Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói gì về Điện Biên Phủ? |
Chiến thắng Điện Biên Phủ là “cột mốc vàng” lịch sử, đánh dấu bước tiến thần kỳ của dân tộc Việt trong thời đại Hồ Chí Minh.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh hùng đã chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược có sức mạnh và tầm vóc về quân sự, kinh tế để giành lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.
Lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lễ diễu hành mừng chiến thắng tại Điện Biên Phủ giữa tiếng reo hò vang dậy của bộ đội, dân công và nhân dân các dân tộc Điện Biên. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với đỉnh cao là chiến thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ, đã được xem là "Chiến thắng của thời đại.” – “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra các đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, ,Đảng ta xác định đây là cuộc kháng chiến: “Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh”.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN |
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta và các nước trên bán đảo Đông Dương; bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945; mở ra giai đoạn cách mạng mới, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ở một câu hỏi khác, “Gia đình bạn có ai từng tham gia vào Chiến dịch Điện Biên Phủ không? Và vào ngày lễ đặc biệt này, bạn có làm điều gì đó đặc biệt hay không?” Nguyễn Hiếu bộc bạch: “Gia đình tôi không có ai tham gia trực tiếp vào chiến dịch. Nhưng ông bà tôi đều là những người chiến sĩ, qua lời kể của ông bà tôi cũng cảm nhận rõ được sự khốc liệt của những cuộc chiến tranh. Tôi luôn tự hào về ông, bà, về những người chiến sĩ sẵn sàng đánh đổi tất cả để bảo vệ từng tấc đất ngọn cỏ, cho sự bình yên của nước nhà. Vào ngày lễ đặc biệt này, tôi thường xem những tư liệu ghi lại về chiến dịch, bản thân tôi như được sống lại với chiến dịch. Và vào ngày kỷ niệm lịch sử này, tôi và ông nội thường đến dâng hoa và thắp hương cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đại tướng của nhân dân, bậc thầy về chiến lược và nghệ thuật quân sự…’’
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, cũng vì vậy, các lượng thông tin đại chúng đến với giới trẻ không thiếu, tích cực có và tiêu cực cũng có. Tuy nhiên, ở Hà Trang và Nguyễn Hiếu nói riêng và giới trẻ nói chung vẫn giữ được những hoài niệm, niềm tự hào mãnh liệt và có sự hiểu biết nhất định về lịch sử hào hùng của dân tộc.