Chính phủ trình Quốc hội xem xét bố trí 1.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Gia Bình

Tại Kỳ họp thứ 7, Chính phủ đề xuất bố trí dành 7.000 tỷ đồng mở rộng quy mô lên 4 làn xe cho dự án Cam Lộ - La Sơn; 1.000 tỷ đồng cho dự án sân bay Gia Bình...
Bắc Ninh: Sẽ có sân bay trực thăng, sân bay quân sự cấp 3 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Dịch vụ ở sân bay Long Thành phải đạt tiêu chuẩn hàng đầu Đường băng xuống cấp, sân bay Vinh được đề nghị gói nâng cấp, cải tạo hơn 700 tỷ đồng

Kiến nghị cho phép dùng hơn 18.000 tỷ đồng cho 14 dự án trọng điểm

Ngày 27/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc sử dụng dự phòng chung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương (NSTW) giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho các dự án đầu tư công.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Báo cáo về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho các dự án đầu tư công, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh nguyên tắc, tiêu chí phân bổ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 tập trung chủ yếu cho các dự án thuộc ngành quốc phòng an ninh; các dự án giao thông quan trọng quốc gia, dự án xây dựng đường cao tốc trọng điểm, dự án giao thông giúp liên kết vùng, có tác động lan tỏa, giúp phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; các dự án thực hiện chiến lược cải cách tư pháp.

Về dự kiến phương án phân bổ, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong tổng số 26.900 tỷ đồng sử dụng NSTW năm 2023 dự kiến bố trí cho 20 dự án thuộc 4 nhóm ngành, lĩnh vực gồm: Quốc phòng (2.000 tỷ đồng); an ninh (4.000 tỷ đồng); giao thông (19.380 tỷ đồng); cải cách tư pháp (1.520 tỷ đồng).

Trong số vốn dự kiến phân bổ trên, thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định 8.680 tỷ đồng dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho 6 dự án của Bộ Giao thông vận tải đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, đảm bảo đầy đủ thủ tục đầu tư. Nội dung này đã được Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo thẩm quyền, ông Phớc thông tin.

Thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, 18.220 tỷ đồng dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho 14 dự án cần báo cáo Quốc hội để bổ sung hạn mức kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023. Cụ thể, 13.700 tỷ đồng cho các dự án bảo đảm cân đối đủ nguồn vốn để phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định. Trong đó, 10.200 tỷ đồng cho 4 dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (mở rộng quy mô từ 2 làn xe lên 4 làn xe hoàn chỉ cho dự án Cam Lộ - La Sơn 7.000 tỷ đồng, dự án cao tốc Tuyên Quang- Hà Giang giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh Hà Giang 1.500 tỷ đồng; dự án xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia số một của Bộ Công an 1.500 tỷ đồng; dự án Đường Nguyễn Hoàng và cầu Vượt sông Hương của tỉnh Thừa Thiên Huế 200 tỷ đồng). 3.500 tỷ đồng cho 7 dự án khởi công mới, dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Còn 4.520 tỷ đồng bố trí cho 4 dự án chưa cân đối đủ nguồn để phê duyệt hoặc điều chỉnh chủ trương đầu tư, gồm: 2.000 tỷ đồng cho dự án cao tốc Tuyên Quang- Hà Giang giai đoạn 1, đoạn qua tỉnh Tuyên Quang; 2.520 tỷ đồng cho 3 dự án chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (Dự án sân bay Gia Bình của Bộ Công an là 1.000 tỷ đồng; 2 dự án của Tòa án nhân dân tối cao để đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở tòa án nhân dân các cấp là 1.520 tỷ đồng).

Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép sử dụng 18.220 tỷ đồng trên và cho phép hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án từ nguồn dự phòng chung nguồn NSTW của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023.

Đối với 4 dự án: Dự án sân bay Gia Bình; Xây dựng mới trụ sở Tòa án nhân dân tối cao tại 262 Đội cấn; dự án đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1), dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 1 đoạn qua tỉnh Tuyên Quang, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án căn cứ nguồn vốn và mức vốn dự kiến bố trí cho dự án từ nguồn vốn tăng thu NSTW năm 2023, nguồn vốn giai đoạn 2026-2030 và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) để hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.

Bảo đảm bố trí vốn các dự án có trọng tâm, hiệu quả

Báo cáo thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội cho phép sử dụng 18.220 tỷ đồng dự phòng chung nguồn NSTW của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án đầu tư công là phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, khoản 6 Điều 6 của Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội. Đồng thời, danh mục các dự án kèm theo Tờ trình của Chính phủ đã được cấp có thẩm quyền đồng ý về chủ trương.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh

Theo báo cáo của Chính phủ, đây là các dự án quan trọng, cấp thiết để triển khai thực hiện các kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và những năm tiếp theo; đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm về việc rà soát, hoàn thiện thủ tục đầu tư, đảm bảo bố trí nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo triển khai hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và không để thất thoát, lãng phí.

Trên cơ sở phân tích, Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép sử dụng 18.220 tỷ đồng dự phòng chung nguồn NSTW của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023.

Cùng với đó cho phép hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án từ nguồn dự phòng chung nguồn NSTW của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2023.

Riêng các dự án chưa cân đối đủ nguồn để phê duyệt chủ trương đầu tư, vượt quá 20% tổng số vốn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước thì cho phép cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án căn cứ nguồn vốn và mức vốn tăng thu NSTW năm 2023 dự kiến bố trí cho dự án, nguồn vốn giai đoạn 2026- 2030 và các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có).

Cơ quan thẩm tra kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ bảo đảm nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để bố trí đủ số vốn còn thiếu so với dự kiến tổng mức đầu tư của các dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất, danh mục dự án, bảo đảm việc bố trí vốn cho các dự án có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, không để thất thoát, lãng phí.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: Nguồn vượt thu ngân sách của năm 2023 là 133.377 tỷ đồng, trong đó vượt thu của ngân sách Trung ương là 50.970 tỷ đồng, vượt thu của ngân sách địa phương là 82.400 tỷ đồng.

Về phía ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền của HĐND địa phương, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn HĐND địa phương và UBND các tỉnh tiến hành phân bổ nguồn này. Ngân sách trung ương phân bổ trong số 50.970 tỷ đồng sẽ dành cho đầu tư công là 26.900 tỷ đồng, trong đó phải trích đảm bảo quỹ tiền lương là 4% khoảng 21.000 tỷ đồng, cộng với các khoản như bổ sung vào quỹ tài chính, giảm bội chi ngân sách, trả nợ vay ngân sách và các khoản khác là còn 26.900 tỷ đồng.

Trong 26.900 tỷ đồng thì 8.600 tỷ đồng là thuộc thẩm quyền của Thường vụ Quốc hội, còn lại thuộc thẩm quyền của Quốc hội là 18.220 tỷ đồng.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Cùng với năng suất lao động thấp, trong khi chi phí logistic còn cao, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp phát triển cảng và đường thủy.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11, đại biểu Rơ Châm H′Phik cho biết, cử tri tỉnh Gia Lai rất phấn khởi, kỳ vọng việc sửa đổi Luật Điện lực lần này.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, quy định nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi về tiêu thụ trong nước đang gặp vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp bị khởi tố.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh trong tăng trưởng kinh tế-xã hội của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Khoáng sản là

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp nêu, khoáng sản là "miếng mồi ngon" mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả.
Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị cần thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 để không mất cơ hội phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Từ ngày 5-8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Thống nhất trình Quốc hội xem xét việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Sáng 3/11, Tổng cục II tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo cho Trung tướng Trần Công Chính, Chính ủy Tổng cục II.
Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo, thương mại đầu tư, Halal, giáo dục, du lịch... là những lĩnh vực tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Qatar.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động