Chiến sự Nga - Ukraine sáng 25/9: Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở 4 vùng ở Ukraine sáp nhập vào Nga tăng mạnh |
Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong khu vực LPR, DPR và Zaporozhye đã vượt quá 50%
Bà Elena Kravchenko, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) cho biết, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở LPR trong 3 ngày là 76,09%.
Theo bà Kravchenko, như vậy, cuộc trưng cầu dân ý trong khu vực có thể được coi là hợp lệ, khi tỷ lệ cử tri đi bầu đã vượt quá 50%.
Một người đàn ông cầm lá phiếu tại cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập vùng Kherson vào Nga |
Tình hình cũng tương tự ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Theo Chủ tịch Phòng Công cộng của chính quyền thân Nga tại DPR Alexander Kofman, cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập nước cộng hòa vào Nga có thể được thông qua vì hơn 50% đã bỏ phiếu.
Theo Ủy ban bầu cử của DPR, kết quả của hai ngày đầu tiên, tỷ lệ cử tri đi bầu ở nước cộng hòa vượt quá 55%.
“Theo tiêu chuẩn quốc tế, một cuộc trưng cầu được coi là hợp lệ nếu 50% cử tri đã bỏ phiếu. Trên thực tế, cuộc trưng cầu dân ý của chúng tôi đã có thể được công nhận là hợp lệ”, ông Kofman nói.
Trong khi đó, tại khu vực Zaporozhye, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong 3 ngày là hơn 51% .
“Theo dữ liệu tổng hợp từ các điểm bỏ phiếu, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong ba ngày bỏ phiếu là 51,55%, bao gồm việc bỏ phiếu ở nước ngoài”, bà Galina Katyushchenko, Chủ tịch Ủy ban bầu cử Zaporozhye cho biết.
Tổng số cử tri đi bỏ phiếu trong ba ngày bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ở vùng Kherson là 48,91%. Marina Zakharova, Chủ tịch Ủy ban bầu cử vùng Kherson, lưu ý rằng cuộc trưng cầu dân ý trong vùng sẽ được coi là hợp lệ nếu tỷ lệ cử tri đi bầu trên 50%.
DPR bắt giữ những kẻ phá hoại chuẩn bị bỏ các lá phiếu giả tại cuộc trưng cầu dân ý
Các cơ quan đặc biệt của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) đã bắt giữ những kẻ phá hoại đang chuẩn bị nhồi hàng loạt các lá phiếu giả tại cuộc trưng cầu dân ý.
“Trên lãnh thổ của DPR, các hoạt động của một nhóm phá hoại đã bị dừng lại, những người tham gia bị giam giữ. Trong quá trình khám xét, họ đã tìm thấy những lá phiếu tương tự như những lá phiếu được sử dụng trong cuộc trưng cầu dân ý”, các nhà chức trách DPR cho biết.
Cần lưu ý rằng mỗi lá phiếu đều có những câu trả lời phủ định cho câu hỏi về sự gia nhập của DPR vào Nga. Các tài liệu giả mạo được cho là được sử dụng để gây ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu.
Thủ tướng Đức tin rằng gửi xe tăng đến Ukraine là nguy hiểm
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với New York Times, Đức không muốn gửi xe tăng đến Ukraine vì đây có thể là một bước nguy hiểm trong diễn biến của cuộc xung đột.
“Đây là một cuộc chiến rất nguy hiểm”, ông nói Scholz, trả lời câu hỏi tại sao Đức không gửi xe tăng đến Ukraine.
Ông Scholz giải thích: “Chúng tôi ủng hộ Ukraine. Chúng tôi làm điều đó theo cách không dẫn đến leo thang căng thẳng giữa NATO và Nga, bởi vì đó sẽ là một thảm họa”.
Các nước NATO chưa bao giờ công khai sự tồn tại của các hạn chế đối với các loại vũ khí cung cấp cho Ukraine. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây lưu ý rằng, viện trợ được gửi tới Kiev chưa bao giờ bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực của các nước trong liên minh, máy bay và trực thăng phương Tây, cũng như các loại vũ khí có tầm bắn hơn 100 km, bao gồm tên lửa và máy bay không người lái với các loại vũ khí có cùng đặc điểm.
Trong những tuần gần đây, Đức đã bị Ukraine và đại diện của một số nước NATO chỉ trích đặc biệt gay gắt vì không gửi cho Kiev những xe tăng và xe chiến đấu bộ binh cần thiết.
Financial Times: Phương Tây có thể đáp trả bằng vũ khí thông thường đối với việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân
Tờ Financial Times đưa tin hôm Chủ nhật (25/9), dẫn lời 5 quan chức phương Tây giấu tên cho biết, các nước phương Tây đang phát triển kế hoạch trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, và phản ứng của họ có thể là sử dụng vũ khí thông thường thay vì hạt nhân.
Hai nguồn tin tiết lộ rằng, một cuộc tấn công hạt nhân vào Ukraine không có khả năng gây ra phản ứng phản chiếu từ phương Tây, nhưng đảm bảo rằng nó sẽ dẫn đến các bước trả đũa bằng cách sử dụng vũ khí thông thường để trừng phạt Nga.
Theo một trong những nguồn tin của Financial Times, phương Tây “có rất nhiều lằn ranh đỏ” trong vấn đề này, và họ có thể không vượt qua được điều đó. Financial Times không cung cấp thêm thông tin chi tiết về lằn ranh đỏ của các nước phương Tây.
Ba trong số năm nguồn tin của Financial Times cũng cho biết, các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã truyền đạt một cách riêng tư lập trường của họ tới Moscow, mô tả phạm vi phản ứng trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ cũng nhận thấy rằng họ coi mối đe dọa trả đũa là biện pháp ngăn chặn tốt nhất đối với kịch bản này.
Người đối thoại giấu tên của Mỹ được trích dẫn trong bài báo cho biết: “Chúng tôi đã gửi một thông điệp tương tự trong riêng tư, đặc biệt là chi tiết về tác động mà điều này sẽ gây ra đối với vị thế của Nga”.
Mail on Sunday: London nên tập trung vào việc đạt được hòa bình ở Ukraine thay vì cung cấp vũ khí
Mail on Sunday cho hay, các nhà chức trách Anh nên tập trung nỗ lực vào việc đạt được hòa bình ở Ukraine thay vì tăng cường cung cấp vũ khí.
Theo đó, việc kéo dài xung đột Ukraine có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khó lường cho toàn châu Âu, vì nó làm tăng khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Nga và phương Tây.
Tờ báo lưu ý rằng lập trường cứng rắn của Vương quốc Anh đối với Nga về tình hình ở Ukraine là đáng ngạc nhiên, vì Vương quốc Anh không có lợi ích kinh tế và thương mại đáng kể ở Ukraine, và quan hệ văn hóa - chính trị giữa London và Kiev không thể được coi là bền chặt.
Mail on Sunday cũng đặt ra câu hỏi về tính khả thi tài chính của việc cung cấp vũ khí cho chính quyền Kiev trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở chính nước Anh. Hơn nữa, ấn phẩm cho rằng quyết định của chính phủ Anh cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời không quan tâm đầy đủ đến Lực lượng Vũ trang Hoàng gia là phi lý.
Tư lệnh Hải quân Đức tin rằng Hải quân Nga sẽ trở nên mạnh hơn rất nhiều sau cuộc xung đột ở Ukraine
Tư lệnh Hải quân Đức, Chuẩn Đô đốc Jan Christian Kaack cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Welt am Sonntag, Kkả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân Nga sẽ tăng lên sau khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc.
Ông Kaack nói: “Khi tôi nhìn vào học thuyết hải quân mới của Nga, loại quân này được ưu tiên cao hơn trước. Tôi cho rằng Hải quân Nga sẽ mạnh hơn đáng kể trong cuộc chiến ở Ukraine. Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến sự hình thành liên tục của các đơn vị mới hiện đại được trang bị các thiết bị hiệu suất cao”.
“Chúng tôi lưu ý rằng các đơn vị của Nga sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh hoặc hệ thống tên lửa tác chiến-chiến thuật Iskander. Đây là những gì chúng tôi phải thích ứng”, Tổng tư lệnh Hải quân Đức tuyên bố.
Ông Kaack thừa nhận rằng, ông rất nghiêm túc về việc Hải quân Nga sẽ sớm có tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon mới nhất.
“Có rất nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng dưới đáy biển Baltic và Đại Tây Dương, chẳng hạn như đường ống hoặc cáp ngầm cho công nghệ thông tin. Điều này có thể gây ra sự cố mất điện nhanh chóng ở các quốc gia như Estonia và có những mối đe dọa đối với thông tin liên lạc toàn cầu”, ông Kaack nhấn mạnh.