Chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia: Tạo diện mạo mới cho vùng biên cương

Cuối tháng 12/2019, chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia (còn được gọi là Chợ Đa) đã được đưa vào hoạt động tại khu kinh tế đặc biệt Thary Tbaung Khmum thuộc xã Đa, huyện Mê Mốt, tỉnh Tbaung Khmum, Campuchia. Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng đã chủ trì lễ khánh thành.

Chợ Đa đi vào hoạt động được ghi nhận là bước đột phá cho sự phát triển thương mại của toàn tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia… Việt Nam và Campuchia có 130km đường biên giới, vì thế, hợp tác giữa các tỉnh dọc biên giới luôn được lãnh đạo hai nước đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, khu vực biên giới hai nước vốn bị tàn phá nặng nề trong các cuộc chiến tranh trước đây nay đã được xây dựng trở thành khu vực biên giới hữu nghị hợp tác phát triển…

cho kieu mau bien gioi campuchia tao dien mao moi cho vung bien cuong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak
ký Biên bản bàn giao Chợ Đa cho Campuchia

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, Chợ Đa được khởi công từ ngày 16/1/2018 và hoàn thành sau gần 2 năm xây dựng. Thông qua khánh thành Chợ Đa lần này khẳng định quyết tâm của lãnh đạo hai bên trong việc tiếp tục tạo thuận lợi tối đa cho những hoạt động hợp tác về kinh tế, thương mại, mang lại những lợi ích thiết thực không chỉ cho các doanh nghiệp đơn thuần mà còn góp phần nâng cao đời sống nhân dân của hai vùng biên giới.

Nằm cách cửa khẩu chính Chàng Riệc (Việt Nam) - Đa (Campuchia) khoảng 600 mét, cách cửa khẩu quốc tế Xa Mát (Tây Ninh) khoảng 20 km, Chợ Đa là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi và trung chuyển hàng hóa sản xuất từ Việt Nam để cung cấp cho các tỉnh của Campuchia.

Ở chiều ngược lại, chợ cũng là nơi mua bán, trao đổi và trung chuyển hàng hóa sản xuất từ các tỉnh Kratie, Kampong Cham, Rattanakiri, Mundulkiri của Campuchia để cung cấp cho các tỉnh của Việt Nam.

Không chỉ vậy, Chợ Đa cũng là nơi thuận lợi để bà con cư dân biên giới hai nước gặp gỡ mua, bán, trao đổi hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt, giao lưu văn hóa, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cư dân biên giới.

Nhận định tầm quan trọng của ngôi chợ này, Phó Thủ tướng chính phủ Trịnh Đình Dũng khẳng định, công trình chính là biểu tượng tốt đẹp của tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai bên, tạo động lực mới cho phát triển thương mại trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, góp phần kết nối nền kinh tế hai nước.

Trên thực tế, đời sống của bà con khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia đã có nhiều khởi sắc trong mấy năm nay dưới sự quan tâm của lãnh đạo hai nước trong phát triển giao thông, hạ tầng cũng như tạo các khu vực kinh tế tập trung. Với việc Chợ Đa được đưa vào hoạt động, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã cảm ơn sự giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam và khẳng định Chợ Đa sẽ là nơi giao thương biên mậu quan trọng, góp phần xoá đói nghèo, nâng cao đời sống người dân vùng biên; qua đó làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia, vì lợi ích của nhân dân hai nước. “Chợ Đa đã gửi thông điệp đến các nước láng giềng là Campuchia đã biến khu vực chiến trường xưa thành khu vực giao lưu kinh tế với các nước có chung biên giới, góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển sản xuất, kinh tế thương mại cho các tỉnh vùng biên của Việt Nam - Campuchia; nâng cao hợp tác toàn diện giữa chính phủ hai nước”, Thủ tướng Vương quốc Campuchia nhấn mạnh tại buổi lễ bàn giao Chợ Đa ngày 24/12/2019.

Với tầm quan trọng và hiệu quả thiết thực mà Chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia mang lại, Chính phủ hai bên có thể xem xét tiếp tục nhân rộng mô hình kiểu mẫu này nhằm góp phần thúc đẩy giao thương biên mậu, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đẩy mạnh kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước.

Tại lễ khánh thành Chợ Đa, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak đã ký Biên bản bàn giao công trình Chợ kiểu mẫu biên giới Campuchia, được xây dựng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Hoàng gia Campuchia dưới sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ hai nước và đại diện bộ ngành.
Mai Ca - Hầu Tỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Hà Giang: Hiệu quả từ các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ

Nhờ nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quang Bình (Hà Giang) đã tự tin vươn lên làm chủ kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo
Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Lào Cai: Triển khai hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững giúp Bát Xát chuyển mình

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, hàng nghìn hộ dân ở huyện biên giới Bát Xát (Lào Cai) đã thoát nghèo.
Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

Sắp diễn ra “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 sẽ đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.
Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Sức mạnh đại đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới ở xã biên giới xứ Thanh

Với đặc thù là xã vùng cao biên giới, nhưng với sức mạnh từ sự đoàn kết, xây dựng nông thôn mới tại Bát Mọt (tỉnh Thanh Hóa) đang hoàn thiện từng ngày.
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Với cách thiết kế tỉ mỉ, họa tiết độc đáo, bố cục chặt chẽ đã tạo nên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó mang nhiều giá trị về nghệ thuật thẩm mỹ.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Chiều 25/3, tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai dự kiến sắp xếp, bố trí ổn định cho 613 hộ dân cư với kinh phí hơn 103 tỷ đồng.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều khởi sắc

Sau nhiều nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Cộng đồng Hồi giáo có nhiều đóng góp vào sự phát triển của TP. Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố cho rằng, thời gian qua, cộng đồng Hồi giáo thành phố đã có đóng góp lớn vào sự phát triển chung của TP. Hồ Chí Minh.
Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Lào Cai: Quan tâm hỗ trợ phát triển nhân lực người dân tộc thiểu số

Những năm qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đến xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Lai Châu: Đặc sắc Lễ hội Xòe chiêng Bản Bo

Tại xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ hội Xòe chiêng chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc xã Bản Bo”
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động