Thứ năm 15/05/2025 14:46

Chính thức thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh GrabTaxi và Uber Việt Nam

Ngày 1/1/2019, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh - Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh - chính thức ký Quyết định số 01/QĐ-HĐCT về việc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.

Căn cứ Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 ngày3/2/2004 và các Nghị định hướng dẫn thi hành, sau khi tiếp nhận hồ sơ điều tra từ Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh - đã ký Quyết định số 01/QĐ-HĐCT ngày 1/1/2019 về việc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.

Theo đó, 2 doanh nghiệp bị điều tra là: Công ty TNHH GrabTaxi (Mã số doanh nghiệp: 0312650437. Địa chỉ: 268 Tô Hiến Thành, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh (theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 6 ngày 23 tháng 5 năm 2018, Công ty TNHH GrabTaxi đổi tên thành Công ty TNHH Grab). Và Công ty TNHH Uber Việt Nam (Mã số doanh nghiệp: 0312969311. Địa chỉ: Tầng 2, Tòa nhà Robot Tower, số 308 – 308C Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh).

Theo Quyết định số 01/QĐ-HĐCT ngày 1/1/2019, Chủ tọa phiên điều trần là ông Phan Chí Hiếu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Các thành viên khác bao gồm ông Trần Mai Hiến, bà Trịnh Thị Hằng Nga, ông Ngô Hữu Lợi và ông Phạm Văn Khánh. Thư ký phiên điều trần là bà Trần Thị Mai Hương, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh và ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng Cạnh tranh.

Ngoài Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam, trong vụ việc này còn có 6 doanh nghiệp có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ tiến hành các trình tự tố tụng theo quy định của pháp luật và quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.

Trước đó, ngày 30/11, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã kết thúc quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh Grab mua lại Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam. Căn cứ kết quả xác minh các tình tiết, chứng cứ của vụ việc trong quá trình điều tra, Cục Cạnh tranh đã xác định vụ việc Grab mua lại Uber có dấu hiệu vi phạm.

Hai dấu hiệu vi phạm được cơ quan chức năng chỉ ra là “hành vi không thông báo tập trung kinh tế quy định tại Điều 20 Luật Cạnh tranh” và “hành vi tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 Luật Cạnh tranh”.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Thu hồi sản phẩm lỗi: Cảnh giác từ những dấu hiệu đầu tiên

Công ty Royal Distribution chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp