Chống lãng phí và chuyển động từ những công trình “đắp chiếu”

Sau những chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí, nhiều công trình vốn “câu giờ” tại các địa phương đã bắt đầu chuyển động và "thức dậy".
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu Hiệu quả từ chống lãng phí trong đầu tư của EVN

Chuyển động từ những công trình “đắp chiếu” nhiều năm

Chống lãng phí phải trở thành công việc cần làm ngay từ Trung ương đến địa phương và việc lan tỏa được tinh thần này đã bắt đầu chuyển biến tại nhiều địa phương, ngay chính tại các công trình vốn lâu nay “câu giờ”, “đắp chiếu”.

Tại Hà Nội, công viên Phùng Khoang vốn là dự án nổi tiếng về chậm tiến độ đã được khẩn trương thi công và tạm bàn giao trước Tết Âm lịch để kịp trở thành địa điểm bắn pháo hoa chào năm mới. Việc hoàn tất thi công được trông đợi sẽ sớm bước vào những khâu sau cùng.

Tại TP. Hồ Chí Minh, tuyến metro số 1, cũng là một công trình “câu giờ” nổi tiếng khác cũng đã kịp khởi động phục vụ người dân nơi đây trong những ngày cuối cùng của năm 2024.

Đây chỉ là hai trong số nhiều công trình chậm tiến độ khiến vốn xây dựng bị đội lên, gây ra những sự lãng phí không hề nhỏ trong khi chính người dân sở tại không được thụ hưởng những lợi ích từ các công trình này.

Những sự lãng phí như thế lâu nay được hóa thân trong vô số các công văn, bản báo cáo giải trình để rồi điềm nhiên "trơ gan cùng tuế nguyệt", điềm nhiên tồn tại mà không có một lời giải đáp thỏa đáng hay sự dứt khoát về trách nhiệm của các cơ quan tổ chức hay cá nhân nào. Tệ hơn nữa là sự lãng phí đi cùng các nguồn lực nằm bất động cùng các công trình còn được đập ngay vào mắt người dân, khiến không thể không đặt ra câu hỏi phải chăng sống cùng, sống chung với lãng phí là chuyện thường ngày!?

Đến độ trong phiên thảo luận tổ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phải bức xúc nhắc đến hai công trình cơ sở 2 của của hai bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức tại tỉnh Hà Nam như một “điển hình” cho sự lãng phí các nguồn lực công. Theo Tổng Bí thư, nếu như hai công trình này do tư nhân đầu tư thì chắc chắn đã đi vào hoạt động từ lâu.

Lan tỏa tinh thần đường dây 500kV để "thức dậy" những công trình “đắp chiếu”

Công trình đường dây 500kV mạch 3 được thi công và hoàn thành trọn vẹn trong năm 2024 là điều mà ít người nghĩ đến nếu như đặt trong bối cảnh thực tế lâu nay của nhiều công trình trọng điểm của quốc gia, của địa phương.

Chống lãng phí và chuyển động từ những công trình “đắp chiếu”
Đường dây 500kV mạch 3 được hoàn thành là bài học về sự hành động quyết liệt để không lãng phí các nguồn lực. Ảnh minh họa.

Nhưng điều không thể đã trở thành có thể khi có sự vào cuộc quyết liệt của lãnh đạo Trung ương và địa phương, sự chung tay trong hành động vì lợi ích của đất nước, của cơ sở. Ở đây, tinh thần chỉ bàn làm không bàn lùi đã thắng được những sức ỳ trong tư duy, thói quen cố hữu trong hành động để mang lại một phong cách điều hành, xử lý, tháo gỡ cho được những điểm nghẽn để có thể không có dư địa cho lãng phí tồn tại.

Điểm đáng mừng là sau hiệu lệnh của Tổng Bí thư Tô Lâm từ bài viết “Chống lãng phí”, tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cùng nhiều địa phương khác, những công trình vốn đã chậm tiến độ do vô số nguyên nhân đã bắt đầu thức dậy, hứa hẹn một cuộc sống mới có ích cho nền kinh tế, cho cộng đồng, cho người dân.

Logic ở đây là một công trình lớn, phức tạp như đường dây 500kV đã có thể hoàn thành trong một thời gian có thể nói là kỷ lục thì không có lý gì, những công trình khác lại chấp nhận sự kéo dài trong thời gian thi công cũng như chậm phát huy tác dụng chỉ bởi những thủ tục, cơ chế sinh ra trong quá trình điều hành, quản lý.

Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều công trình có số vốn đầu tư lớn, thậm chí lên đến nhiều nghìn tỷ đồng vốn từng ngủ yên đã sống lại và phát huy đúng, rõ, tích cực vai trò cho phát triển kinh tế xã hội nhờ vào việc tập trung và quyết liệt tháo gỡ các cơ chế. Một trong những công trình như thế là Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, một cái tên trong một thời gian dài gợi liên tưởng về sự trì trệ, bế tắc, khó trăm nỗi, mà khó nhất là những vấn đề liên quan đến pháp lý.

Bằng nỗ lực và quyết tâm đến mức cao nhất, tiến độ hoàn thành các hạng mục của nhà máy sau cùng cũng vượt qua “núi” các khó khăn về vốn, về cơ chế để bằng tinh thần một quyết tâm, một hy vọng đưa dòng điện từ nhà máy hòa lưới điện quốc gia.

Ngẫm từ cuộc sống mới của những công trình như thế bỗng gợi lên một điều rằng, hóa ra, giữa việc chống lãng phí các công trình xây dựng nói riêng, các nguồn lực nói chung và gỡ điểm nghẽn thể chế - điểm nghẽn của các điểm nghẽn, chưa bao giờ có quan hệ mật thiết như bây giờ. Đó có thể coi như một mệnh lệnh của cuộc sống, của phát triển. Mọi sự bắt tay hành động quyết liệt chống lãng phí ngay từ lúc này là hoàn toàn cần thiết và không thể nào khác được.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh trong bài viết “Chống lãng phí” giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chống lãng phí

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Giọt hồng Công Thương 2025: Hiến máu cứu người, chung tay vì sự sống cộng đồng

Chương trình hiến máu tình nguyện "Giọt hồng Công Thương" thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành Công Thương.
Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Ngày 12/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Bộ Công Thương duy trì phong trào hiến máu tình nguyện thường xuyên, thu hút sự tham gia tích cực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.
Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến dự thảo Quyết định quy định về lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô lưu hành tại Việt Nam.
Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Để kinh tế tư nhân thực sự phát triển như "xương sống" của nền kinh tế độc lập, không chỉ tháo gỡ điểm nghẽn mà còn cần đến nhiều đột phá về thể chế.

Tin cùng chuyên mục

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Azerbaijan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Azerbaijan ký Biên bản ghi nhớ thúc đẩy hợp tác năng lượng.
Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Sử dụng hiệu quả quỹ đất dọc tuyến Vành đai 4 sẽ thắp lửa phát triển vùng Thủ đô, mở rộng không gian tăng trưởng cho toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Mobile VerionPhiên bản di động