Chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời chất vấn

Chiều 15/8, tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản? Bộ Nông nghiệp nói gì về bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo?

Tạo sự bứt phá cho ngành nông nghiệp

Trong buổi chiều nay 15/8/2023, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về 3 nhóm vấn đề.

Chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời chất vấn
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan

Thứ nhất, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu nông sản (thị trường đầu ra bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, một số mặt hàng nông sản chủ lực bị rớt giá, thu nhập, đời sống của người nông dân bị ảnh hưởng...).

Thứ hai, hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản.

Thứ ba, việc chuyển đổi mục đích sử dụng, thu hồi diện tích đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo.

Trong phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 15/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, mặc dù lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có những nội dung được Quốc hội chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới.

Bên cạnh đó, ngành cũng cần tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 19 của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Vì vậy, việc tiếp tục chất vấn đối với lĩnh vực này là hết sức cần thiết với kỳ vọng sẽ có nhiều giải pháp hữu hiệu để giải quyết những khó khăn và tạo sự phát triển bứt phá cho ngành nông nghiệp thời gian tới - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đáp ứng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu

Nêu các kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn 7 tháng đầu năm 2023 trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, về trồng trọt, các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa và lúa Thu Đông, chăm sóc và thu hoạch lúa Hè Thu, các loại cây trồng đều phát triển tốt. Lúa gieo cấy 6.175,3 nghìn ha lúa, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước; đã thu hoạch 3.677,4 nghìn ha, giảm 0,8%; sản lượng đạt 24,1 triệu tấn, tăng 0,4%.

Về chăn nuôi, ga súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Ước tính đàn trâu giảm khoảng 1,8%, đàn bò tăng khoảng 1,0%, đàn lợn tăng 2,8%, đàn gia cầm tăng 2,3% so cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, về lâm nghiệp, thời tiết chuyển nắng nóng kéo dài ở hầu hết các địa phương làm giảm tiến độ trồng rừng mới, nguy cơ cháy rừng cao. Kết quả, trồng 133,1 nghìn ha rừng, tăng 1,9%; sản lượng gỗ khai thác 10.492,9 nghìn m3, tăng 2,8%; về thủy sản, hoạt động nuôi trồng tăng khá do đang là thời điểm thu hoạch, hoạt động khai thác chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi mùa mưa bão. Tổng sản lượng 5,09 triệu tấn, tăng 1,9%; trong đó nuôi trồng 2,81 triệu tấn, tăng 3,1%; khai thác 2,28 triệu tấn, tăng 0,4%.

"Các cân đối cung - cầu, an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm vững chắc; nguồn cung, sản lượng lúa gạo, thịt hơi, sữa tươi, trứng gia cầm, thuỷ sản… đáp ứng tiêu dùng nội địa và cho xuất khẩu" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về tiêu thụ, phát triển thị trường, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đầu năm đạt 52,37 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu 29,13 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước (vẫn duy trì xuất siêu 5,88 tỷ USD). Đáng chú ý, thuỷ sản đạt 4,95 tỷ USD, giảm 25,4%; lâm sản 7,79 tỷ USD, giảm 25,5%; đầu vào sản xuất đạt 1,13 tỷ USD, giảm 25,1%.

Một số nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm trước như: Nông sản đạt gần 15 tỷ USD, tăng 13,2% (trong đó: hàng rau quả 3,23 tỷ USD, tăng 68,1%; Gạo 2,58 tỷ USD, tăng 29,6%; Hạt điều 1,95 tỷ USD, tăng 9,8%; Cà phê 2,76 tỷ USD, tăng 6%); sản phẩm chăn nuôi đạt 276 triệu USD, tăng 27,4%.

Còn về thị trường xuất khẩu, 7 tháng đầu năm, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất; giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 21,9%, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; Hoa Kỳ chiếm 20,4%, giảm 29,3% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 6,9%.

Trong các tháng cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thực hiện các luật, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, nhất là Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Chuyển mạnh từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành; thúc đẩy tích hợp đa giá trị trong sản phẩm nông lâm thủy sản; chuyển từ chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi ngành hàng.

Trong đó, tập trung các nội dung, đột phá sau: Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh, gắn với chỉ dẫn địa lý, truy suất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi. Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị. Định hướng các địa phương có kế hoạch sản xuất phù hợp với thị trường.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, châu Âu...); mở cửa các thị trường mới như: Trung Đông, châu Phi...; Phối hợp với các địa phương hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản vào vụ thu hoạch.

Mặt khác, phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua tháo gỡ các rào cản, nút thắt cơ chế, chính sách, gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn để tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng ngành....

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chặn tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá tài sản

Chặn tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá tài sản

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản hết sức cần thiết, góp phần ngăn chặn nạn tham nhũng, nhũng nhiễu và thất thoát ngân sách trong lĩnh vực này.
Khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

Tại Hội nghị Thượng đỉnh COP28 sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự các diễn đàn doanh nghiệp để khai mở thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường đề xuất 5 giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường đề xuất 5 giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường tại các Khu xử lý rác thải ở các đô thị lớn đang đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý nhằm tìm ra một giải pháp toàn diện, bền vững.
Việt Nam - Nhật Bản thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản thiết lập khuôn khổ hợp tác về chuyển đổi năng lượng

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã trao đổi “Biên bản ghi nhớ hợp tác về chuyển đổi năng lượng”.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Quốc hội chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Sáng 28/11, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Phấn đấu giải ngân đầu tư công ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023

Phấn đấu giải ngân đầu tư công ít nhất 95% kế hoạch được giao năm 2023

Thủ tướng phê bình các bộ, cơ quan, địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp và chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công.
Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc họp lần thứ 12

Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc họp lần thứ 12

Ngày 27/11, tại Hà Nội đã diễn ra Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Lưu trữ điện tử nhằm hướng tới xây dựng Chính phủ số

Lưu trữ điện tử nhằm hướng tới xây dựng Chính phủ số

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển lưu trữ điện tử là một trong những chính sách mới, cơ bản của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Quốc hội chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Quốc hội chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Chiều 27/11, với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Luật Căn cước với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành

Quốc hội thông qua Luật Căn cước với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Căn cước với tỷ lệ 87,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Quy định nồng độ cồn bằng 0 là bảo vệ tính mạng người dân

Quy định nồng độ cồn bằng 0 là bảo vệ tính mạng người dân

Theo nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội, quy định nồng độ cồn bằng 0 sẽ giúp bảo vệ tính mạng người dân, đặc biệt là người tham gia giao thông.
Tạo mọi điều kiện để người tài phát triển, cống hiến

Tạo mọi điều kiện để người tài phát triển, cống hiến

ĐBQH đề nghị, cần bổ sung cơ chế chính sách về xây dựng môi trường làm việc công bằng, văn minh, hiện đại, tạo mọi điều kiện để người tài phát triển.
Đại biểu Quốc hội ủng hộ quan điểm đã lái xe là không có nồng độ cồn

Đại biểu Quốc hội ủng hộ quan điểm đã lái xe là không có nồng độ cồn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông với quyết tâm không có ngoại lệ, tạo niềm tin rất lớn...
Quốc hội đồng ý Tổng Liên đoàn Lao động tham gia xây dựng nhà ở xã hội

Quốc hội đồng ý Tổng Liên đoàn Lao động tham gia xây dựng nhà ở xã hội

Với tỷ lệ 85,6% đại biểu Quốc hội tán thành, Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua, như vậy Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được phép xây dựng nhà ở xã hội.
Chủ tịch nước đến Tokyo, bắt đầu chương trình thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch nước đến Tokyo, bắt đầu chương trình thăm chính thức Nhật Bản

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Nhật Bản diễn ra đúng thời khắc đặc biệt trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị tham vấn quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tham vấn quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 2 của Hội đồng với chủ đề tham vấn Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị về thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TPHCM

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về thực hiện thí điểm cơ chế đặc thù phát triển TPHCM

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng lên đường thăm chính thức Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11.
Mở rộng quy mô thương mại Việt Nam - Trung Quốc theo hướng bền vững, cân bằng hơn

Mở rộng quy mô thương mại Việt Nam - Trung Quốc theo hướng bền vững, cân bằng hơn

Chiều 25/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào và Đoàn đại biểu Bộ Thương mại Trung Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp

Thủ tướng nêu, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn khẳng định và hết sức ủng hộ, tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Gỡ vướng, thúc đẩy triển khai nhanh các công trình, dự án giao thông trọng điểm

Gỡ vướng, thúc đẩy triển khai nhanh các công trình, dự án giao thông trọng điểm

Sáng 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT chủ trì phiên họp thứ 8.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu 6 điểm lưu ý để triển khai hiệu quả quy hoạch TP. Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu 6 điểm lưu ý để triển khai hiệu quả quy hoạch TP. Đà Nẵng

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, TP. Đà Nẵng cần ưu tiên đầu tư dự án động lực, trọng điểm tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, có tính lan tỏa.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự công bố Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự công bố Quy hoạch TP. Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ công bố Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 8 với doanh nghiệp đầu tư công

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 8 với doanh nghiệp đầu tư công

Sáng 25/11, diễn ra phiên họp thứ 8 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động