Đánh giá về khả năng Ukraine được gia nhập NATO và những cam kết của khối quân sự này với Kiev, Chuyên gia Igor Istomin, phó giáo sư Khoa Phân tích ứng dụng Các vấn đề quốc tế, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện nghiên cứu Các vấn đề quốc tế Nga, chuyên gia Câu lạc bộ Vadai đánh giá, nhiều luồng thông tin vận động hành lang đang có quan điểm kiềm chế Kiev về khả năng nước này liệu có thể gia nhập NATO.
Tổng thống Mỹ có chuyến viếng thăm một loạt các quốc gia châu Âu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO |
Theo đó, Mỹ và phương Tây đang có 2 lựa chọn tiếp cận đối với vấn đề Ukraine. Đầu tiên là Kiev có thể đươc cấp quy chế tương tự như Israel với các hỗ trợ toàn diện, nhưng không được cấp quy chế thành viên. Lựa chọn còn lại chính là việc Ukraine có thể được “tạo điều kiện” sớm nhận lời mời gia nhập NATO.
Ông Igor Istomin, 2 lựa chọn này không loại trừ lẫn nhau. Phương án đầu tiên có thể được NATO lựa chọn nếu xung đột tại quốc gia này có tính chất tạm thời và khả năng Kiev được xem xét quy chế thành viên sẽ được xem xét trong tương lai. “Vấn đề Ukraine” thực tế đã được nhiều quốc gia NATO đưa vào chương trình nghị sự và nó sẽ không dừng lại.
“Quá trình thương thuyết đang được thực hiện. Nhiều quốc gia nghĩ rằng họ cần làm nhiều điều hơn nữa đối với Ukraine để loại bỏ các kịch bản còn để ngỏ về số phận của Kiev trong hội nghị sắp diễn ra. Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic đang hướng tới các mục tiêu cụ thể là tiếp tục viện trợ quân sự và lời hứa cung cấp lời mời gia nhập NATO cho Ukraine”, chuyên gia Igor Istomin nói.
Ukraine sẽ không được kết nạp tại Vilnius
Tại hội nghị NATO sắp diễn ra, rất khó có khả năng khởi động qua trình cung cấp tư cách thành viên cho Ukraine. Về vấn đề này, hôm 9/7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, hành động như vậy là quá sớm đối với Kiev.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, ưu tiên trên hết ở thời điểm hiện tại là chấm dứt cuộc xung đột với Nga để tránh phải áp dụng Điều 5 theo Hiến chương của NATO với yêu cầu tự vệ tập thể khi 1 thành viên của liên minh bị tấn công.
“Tôi không nghĩ rằng có sự đồng thuận trong NATO về việc có chấp nhận để Ukraine gia nhập tổ chức hay không? Nhất là vào thời điểm Ukraine đang trong cuộc xung đột với Nga”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
NATO chia rẽ về khả năng cho phép Ukraine gia nhập
Hiện tại, các quốc gia NATO vẫn chưa thể xác định các tiêu chí cụ thể để trao tư cách thành viên cho Ukraine, khi nước này vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Theo tạp chí Euractiv, hiện đang có 3 luống ý kiến trong NATO liên quan tới vấn đề này. Nhóm các quốc gia Đông Âu, gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Romania và Bulgaria ủng hộ việc tiết giảm các quy chế xét duyệt và quy chế Kế hoạch Hành động Thành viên (MAP) để Ukraine gia nhập khối. Nếu không có quá trình xét duyệt này, Thụy Điển và Phần Lan đã được gia nhập NATO từ rất sớm.
Trước thềm hội nghị của NATO, Ngoại trường Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, các quốc gia thuộc khối quân sự này đã đạt được sự đồng thuận về loại bỏ MAP trong việc xét duyệt quy chế thành viên của Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO, Jens Stoltenberg chưa xác nhận thông tin này. Theo lời ông này, chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra và hy vọng NATO sẽ sớm có “quyết định mạnh mẽ” về vấn đề này.
Nhóm tiếp theo là Mỹ và Đức ủng hộ thiết lập một bộ tiêu chuẩn chặt chẽ hơn nữa để xét duyệt quy chế thành viên NATO. Ngoài việc chấm dứt xung đột, Washington và Berlin cần Kiev phải khôi phục quyền kiểm soát với toàn bộ lãnh thổ trước năm 2014.
Nhóm cuối cùng là các quốc gia theo hướng trung gian, không bày tỏ quan điểm về vấn đề Ukraine.
Tổng thống Ukraine đã nhận được lời mời tham gia Hội nghị NATO |
NATO sẽ có chương trình phòng thủ mới
Tại Vilnius, NATO sẽ thông qua kế hoạch phòng thủ chung mới của khối. Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, chương trình này cho phép khối đẩy lùi 2 mối đe dọa chính, gồm: Nga và khủng bố. Kế hoạch mới sẽ bao gồm ba phần, mỗi phần dành cho khu vực riêng: Bắc Đại Tây Dương, Trung Âu, Địa Trung Hải và Biển Đen.
Tổng thư ký NATO cho biết: “Những kế hoạch này sẽ được hỗ trợ bởi 300.000 binh sĩ trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, bao gồm cả lực lượng không quân và hải quân quan trọng”.
Ngoài ra, trong hội nghị, các thành viên NATO có kế hoạch thông qua kế hoạch hành động nhằm tăng cường sản xuất quốc phòng và khắc phục nghĩa vụ của các nước thành viên NATO phải chi ít nhất 2% GDP cho nhu cầu quốc phòng.
Theo lời ông Jens Stoltenberg, hiện chỉ có 7 trên tổng số 31 quốc gia NATO chi trên 2% GDP cho quốc phòng. Việc thực hiện một giải pháp như vậy có thể gây khó khăn cho nhiều nước, kể cả đối với Canada, quốc gia có chi tiêu quốc phòng là 1,29% GDP. Một ngoại lệ cũng có thể được thực hiện đối với Luxembourg, quốc gia chỉ chi 0,62% GDP vào năm 2022 cho quốc phòng.