên những luận điệu xuyên tạc, cố tình bóp méo sự thật trong việc bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bộ máy chính quyền địa phương đang bước vào giai đoạn đổi mới mạnh mẽ với chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và nâng tầm vị thế các xã.
Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, không khí tinh gọn bộ máy đã hừng hực tại các bộ, ngành Trung ương và hệ thống dọc ở các địa phương.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Vừa qua, một số trang mạng nước ngoài bằng tiếng Việt đã có bài viết công kích suy diễn sai trái về bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân.
Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã được triển khai quyết liệt trong những tháng qua, với kỳ vọng mang tới cơ hội to lớn cho phát triển đất nước.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện được Đảng ta công khai, minh bạch nhưng các thế lực thù địch lại dùng chiêu trò xuyên tạc, người dân cần tỉnh táo.
Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Bút Chiến muốn cùng các bạn nhìn lại trang sử hào hùng, những gì dân tộc đã trải qua… để nhận diện những ngôn từ đầy lừa lọc từ những kẻ như Việt Tân.
Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Tổ chức phản động Việt Tân dùng trò lố với những thứ như “Văn kiện 50 năm”... nhằm xuyên tạc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc ta.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được người dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân tin những quyết sách của Đảng sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy đất nước bứt phá.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là chủ trương lớn của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công, đồng thời, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc sai trái của bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Sau hơn 2 tháng triển khai, Nghị định 168 đã đem lại hiệu quả tích cực, đập tan những luận điệu xuyên tạc về mục đích, ý nghĩa và giá trị của Nghị định 168.
Mobile VerionPhiên bản di động