Thứ sáu 25/04/2025 06:28

Chiến sự Nga - Ukraine 26/1: Mỹ và Đức ra quyết định quan trọng, Ukraine thừa nhận rút khỏi Soledar

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine: Mỹ và Đức ra quyết định quan trọng; Ukraine thừa nhận rút khỏi Soledar.

Thông tin chiến sự

Nga tuyên bố các binh sĩ nước này đang tiến vào ngoại ô Bakhmut. Ông Denis Pushilin, người được Nga bổ nhiệm làm tỉnh trưởng Donetsk - tuyên bố ngày 25/1: “Các đơn vị Nga, trong đó có lực lượng Wagner, đang tiến vào thành phố. Đụng độ xảy ra ở ngoại ô và những khu vực do đối phương kiểm soát gần đây”. Việc kiểm soát được Bakhmut và Soledar sẽ giúp Nga chặn được đường tiếp tế của đối phương. Hiện Kiev chưa bình luận gì về thông tin quân Nga đang tiến vào Bakhmut.

Ukrainethừa nhận rút khỏi Soledar. Hôm 25/1, phát ngôn viên quân đội Ukraine Serhiy Cherevaty xác nhận với đài Suspilne rằng các lực lượng Ukraine đã rút khỏi Soledar, sau gần hai tuần phía Nga tuyên bố giành quyền kiểm soát thành phố nằm ở vùng Donetsk. Theo ông Cherevaty, quyết định được đưa ra nhằm “bảo vệ tính mạng quân nhân”. Song ông Cherevaty khẳng định không có binh sĩ Ukraine nào bị bắt, bởi các lực lượng Ukraine đã bố trí để tránh bị bao vây. Thị trấn Soledar có dân số khoảng 10.500 người trước xung đột. Vùng ly khai “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” (DPR) tự xưng xem Soledar là một phần lãnh thổ của mình. DPR đã trở thành một phần của Nga sau khi tổ chức trưng cầu dân ý vào tháng 9.

Theo đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, các đơn vị thuộc Lữ đoàn cơ giới số 14 và 92 của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bị tấn công theo hướng Kupyansk trong các khu định cư Masyutovka, Kupyansk, Gryanikovka của vùng Kharkov và Novoselovskoe LPR. Ngoài ra, tại các khu định cư Olshana, Berestovoe, vùng Kharkov và Novoselovskoye LPR, hành động của 7 nhóm phá hoại và trinh sát của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bị trấn áp. Vào ban ngày, hơn 90 quân nhân Ukraine, 3 xe bọc thép, 1 ô tô và 2 pháo tự hành Panzerhaubitze-2000 do Đức sản xuất đã bị tiêu diệt theo hướng này.

Một số diễn biến liên quan

Nga phản ứng về quyết định gửi xe tăng của Đức. Trước việc Đức chấp nhận cung cấp xe tăng Leopard 2 cho Ukraine, Nga tỏ ra giận dữ và cho rằng Berlin đã từ bỏ “trách nhiệm lịch sử với Nga”, bắt nguồn từ tội ác của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Washington khẳng định việc Mỹ gửi xe tăng cho Ukraine là “một hành động khiêu khích trắng trợn”.

Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ gửi 31 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cho Ukraine, sau khi Đức thông báo bắt đầu quá trình chuyển giao xe tăng Leopard cho chính quyền Kiev. Ông Biden cho biết do quá trình hoạt động và bảo dưỡng loại xe tăng này phức tạp, nên Washington sẽ cung cấp “các linh kiện và thiết bị cần thiết để đảm bảo hiệu quả của xe tăng ở vùng chiến sự”. Cũng theo ông Biden, xe tăng Abrams chỉ là vũ khí “phòng vệ” nên không phải là mối đe dọa đối với Nga.

Mỹ tăng cường sản xuất vũ khí cho Ukraine. Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng cường sản xuất đạn pháo 155mm gấp 6 lần trong vòng 2 năm tới. Bộ Quốc phòng Mỹ được cho có kế hoạch thực hiện “nỗ lực hiện đại hóa tích cực” nhất trong gần 40 năm qua, giữa lúc Lầu Năm Góc muốn tăng cường sản xuất vũ khí cho Ukraine. Những nỗ lực này bao gồm việc mở rộng các nhà máy và sự tham gia của những nhà sản xuất mới để đạt mức tăng 500% sản xuất đạn pháo trong vòng 2 năm. Bộ Quốc phòng Mỹ dự định chi khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong vòng 15 năm tới để hiện đại hóa các cơ sở sản xuất vũ khí thuộc sở hữu của chính phủ, tăng cường khả năng tự động hóa và sản xuất đạn dược nhanh hơn.

Đức chính thức viện trợ xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Thủ tướng Olaf Scholz ngày 25/1 chính thức công bố việc viện trợ xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do Đức sản xuất cho Ukraine, động thái đánh dấu bước leo thang mới của xung đột Nga-Ukraine. Thủ tướng Scholz cho biết, quyết định gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine “phù hợp với chính sách của Đức là hỗ trợ cho Ukraine với tất cả năng lực của mình và nước Đức sẽ hành động với sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh”. Người phát ngôn chính phủ Đức, Steffen Seibert cho biết, mục tiêu ban đầu của chính phủ Đức là sẽ thành lập 2 tiểu đoàn xe tăng Leopard 2 cho Ukraine. Tiểu đoàn đầu tiên, gồm 14 xe tăng Leopard 2 A6, sẽ do quân đội Đức cung cấp từ kho dự trữ vũ khí của Đức, phần còn lại sẽ do các nước châu Âu khác hỗ trợ.

Thủ tướng Đức cam kết ngăn chặn chiến sự lan đến NATO. Thủ tướng Scholz khẳng định chính quyền Berlin luôn đi đầu trong việc ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Tuy nhiên, nước này cũng đảm bảo chiến sự sẽ không leo thang đến mức lôi NATO vào cuộc. Ông Scholz cho hay quan hệ Đức-Mỹ đang thắt chặt ở mức cao nhất chưa từng thấy trong một thời gian dài. Và cũng như đã đồng ý với Tổng thống Joe Biden, Đức sẽ đảm bảo không chuyển giao tiêm kích cho Ukraine.

Bình Nguyên (theo TASS, RIA)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/4: Ukraine thất thủ ở Kursk