Chiến sự Nga-Ukraine: Kiev gia nhập NATO là không thực tế Chiến sự Nga-Ukraine tối 13/2: Nga quây chặt lính Ukraine ở Kursk Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/2: Nga bao vây 11.000 lính Ukraine |
"Những đảm bảo an ninh với Ukraine là gì? NATO, vũ khí, tên lửa, vũ khí hạt nhân... Hoặc chúng ta sẽ xây dựng lực lượng NATO tại Ukraine. Sau đó là vũ khí và đội quân từ châu Âu và Mỹ. Đội quân không chỉ là 5.000-7.000 người, Kiev cần 100.000 người", kênh truyền hình My-Ukraina (Chúng tôi là Ukraine) dẫn lời ông Zelensky nói.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh, việc đạt được lệnh ngừng bắn là điều bất khả thi nếu không có những đảm bảo an ninh cụ thể. Những đảm bảo này có thể bao gồm việc Ukraine gia nhập NATO, chuyển giao vũ khí, răn đe hạt nhân hoặc một gói răn đe dưới hình thức khác.
Một số diễn biến khác liên quan:
Giải quyết xung đột Ukraine là ưu tiên của châu Âu
Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Nga và Ukraine nói trong cuộc phỏng vấn với Fox Business rằng, một giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột ở Ukraine phải là ưu tiên hàng đầu của châu Âu.
![]() |
Chiến sự Nga-Ukraine ngày qua tiếp tục nóng: Ảnh: RIA |
“Chúng tôi hiểu việc giải quyết xung đột ở Ukraine sẽ phụ thuộc phần lớn vào châu Âu”, ông Kellogg nói.
Theo ông Kellogg, Washington đang mong chờ vào sự hỗ trợ về kinh tế, ngoại giao và quân sự từ châu Âu. Ông cũng hy vọng một số thỏa thuận tốt sẽ đạt được tại Hội nghị An ninh Munich.
Trước đó, Tổng thống Trump cho biết, đại diện cấp cao của Mỹ và Nga sẽ gặp nhau bên lề Hội nghị An ninh Munich vào ngày 14/2 (giờ địa phương) để thảo luận về giải pháp cho cuộc xung đột Ukraine. Ông cũng xác nhận Ukraine được mời tham dự cuộc họp này.
Hội nghị An ninh Munich năm nay diễn ra từ ngày 14-16/2 tại Đức, với sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ sẽ là Phó Tổng thống J.D. Vance, người dự kiến sẽ gặp Tổng thống Zelensky. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố hội nghị là cơ hội để Washington định hình con đường phía trước trong vấn đề Ukraine.
Ukraine không chấp nhận đứng ngoài đàm phán
Phát biểu trong chuyến thăm nhà máy điện nguyên tử Khmelnitsky, Tổng thống Zelensky tuyên bố, nước này sẽ không chấp nhận bất kỳ cuộc đàm phán song phương Nga-Mỹ nào nếu không có Ukraine tham dự.
Ông Zelensky nêu rõ, sẽ không có thỏa thuận nào nếu Ukraine bị đứng ngoài cửa phòng đàm phán.
Ngoài ra, ông nhấn mạnh Ukraine nên là vấn đề ưu tiên đối với Tổng thống Mỹ. Đồng thời, ông Zelensky cũng khẳng định vẫn hướng tới một cuộc gặp Ukraine-Mỹ trong tương lai.
Tổng thống Trump “dội gáo nước lạnh” vào Ukraine
Tổng thống Trump cho biết, Ukraine không thể gia nhập NATO vì Nga sẽ không cho phép điều đó xảy ra.
"Tôi không thấy bất kỳ khả năng nào mà một quốc gia ở vị trí của Nga có thể cho phép Ukraine gia nhập NATO. Tôi nghĩ điều đó không thể xảy ra", RIA dẫn lời Tổng thống Trump nói.
![]() |
Quân đội Nga. Ảnh: RIA |
"Cá nhân tôi không nghĩ rằng việc này là thực tế. Nga đã tuyên bố như vậy trong một thời gian dài, rằng Ukraine không thể gia nhập NATO, và tôi đồng ý với điều đó", ông Trump nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông cũng đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth về triển vọng Ukraine gia nhập NATO.
Trước đó, trong cuộc họp của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine, Bộ trưởng Hegseth đã loại trừ khả năng Kiev gia nhập NATO như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, đồng thời bác bỏ ý tưởng triển khai quân đội Mỹ tới Ukraine.
"Mỹ không tin rằng tư cách thành viên NATO của Ukraine là kết quả thực tế của một giải pháp đàm phán", ông Hegseth cho biết.
Điện Kremlin: Nga-Mỹ nhất trí tiếp tục liên lạc
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov mới đây đã hé lộ cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra hôm 13/2.
Ông Peskov cho biết, cuộc trò chuyện giữa 2 nhà lãnh đạo là "rất quan trọng" trong bối cảnh không có liên lạc cấp cao với Mỹ trong những năm gần đây. Việc thiếu liên lạc đã cản trở việc tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột Nga-Ukraine.
“Các nhà lãnh đạo đã nhất trí tiếp tục liên lạc, sẽ tổ chức một cuộc gặp riêng và chỉ đạo các trợ lý bắt đầu những công việc cần thiết”, ông Peskov nhấn mạnh.
RIA bình luận về cuộc điện đàm rằng, cuộc trò chuyện giữa 2 nhà lãnh đạo mang tính xây dựng, thực chất và khá thẳng thắn. Nga đã bắt đầu thành lập nhóm đàm phán với Mỹ. Nga coi Mỹ là đối tác chính trong việc giải quyết tình hình Ukraine, đồng thời tán thành lập trường của chính quyền mới của Mỹ, cam kết làm mọi cách để chấm dứt xung đột ở Ukraine. Nga kêu gọi "không vội vàng" xác định giải pháp cho Ukraine và chờ kết quả đầu tiên từ công việc của Nga và Mỹ.
Trong khi đó, Interfax nhấn mạnh bình luận của ông Peskov, cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí xây dựng và thiện chí, thể hiện rõ ý chí chính trị của hai nhà lãnh đạo. Đây là một kết quả quan trọng, mở đường cho các cuộc thảo luận tiếp theo ở cả cấp độ công tác và cấp cao.