Chiến sự Nga-Ukraine ngày 27/3: Bakhmut chưa thất thủ, Avdiivka đã nguy cấp, binh bại như núi đổ Chiến sự Nga-Ukraine 28/3: Giao tranh tăng nhiệt ở Bakhmut, Su-35S giúp Nga chiếm ưu thế |
Cụ thể, sau khi chiếm được nhà máy luyện kim AZOM, lực lượng Nga đang đẩy mạnh tiến công vào khu vực nội đô với những trận chiến ác liệt để giành khu vực vốn từng là khu định cư của thị trấn. Lực lượng phòng thủ Ukraine đang bị đẩy co cụm sang phần phía Tây thị trấn. Nếu không có những diễn biến bất ngờ, địa điểm chiến lược này có thể đổi chủ trong những ngày tới.
Trong khi đó, với việc kéo căng lực lượng phòng thủ Ukraine trên khắp miền Đông, Quân đội Nga tiếp tục giành lợi thế trên nhiều mặt trận khác. Ở mặt trận Bilohorivka, trong 5 ngày qua, Quân đội Ukraine đã nỗ lực phản công và giữ vững vị trí phòng thủ hiện có. Tại mặt trận Ugledar, phía Nga đã có nhiều bước tiến dù rất chậm khi chiếm được khu vực nông trang Nikolskie Dacha.
Chiến sự tại Bakhmut cơ bản đã tới hồi kết. Ukraine còn rất ít cơ hội để nắm giữ thị trấn chiến lược này |
Còn tại hướng Kherson, đánh giá lực lượng và hoạt động của Ukraine đã tập trung tới 12.000 quân tại khu vực này. Đồng thời, các tuyến đường sắt còn nguyên vẹn giúp có thể nhanh chóng chuyển lượng dự trữ tương đương với một quân đoàn đầy đủ. Trong suốt mùa đông, phía Ukraine đã điều chuyển số lượng thuyền, vận chuyển thiết bị hạng nặng vào ban đêm, nhận cầu phao và và thiết bị công binh vượt sông từ phía tây, cũng như thuyền sông vận chuyển bằng đường bộ. Người nhái chiến đấu được huấn luyện gần Nikolaev và ở Ochakovo.
Ukraine đã tiến hành trinh sát trong chiến đấu và phát hiện ra các vị trí hỏa lực của quân Nga bằng các radar phản pháo. Đã kích hoạt RER. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, bao gồm FPV không dừng lại.
Ở hậu phương mặt trận, Ukraine đang khôi phục các ngã tư, rà phá bãi mìn. Bao gồm cả những khu vực không cần điều này vào lúc này. Có thể dành cho các đơn vị chưa đến. Gần đây, đã có sự gia tăng máy bay không người lái thực hiện trinh sát và biệt kích thâm nhập vào khu vực do Nga kiểm soát.
Dựa trên dữ liệu mở hiện có, rất có thể Ukraine sẽ tấn công Dnieper ồ ạt. Câu hỏi vẫn còn - nó sẽ là đòn chính hay đòn đánh lạc hướng.
Liên quan tới kế hoạch viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine, mặc dù Kiev đánh tiếng muốn nhận F-16 nhưng sức mạnh không quân nước này nhiều khả năng sẽ được nâng cao bởi tiêm kích Mirage 2000.
Pháp muốn mua lại toàn bộ phi đội 40 máy bay chiến đấu Mirage 2000-9 do nước này bán cho Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để tiếp tục chuyển giao cho Ukraine. Hiện tại, truyền thông Pháp cho biết rằng Paris và Abu Dhabi đang tích cực đàm phán về vấn đề này. Các điều kiện mà UAE đề xuất để bán lại các tiêm kích Mirage 2000 vẫn chưa được công bố.
Tuy nhiên nếu UAE đồng ý với đề xuất của Pháp thì nhiều khả năng các chiến đấu cơ nói trên có thể quay trở lại Paris vào mùa thu, nhưng trước nửa cuối năm 2024, chúng khó có thể nhập thành phần tác chiến của Ukraine.
“Sau một quá trình đàm phán kéo dài đã đè nặng lên các nhà môi giới vũ khí làm việc cho Kiev trong vài tuần, Ukraine hy vọng sẽ nhận được khoảng 40 máy bay chiến đấu Mirage 2000”, tờ báo Intelligence Online phiên bản tiếng Pháp đăng tải.
Các chuyên gia lưu ý rằng máy bay chiến đấu Mirage 2000, mặc dù đã lỗi thời, nhưng vẫn gây ra mối đe dọa nghiêm trọng do chúng có thể sử dụng tên lửa chiến thuật SCALP và Storm Shadow, chưa kể những vũ khí tiêu chuẩn NATO khác.
Ngoài ra không có khả năng Pháp sẽ ngay lập tức chuyển tất cả các máy bay chiến đấu sang Ukraine, vì Lực lượng vũ trang Ukraine đơn giản là không có nơi cất giữ chúng, và nếu không có nơi trú ẩn đặc biệt, chúng sẽ dễ dàng trở thành mục tiêu của tên lửa Nga như Kalibr, Iskander và Kinzhal.
Nhưng viễn cảnh trên rõ ràng khiến Nga cảm thấy lo sợ, bởi khi đó Không quân Ukraine sẽ có thay đổi về cả chất lẫn lượng, điều này còn mở màn cho các nước NATO khác giao máy bay cho Kiev, tương tự trường hợp xe tăng chủ lực.
Liên quan tới sự kiện Nga tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân tại Belarus, ông David Arakhamia, thành viên Ủy ban An ninh, Quốc phòng và Tình báo Quốc gia thuộc Quốc hội Ukraine cho biết trên Sky News, chính quyền Kiev có thể phải đối mặt với vấn đề mở mặt trận thứ hai với Belarus trong trường hợp Nga triển khai vũ khí hạt nhân ở đó.
Theo ông, nếu Nga thực sự coi trọng điều này, Ukraine sẽ phải đối mặt với thách thức thực sự là mở mặt trận thứ hai ở hướng bắc đất nước. Như vậy, Ukraine sẽ tiếp tục phải căng mình trên một mặt trận tiềm năng với Belarus, với bình diện chiến trường tiềm năng khoảng hơn một nghìn km.
Kiev và Minsk có đường biên giới chung dài 1.085 km, điểm gần nhất từ biên giới phía nam của Belarus cách thủ đô của Ukraine vẻn vẹn chưa đầy 100 km, nằm trong tầm bắn của nhiều loại tên lửa/pháo phản lực của Nga.
Các tuyến đường giao thông trên bộ rất thuận lợi cho các mũi tấn công trên bộ, khoảng cách quá gần cũng phù hợp với việc triển khai các chiến dịch đổ bộ đường không bằng máy bay vận tải hoặc trực thăng.
Triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus là cơ sở vững chắc để Nga mở mặt trận mới tại Ukraine |
Theo ông David Arakhamia, Ukraine coi tuyên bố của Nga về việc triển khai vũ khí hạt nhân là mối đe dọa nghiêm trọng và mặc dù không tin lắm vào việc chiến tranh hạt nhân sẽ thực sự xảy ra, nhưng cả thế giới vẫn phải sẵn sàng đối phó với tình hình này.
Ngoài ra, vị nghị sĩ Ukraine một lần nữa kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu cho Lực lượng Vũ trang Ukraine và nhấn mạnh, Kiev tin tưởng vào tàu chiến và máy bay chiến đấu liên minh sẽ cho phép nước này đối chọi được với sức mạnh quân sự khổng lồ của Nga.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố rằng, Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Mặc dù ông không nêu rõ loại vũ khí nào sẽ được triển khai ở lãnh thổ đồng minh nhưng giới truyền thông Nga đã gợi ý rằng, “Belarus đã được cung cấp các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander”.
Theo nhà lãnh đạo Nga, hai nước sẽ bắt đầu huấn luyện các ê-kíp chiến đấu từ ngày 3/4. Đến ngày 1/7, một cơ sở cất trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ hoàn thành việc xây dựng.
Hiện nay, Nga cũng đang tập trung một lượng lớn quân nhân và vũ khí, trang bị hạng nặng trên lãnh thổ Belarus, theo thỏa thuận xây dựng “Lực lượng Quân sự Chung Nga-Belarus” được hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Alexander Lukashenko thống nhất thành lập vào tháng 10 năm ngoái.
Theo giới chuyên gia quân sự, quân số Nga đồn trú ở quốc gia đồng minh vào khoảng từ 11 tới 15.000 quân với hàng trăm xe tăng và hàng chục máy bay chiến đấu. Trong khi Belarus đóng góp cho "Lực lượng Quân sự chung" vào khoảng 7.000 binh sĩ.
Moscow và Minsk đã xây dựng một “Học thuyết quân sự của Nhà nước Liên minh Nga và Belarus”, hình thành không gian phòng thủ chung và đảm bảo an ninh của Nhà nước Liên minh, với nền tảng là “Lực lượng quân sự chung Nga-Belarus” và “Hệ thống phòng không thống nhất”.
Sau khi Nga tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ đồng minh, giới chức Kiev càng lo ngại rằng, Nga sẽ mở mặt trận mới bằng cách mở một cuộc tấn công từ Belarus xuống thủ đô Kiev của Ukraine.
Với sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander triển khai trên lãnh thổ Belarus có tầm phóng từ 500-750 km, thủ đô Kiev của Ukraine sẽ bị uy hiếp nghiêm trọng.
Dự báo này càng có cơ sở khi Nga đang tiến rất chậm trên chiến trường Donbass, chưa hoàn toàn bao vây được thành phố chiến lược Bakhmut; các mũi tấn công khác ở Lyman (gồm Lyman và Kupiansk), Avdiivka, Marinka và Shakhtarsk cũng đang ở thế giằng co.