Chiến sự Nga-Ukraine: Ukraine đang cạn kiệt đạn dược? Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11: Mùa đông Ukraine, giao tranh dữ dội ở Donetsk |
Trong khi đó, lực lượng chốt giữ tại Kharkov được chuyển sang tỉnh Donetsk. Động thái chuyển quân nói trên được cho là tái cơ cấu lực lượng khi các tuyến phòng thủ của Nga tại khu vực đã hoàn thiện và khả năng đột phá của Ukraine tại hướng Kherson là không khả thi.
Ukraine chưa tìm được phương án ngăn chặn các đà tiến của Quân đội Nga và đồng minh tại Donetsk. Ảnh: Lenta |
Tình hình chiến trường Donetsk chưa có nhiều chuyển biến lớn khi Quân đội Nga và đồng minh đang tiến rất chậm với sự chi viện mạnh mẽ của hỏa lực mặt đất và không quân. Tại hướng Lugansk, mọi động thái phản công của Ukraine đều nhanh chóng bị phát hiện và đáp trả mạnh mẽ bằng không quân chiến thuật Nga.
Đáng chú ý, trong ngày 25/11, TP. Kherson tiếp tục hứng chịu các đợt pháo kích mãnh liệt từ phía bờ Đông.
Giới chức Ukraine cho biết ít nhất 10 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công diễn ra một ngày trước đó. Thống đốc vùng Kherson do Ukraine kiểm soát, Yaroslav Yanushevych, cho biết trên kênh Telegram, khu vực này đã bị pháo kích “54 lần” vào ngày 24/11.
Trong khi tình tình chiến sự vẫn chưa có hồi kết, Ukraine đang thiếu vũ khí, Mỹ đã đề nghị Hy Lạp chuyển các hệ thống phòng không S-300 và Tor-M1 tới Ukraine để đổi lấy các hệ thống tương tự của NATO. Hãng thông tấn TASS của Nga đăng tải, Hy Lạp chấp nhận đề xuất của Mỹ và các cuộc thảo luận liên quan sẽ bắt đầu trong tương lai gần. Nhiều khả năng trong đầu năm 2023, Ukraine sẽ nhận các tổ hợp phòng không S-300PMU-1 và Tor-M1 từ Hy Lạp.
Tình hình chiến sự tại Kherson đã tương đối yên tĩnh sau đợt rút quân sang bờ Tây của phía Nga |
Ngoài ra, từ thực tế sử dụng trên chiến trường, giới chức NATO đang lo ngại về chất lượng các loại vũ khí được chuyển giao cho Ukraine. Theo đánh giá của chuyên gia NATO, khoảng 1/3 các đơn vị lựu pháo chuẩn NATO được chuyển giao đang trong tình trạng không thể sử dụng được. Phía Ukraine đang phải vận chuyển chúng sang trung tâm sửa chữa tại Ba Lan.
Việc phải đưa các đơn vị vũ khí sang Ba Lan sửa chữa đã khiến giới chức quân sự Ukraine không hài lòng và NATO đang tìm phương án thay thế hợp lý hơn.
Sau vụ “bắn nhầm” tại Ba Lan, Đức và Ba Lan thông báo sẽ triển khai các tổ hợp tên lửa Patriot đến quốc gia Đông Âu này. Quan chức quốc phòng Ba Lan, Đại tá Michal Marciniak cho biết, tổ hợp Patriot đầu tiên của Đức đã tới Ba Lan. Tuy nhiên, sẽ cần nhiều năm để huấn luyện các kíp chiến đấu để vũ khí phòng không chuyển giao đáp ứng yêu cầu chiến đấu.
Ba Lan tăng cường triển khai các tổ hợp vũ khí phòng không sau vụ tên lửa bay lạc xuống ngôi làng Przewodow ở miền đông Ba Lan khiến 2 người thiệt mạng ngày 15//11. Dù vụ việc được xác nhận không phải là một cuộc tấn công của Nga vào một nước NATO, mà có thể là tên lửa phòng không của Ukraine bay lạc, nhưng cho thấy mối nguy về việc xung đột tại Ukraine có thể lan rộng ra khu vực và khiến Ba Lan và đồng minh phải có phương án đề phòng sự cố này tái diễn.
Ukraine đang có mùa đông khó khăn khi hệ thống điện và năng lượng bị phá hủy trong các đợt tập kích đường không của Nga |
Tuy nhiên, việc triển khai các tổ hợp phòng không áp sát biên giới Ukraine có thể ẩn chứa nhiều rủi ro, Tờ The New York Times nhận định: “Điều gì sẽ xảy ra nếu radar của chúng taphát hiện tên lửa đang bay đến và cần được ngăn chặn trong lãnh thổ Ukraine?”.
Về tình hình khôi phục hệ thống năng lượng và điện tại Ukraine, Tập đoàn Ukrenergo thông tin, tối 25/11 mới có 70% người tiêu dùng có điện. Ở Kiev, một nửa cư dân có điện và hệ thống sưởi chỉ hoạt động ở mức 30%. Nguồn cung cấp nước trong thành phố đã được khôi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, hệ thống viễn thông trong thành phố vẫn chưa được khôi phục.
Trong khi đó, nguồn điện đã được khôi phục ở hầu hết các quận của TP. Odessa, nhưng hệ thống vận tải công cộng của thành phố buộc phải tạm dừng. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Kryvyi Rih, Dnipropetrovsk, Nikolaev, Kharkov… Tại một số khu vực do hệ thống truyền tải điện không thể khắc phục đã dẫn tới tình trạng mất điện quy mô lớn, như tại Lviv, hơn 70% người dân vẫn chịu cảnh mất điện hoặc tại một số khu vực như: Rivne, Chernivtsi, Ivano-Frankivsk, Khmelnitsky, Ternopil và Volyn.
Mỹ và châu Âu đang tăng cường viện trợ máy phát điện cỡ nhỏ, chăn giữ ấm tới Ukraine. Tuy nhiên, việc đảm bảo sinh hoạt cho hàng triệu dân Ukraine trong mùa đông đang bắt đầu sẽ là vấn đề rất khó khăn.