Ảnh Internet |
Với đòi hỏi cao như vậy, nhiều doanh nghiệp (DN) ngại xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản, tìm đến những thị trường dễ tính hơn. Tuy nhiên, nếu đã thành công ở Nhật Bản, DNhoàn toàn có thể tự tin hướng tới xuất khẩu hàng hóa đến nhiều nước trên thế giới. Và, câu chuyện Công ty Cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm thành công trong việc xuất khẩu lá tía tô xanh sang thị trường Nhật Bản gần đây là một ví dụ điển hình.
Mỗi lá tía tô được DN này xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có giá từ 500 - 700 đồng. Trong khi đó, một ha trồng tía tô mỗi năm có thể cho thu hoạch khoảng 16 - 17 triệu lá, cho doanh thu 2,5 tỷ đồng. Công ty Cổ phần May Hồ Gươm đã xây dựng trang trại tía tô tại tỉnh Bắc Ninh với diện tích 11,3 ha. Qua đó có thể thấy, doanh thu và lợi nhuận từ việc xuất khẩu lá tía tô xanh là rất lớn.
Song, theo ông Nguyễn Xuân Bằng - Giám đốc dự án trang trại tía tô thuộc Công ty Cổ phần May Hồ Gươm - để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, việc trồng, chăm sóc cây tía tô phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt như: Khảo sát nguồn nước, làm đất, chọn giống… Đặc biệt, lá đủ tiêu chuẩn phải là lá thứ 7 của cây trở lên và bảo đảm kích cỡ 6-8 cm, không bị rách nát. Các công đoạn đều phải làm thủ công, công nhân làm việc phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt từ việc mặc đồng phục, đi dép vô trùng cho đến rửa tay bằng nước sát trùng, giữ vệ sinh. Sau khi phân loại, lá tía tô sẽ được đặt trong nhà lạnh 5 tiếng ở nhiệt độ 10OC rồi mới được chuyển đến Nhật Bản qua đường hàng không.
Từ câu chuyện lá tía tô Việt Nam đến được thị trường Nhật Bản có thể thấy, nếu có một kế hoạch bài bản, nghiêm túc và mục tiêu rõ ràng, DN Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng chinh phục được những thị trường khó tính nhất.