Ngân hàng Nhà nước yêu cầu không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm tại Eximbank Toàn cảnh vụ vay nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi 8,8 tỷ đồng Làm thế nào để không dính nợ xấu ngân hàng? |
Và ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ thẳng thắn nhìn nhận một điều rằng “cán bộ thực hiện xử lý nợ của ngân hàng đã rất máy móc, không làm theo quy trình mà gửi một thông báo hết sức máy móc, dẫn đến sự bức xúc từ khách hàng”.
Ông Vũ cho biết ngân hàng đã tích cực làm việc với khách hàng. Ngày 19/3, đại diện của Eximbank đã gặp gỡ, trao đổi thẳng thắn với khách hàng trên tinh thần hợp tác, thấu hiểu và chia sẻ, thống nhất phối hợp giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi của đôi bên trong thời gian sớm nhất.
Để tránh phát sinh các trường hợp tương tự, đại diện Eximbank đã có thông báo đến hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch Eximbank về việc không ghi nợ phí SMS banking, phí quản lý tài khoản với những tài khoản thanh toán của khách hàng lâu không sử dụng, không phát sinh giao dịch và có số dư về 0 đồng.
Những khách hàng muốn đóng tài khoản cũng không phải thanh toán các khoản phí đã được ghi nợ mà sẽ được chi nhánh, phòng giao dịch chủ động xem xét giải quyết miễn phí…
Động thái này cho thấy, Eximbank đã hiểu ra cách tính lãi vô lý không tưởng, dẫn tới khoản nợ tín dụng 8,5 triệu đồng, sau 11 năm khách hàng bị tính lãi tới 8,8 tỷ đồng.
Cùng với đó, Eximbank đã hiểu ra những thiếu sót khi không kịp thời thông báo biến động số dư cho khách hàng và hiểu ra sự cố chấp, xử lý công việc một cách không thấu tình đạt lý của một bộ phận cán bộ ngân hàng Eximbank, dẫn tới sự việc nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm. Tóm lại: Eximbank đã hiểu ra trong vụ việc này có phần lỗi thuộc về phía ngân hàng.
Trong một phát biểu liên quan, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh Võ Minh Tuấn đã rất sâu sắc khi nói rằng: "Ngân hàng kinh doanh trên chữ tín, nếu để xảy ra sự việc như thế này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu, làm suy yếu lợi thế cạnh tranh".
Và thực tế những gì diễn ra cho thấy, uy tín của Eximbank đã giảm sút rất nhiều, dù khoản lãi 8,8 tỷ đồng và khoản nợ gốc 8,5 triệu đồng của khách vẫn chưa biết đúng sai thế nào, vẫn chưa thể ngã ngũ.
Minh chứng là nhiều chủ thẻ của Eximbank đã liên lạc với ngân hàng để kiểm tra số dư, nợ hay lãi suất… Hàng loạt khách hàng chủ động kết nối với ngân hàng thực hiện quy trình ngừng giao dịch, kết thúc hợp đồng, hủy thẻ bởi chung câu trả lời... “không có nhu cầu”.
Nói một cách đúng hơn là họ không tin vào Eximbank, lo sợ cách tính lãi của Eximbank, sẽ dẫn tới hệ lụy một ngày nào đó không biết chừng chính bản thân họ cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự!?
Vì vậy, để lấy lại chữ tín với khách hàng, để thương hiệu bớt ảnh hưởng, việc ra thông báo như trên thôi là chưa đủ. Eximbank nên xóa khoản nợ lãi 8,8 tỷ đồng cho khách hàng; đồng thời mời các cơ quan chức năng vào xác minh, làm rõ số nợ gốc 8,5 triệu đồng phát sinh từ đâu?
Nếu không phải từ khách hàng, Eximbank cần xóa nợ và công khai xin lỗi khách hàng để thể hiện trách nhiệm, chữ tín; để khách hàng tin dùng dịch vụ của Eximbank mà không lo bị tính lãi một kiểu vô lý như vậy.