Chống lãng phí: Tăng cường nguồn lực đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới (bài 2)

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cần nhận thức rằng đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống giặc nội xâm đầy cam go; 1 phần của cuộc đấu tranh giai cấp.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn: “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ 'giặc ở trong lòng.' Nếu chiến sỹ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sỹ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy.”

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'
Sáng 30/10/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Trong bài viết “Chống lãng phí” được đăng tải gần đây trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức rằng đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh."

Chống lãng phí bắt đầu từ thay đổi nhận thức

Không phải ngẫu nhiên mà giải pháp chống lãng phí đầu tiên được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra là “cần thống nhất nhận thức rằng đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến.”

Việc đầu tiên là phải có nhận thức đúng đắn về chống lãng phí, phải thẳng thắn nhìn nhận tình trạng lãng phí hiện nay đã đến mức báo động. Thay vì coi lãng phí như một biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, cần hình thành nếp nghĩ “lãng phí cũng là tội,” phải kiên quyết loại trừ. Phải coi đây là một cuộc chiến không chỉ cam go mà còn lâu dài.

Trả lời phóng viên Thông Tấn Xã Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt vấn đề cần nhận thức chống lãng phí là một cuộc chiến lên đầu trong 4 giải pháp là rất đúng vị trí và ở một khía cạnh nào đó, đấu tranh chống lãng phí còn quan trọng hơn các cuộc chiến chống nội xâm khác.

Vấn đề lãng phí đã có từ lâu, nhưng qua bài viết, cái cũ này lại trở thành cái mới. Bởi hiện nay, rõ ràng chúng ta chưa có nhận thức đầy đủ, chưa thấy hết được vấn đề nghiêm trọng của lãng phí, vậy nên cần phải có các giải pháp, làm sao để chống lãng phí phải trở thành một cuộc chiến. Đây là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài nhưng cũng rất gần gũi, cụ thể, gắn chặt với thực tiễn đời sống, ai cũng có thể tham gia, từ cái ăn, cái mặc hàng ngày.

“Bài viết gợi mở ra khá nhiều vấn đề, tạo điều kiện để sự chỉ đạo đi vào thực tiễn. Tới đây, trung ương có thể sẽ có những hành động hoặc nghị quyết về chống lãng phí, như nghị quyết chống tham nhũng, để đủ tầm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tạo ra một khung pháp lý hoặc khung chỉ đạo chung cho Nhà nước và Quốc hội,” Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Hồng nhấn mạnh.

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Hồng, nguyên Trưởng khoa Lịch sử Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ ý kiến về bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)

Tâm đắc với giải pháp cần thay đổi tư duy về chống lãng phí của Tổng Bí thư, đại biểu Quốc hội Hoàng Anh Công (đoàn Thái Nguyên), Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chúng ta cần thay đổi tư duy, nhận thức của các cán bộ quản lý, chính quyền địa phương và người dân về vấn đề lãng phí. Mỗi khi thấy tài sản công không được sử dụng hiệu quả, không ai được phép dửng dưng bỏ qua. Khi cán bộ, nhân dân có ý thức mạnh mẽ về chống lãng phí sẽ tự động có những hành động cụ thể để ngăn chặn lãng phí, tránh mất mát tài sản xã hội.

Chống lãng phí - cuộc chiến với “giặc nội xâm”

Trả lời phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, ông Lăng Đức Quyền, nhà nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam, nguyên trưởng phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội, cho biết Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tham nhũng và lãng phí là hai “giặc nội xâm.” Những năm gần đây, trong chiến dịch “đốt lò” ở Việt Nam, “giặc nội xâm” mang tên tham nhũng đã gặp nhiều thất bại nặng nề. Những thành quả trong cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới, công cuộc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đạt được nhiều kết quả nổi bật. Đây là một trong những biện pháp cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và thịnh vượng lâu dài của Việt Nam.

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'
Cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) được xây dựng từ năm 2014 với tổng số tiền đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng. Đến nay, sau 10 năm thi công công trình vẫn bỏ hoang gây ra một sự lãng phí rất lớn. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Về vấn đề chống lãng phí, mặc dù được Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng,song trên thực tế, lãng phí vẫn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng thức, với nhiều mức độ khác nhau. Bởi vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu đã ra đòn tấn công mạnh mẽ vào “giặc nội xâm” mang tên lãng phí này, chắc chắn đây là một động thái đúng đắn, sẽ giúp tiết kiệm và tận dụng tối đa các nguồn lực của đất nước, nâng cao hiệu quả công việc của mọi ngành, mọi lĩnh vực, góp phần hiệu quả vào việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đề ra.
Nhấn mạnh sự nguy hại của lãng phí tới kinh tế xã hội, đời sống nhân dân, ông Trần Đình Thảo, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Tin tức, báo lecuirie Việt Nam, cho rằng ngay từ bây giờ, chậm còn hơn không, phải tổ chức ngay một phong trào, một chiến dịch, thậm chí một cuộc cách mạng về chống lãng phí. Trước đây một số nơi, một số đơn vị đã phát động thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, nhưng nó không thành phong trào, không có chủ chương cụ thể, không được chỉ đạo sát sao, định hướng rõ ràng, nên thiếu tính bền vững.

Bởi vậy, cần phải phát động lại phong trào học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ về tiết kiệm, chống lãng phí, chống xa hoa, bày biện. Phải có cuộc vận động xây dựng nền văn hóa, hệ tư tưởng chống lãng phí. Đất nước ta còn nghèo, rất có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Chống lãng phí phải trở thành phương châm hành động, thành lẽ sống cho cán bộ, từ địa phương, từ cơ sở đến trung ương.

Ngoài ra, chúng ta phải làm tốt công tác khen thưởng, biểu dương những đơn vị, cá nhân, những tấm gương thực hành tốt tiết kiệm, phòng chống lãng phí, phải chĩa mũi dùi vào đả kích, lên án mạnh mẽ hành vi lãng phí, có chế tài xét xử thật nghiêm hành vi lãng phí, phải có những vụ án điển hình về lãng phí, “xử lý một vụ để cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực.”

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'
Ông Trần Đình Thảo, nguyên Phó trưởng Ban tin trong nước, nguyên Phó Tổng Biên tập các Báo Tin tức, Báo Le Courrier du Vietnam, Thông tấn xã Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Gắn chống tham nhũng, tiêu cực với chống lãng phí

Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Chỉ đạo đã công bố Quyết định số 191-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo, trong đó đã bổ sung cho Ban Chỉ đạo nhiệm vụ phòng, chống lãng phí với trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Phát biểu tại cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ cần nghiên cứu, chỉ đạo quyết liệt để triển khai ngay công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí, tạo khí thế mới, chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phải gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với phòng, chống lãng phí. Xác định phòng, chống lãng phí có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là vấn đề rất lớn, phạm vi rất rộng, thiệt hại còn lớn hơn nhiều so với tham nhũng, tiêu cực.

Việc kịp thời bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo, được cán bộ, đảng viên, người dân đánh giá là rất đúng và trúng.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho biết: “Lãng phí bất kỳ cấp độ nào, bất kỳ thời điểm nào đều có thể xảy ra, nếu cộng dồn vào thì nó còn nghiêm trọng hơn tham nhũng. Vì vậy đưa lãng phí tương đồng với tham nhũng là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đánh động tới nhận thức của cán bộ, đảng viên.”

Theo Tiến sỹ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, xưa nay lãng phí là "làn ranh mờ," rất khó định tội. Nhìn vào các vụ đại án đã xử, vụ nào cũng thấy phần thất thoát, lãng phí này, nhưng Tòa án rất khó lượng hóa và phán xử, vì các điều luật chưa khép kín và hoàn thiện. Đây cũng là một nguyên cớ, môi trường cho tệ tham nhũng nảy nòi và phát triển.

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'
Tiến sỹ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN. (Ảnh: TTXVN)

Tiến sỹ Nhị Lê cho rằng từ sự tiêu cực, núp vào lá bài lãng phí đến “âm mưu” lãng phí, lợi dụng khe hở kỷ luật, pháp luật và đi tới tham nhũng chỉ là một bước chuyển ngắn, thậm chí rất ngắn và hậu quả khôn lường. Đây là một trong những “lỗ hổng” cần phải tiếp tục nhận diện và bịt kín.

Rõ ràng, đã tới lúc khẳng định rằng phải quy định hành vi lãng phí là hành vi cấu thành tội phạm và người gây lãng phí đều có nguy dẫn tới tham nhũng, tiêu cực và trở thành tội phạm. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là những chiếc bình thông nhau.

Vì thế, thay vì chỉ phòng, chống tham nhũng thì cần là phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực. “Không nhận thức rõ ràng, dứt khoát và kiên quyết công phá vào chỗ hiểm yếu này thì rất khó phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực một cách chủ động, toàn diện và hiệu quả,” Tiến sỹ Nhị Lê nhấn mạnh.

Như vậy, Đảng ta đã xác định chống lãng phí là mặt trận song hành cùng cuộc chiến chống tham nhũng. Điều này tạo điều kiện cho sự chỉ đạo, điều hành được toàn diện, quyết liệt hơn, tháo gỡ nhanh điểm nghẽn trong cơ chế, thể chế, giải quyết kịp thời các vụ việc được dư luận quan tâm, nhân dân bức xúc. Giờ là lúc biến quyết tâm thành hành động để công cuộc phòng, chống lãng phí thực sự đạt hiệu quả cao, khơi thông nguồn lực, đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới./.

www.vietnamplus.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế

Những năm qua, Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng nhiều biện pháp thiết thực, hiệu quả.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Bộ Công Thương là một trong các cơ quan cấp bộ, ngành đầu tiên tổ chức Diễn đàn chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Động lực hàng đầu cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là khơi dậy sự hứng khởi và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, khơi mở cơ hội đầu tư.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 3: Tái khởi động để đất nước vươn mình

Quyết định tái khởi động điện hạt nhân là bằng chứng mạnh mẽ cho quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước để tạo những tiền đề cần thiết cho kỷ nguyên mới.
Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Cùng với sự bùng nổ Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu phát triển bền vững, một cuộc cách mạng về quản trị Chính phủ và nâng tầm quốc gia đang lan toả.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng

Phát triển điện hạt nhân là con đường tất yếu để đất nước đủ điện cho tăng trưởng GDP hai con số. Thế nhưng giấc mơ này đã "ngủ đông" qua 3 kỳ Đại hội Đảng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà thực hiện kế hoạch cả giai đoạn 2021-2030.
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua sau gần một năm là hành trình thần tốc, đầy trách nhiệm hoà quyện ý Đảng, lòng dân.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính tại Canada tập trung vào việc loại bỏ các quy định không cần thiết và ứng dụng công nghệ.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Kinh nghiệm từ quốc tế sẽ là nguồn tham khảo quan trọng giúp Việt Nam xây dựng chính sách phù hợp để chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Theo các chuyên gia, thực tiễn vừa qua cho thấy việc hoàn thiện chính sách quản lý là yếu tố quan trọng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Phòng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” cam go, phức tạp, có vị trí tương đương với phòng chống tham nhũng.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu 
 Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu gắn với lấp các lỗ hổng cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Công Thương
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động