Chiến lược phát triển giáo dục cần sự đổi mới, đột phá, tạo động lực chuyển đổi kinh tế

Phát triển nguồn nhân lực chính là sự gợi mở tư duy đột phá, đổi mới cho ngành giáo dục, tận dụng công nghệ cuộc cách mạng 4.0, tạo động lực chuyển đổi kinh tế.
Đẩy mạnh phát triển giáo dục và đào tạo vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung BASF và đối tác ra mắt trường học thứ 7 hỗ trợ phát triển giáo dục

Phát triển giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045

Ngày 19/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho ý kiến về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Báo cáo tóm tắt quá trình xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc cho biết: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng Chiến lược.

Thứ trưởng Bộ Giao dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc báo cáo tại Phiên họp
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc báo cáo tại Phiên họp

Cụ thể, Bộ đã tổ chức các Hội nghị, Hội thảo trực tiếp, trực tuyến tham vấn lấy ý kiến góp ý của các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, Uỷ viên Uỷ ban về giáo dục và phát triển nhân lực thuộc Hội đồng Quốc gia Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, các chuyên gia nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên các cơ sở giáo dục trên cả nước về dự thảo Chiến lược.

Tổ chức hơn 100 cuộc tọa đàm, xin ý kiến tham vấn của các chuyên gia thuộc tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: UNESCO, UNICEF, ngân hàng thế giới, hiệp hội vì giáo dục cho mọi người Việt Nam, VVOB, PLAN…

Theo dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2045" là phát triển con người Việt Nam toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng, có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, tài năng, cung cấp nguồn nhân lực chất ượng cao để thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.

Xây dựng hệ thống giáo dục mở, công bằng và bình đẳng, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á.

Các mục tiêu cụ thể được xác định cho từng bậc học. Trong đó, ở bậc mầm non, phấn đấu 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo vào năm 2030, số cơ sở giáo dục mầm non tư thục đạt 30%.

Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99%, trung học phổ thông đạt 95%.

Trong giáo dục đại học, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỉ lệ 260 sinh viên/vạn dân, số cơ sở giáo dục đại học tư thục đạt 35% với số sinh viên theo học đạt 25%.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho ý kiến về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Phiên họp cho ý kiến về dự thảo “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045”.

Tại phiên họp, các ủy viên Hội đồng đã phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong dự thảo Chiến lược, trên cơ sở kết quả đã đạt được, cùng những tồn tại, hạn chế và thách thức đang đặt ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; những quan điểm, mục tiêu mới của Đảng, Nhà nước về nguồn nhân lực đáp ứng kinh tế số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chip, bán dẫn, năng lượng mới,…

Cần mạnh dạn "đi trước, làm thử" về chính sách mới trong giáo dục

Góp ý tại phiên họp, GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, đề nghị cần xác định trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan (bộ, ngành, địa phương, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, gia đình, xã hội…) trong thực hiện Chiến lược; lựa chọn những khâu thay đổi, đột phá.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho rằng, khâu đột phá đầu tiên của Chiến lược là tạo môi trường đào tạo công bằng đối với người học lẫn cơ sở giáo dục; bổ sung các nội dung về giáo dục nghề nghiệp; tăng cường vai trò của gia đình…

Từ ý kiến của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu, Phó Thủ tướng cho rằng các địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế, xã hội cần mạnh dạn "đi trước, làm thử" những cơ chế, chính sách mới trong trong lĩnh vực giáo dục với mục tiêu cao hơn, lộ trình thực hiện sớm hơn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá-Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng Chiến lược phát triển giáo dục phải gắn kết với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo thành hệ thống giáo dục mở, liên thông.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi tại Phiên họp
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao đổi tại Phiên họp

Tại phiên họp, ghi nhận ý kiến của các đại biểu, đồng thời, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm rõ thêm một số nội dung được đại biểu đề cập, nêu ý kiến tại Phiên họp như hệ thống giáo dục mở, liên thông, phổ cập giáo dục, vấn đề đầu tư cho giáo dục…

Riêng về tỷ lệ phân luồng sau THCS, Bộ trưởng cho rằng, hiện chưa có căn cứ thuyết phục về tỷ lệ này.

Theo Bộ trưởng, căn cứ của phân luồng, hướng nghiệp là dựa trên nhu cầu tự nguyện của học sinh, còn nhà nước phải đảm bảo 100% chỗ học nếu các cháu có nhu cầu. Do đó, cần giải toả cho các địa phương về tỷ lệ phân luồng, hướng nghiệp để đảm bảo đầu tư đủ trường học cho 100% học sinh.

Trước ý kiến cho rằng cần cụ thể hơn nữa về tầm nhìn phát triển giáo dục đến 2045, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Càng tầm nhìn xa càng không cụ thể được. Cần thống nhất những gì đã là trường tồn, bất biến của giáo dục và việc trang bị kiến thức nền tảng, khả năng thích ứng, điều chỉnh của học sinh đến năm 2045 mới là quan trọng. Đó chính là “lấy bất biến để ứng vạn biến trong giáo dục”".

Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế

Tại phiên họp, Phó Thủ tướng đã nêu rõ: Phát triển nguồn nhân lực chính là sự gợi mở tư duy đột phá, đổi mới cho ngành giáo dục, tận dụng công nghệ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

"Mục tiêu cuối cùng là tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của một thế giới đang phát triển và hội nhập toàn cầu", Phó Thủ tướng trao đổi và cho rằng Chiến lược cần có điểm nhấn, nhiệm vụ trọng tâm, tư duy cốt lõi; kiên trì định hướng, quan điểm, mục tiêu, giải pháp đúng đắn nhưng cũng có sự thay đổi, đột phá.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên họp
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Phiên họp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược phải kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học,... Từ đó xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp mới, đột phá về chương trình, tiêu chuẩn, tiêu chí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực… đối với từng bậc học (phổ thông, học nghề, đại học, sau đại học).

Hoạt động giáo dục, đào tạo phải gắn kết giữa cung cấp kiến thức, kỹ năng và tư duy tự học, giữa thực học và thực nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới, cũng như quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế.

"Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, cần sử dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để hình thành hệ thống giáo dục mở, liên thông về chương trình, nội dung, tiêu chuẩn đánh giá, thi cử…

Việc triển khai Chiến lược phải huy động sự tham gia của cả hệ thống, trong đó có khối tư nhân để nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước tăng đầu tư, hiệu quả cho giáo dục. Trong đó cần tính đến cấu trúc của nền kinh tế, các ngành công nghiệp trong tương lai.

Để xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát lại, xác định rõ những mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được của giai đoạn trước, từ đó đưa ra những giải pháp đồng bộ, chọn lọc; đảm bảo phối hợp liên ngành dọc, ngang; xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương, vai trò quan lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nga Đỗ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Dự kiến vào ngày 4/5 tại Trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) sẽ diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thêm 6 ngành đào tạo của EPU được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Thêm 6 ngành đào tạo của EPU được chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục

Sáng 24/4, EPU đã tổ chức Lễ tốt nghiệp và trao bằng cho sinh viên đại học chính quy khóa D14 và trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.
Học sinh lớp 12 có 5 ngày thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Học sinh lớp 12 có 5 ngày thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Từ 24/4 đến hết 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo mở hệ thống quản lý thi để học sinh trên cả nước thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Học sinh Hà Nội khát “vé” vào lớp 10 công lập: Trận chiến chưa có hồi kết?

Trận đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội ngày càng căng thẳng khi mới đây địa phương công bố gần 52.000 học sinh sẽ phải học các trường ngoài công lập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Trường tiểu học có quy mô tối thiểu 10 lớp và tối đa 40 lớp (thay cho tối đa 30 lớp như quy định hiện hành tại Thông tư số 13).

Tin cùng chuyên mục

Hơn 3.000 nghìn học sinh dự Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024 tại Trường Đại học Công Thương

Hơn 3.000 nghìn học sinh dự Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024 tại Trường Đại học Công Thương

Hơn 3.000 nghìn học sinh đến từ nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam về dự chương trình “Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh năm 2024” tại TP. Hồ Chí Minh.
Hà Nội: Đối thoại, tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật, Kinh tế

Hà Nội: Đối thoại, tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật, Kinh tế

Ngày 20/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế” tại Trường THPT Đồng Quan (huyện Phú Xuyên).
Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Hà Nội: Chi tiết chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 của các trường THPT

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024-2025 của các trường THPT công lập trên địa bàn.
Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”

Tối 16/4 tại Hà Nội, Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức chung kết Cuộc thi “Nhà quản trị nhân lực Tâm và Tài 2024”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các mốc xét tuyển đại học 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các mốc xét tuyển đại học 2024

Ngày 15/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non, trong đó có nêu cụ thể các mốc xét tuyển.
Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1, thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.076 điểm

Kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1, thí sinh đạt điểm cao nhất là 1.076 điểm

Hơn 93.820 bài thi, điểm trung bình của thí sinh là 643,4/1.200, mức trên 1.000 điểm chỉ có 80 em đạt được. Thí sinh đạt điểm cao nhất kỳ thi là 1.076 điểm.
Chuyển đổi số giáo dục mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn trong cuộc đua công nghệ

Chuyển đổi số giáo dục mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn trong cuộc đua công nghệ

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của ngành giáo dục trong thời đại số. Việc ứng dụng dữ liệu và AI vào giáo dục sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Điều chỉnh lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh cả nước

Điều chỉnh lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh cả nước

Chiếu theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 của học sinh sẽ theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, tức là nghỉ 5 ngày liên tục (27/4-1/5).
Hơn 1.000 học sinh được tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ

Sáng 13/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp trường Đại học Thành Đô và các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành công nghệ”.
Muối Dubai xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế 2024

Muối Dubai xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế 2024

Thí sinh Bùi Nguyên Gia Bảo (Muối Dubai), học sinh lớp 4A2 Trường liên cấp Vinschool Smart City (Hà Nội) giành Huy chương Vàng vòng quốc tế ở bộ môn toán học.
Cẩm nang du học 2024: Những điều cần biết về các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ

Cẩm nang du học 2024: Những điều cần biết về các trường đại học nổi tiếng tại Mỹ

Du học Mỹ là lựa chọn của nhiều bạn trẻ trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để thực hiện được ước mơ này không hề dễ dàng.
30 sinh viên miền Bắc được trao học bổng Năng lượng tương lai

30 sinh viên miền Bắc được trao học bổng Năng lượng tương lai

Sáng 11/4 tại Quảng Ninh, AES Việt Nam phối hợp với CED trao tặng học bổng Năng lượng tương lai cho 30 sinh viên học tập và sinh sống tại khu mực miền Bắc.
TP. Hồ Chí Minh: Giải thể 20 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders

TP. Hồ Chí Minh: Giải thể 20 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, hiện đã giải thể 20 Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders, 19 trung tâm nữa cũng có thể bị giải thể do vi phạm.
Hà Nội: Công bố thời gian tuyển sinh các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6

Hà Nội: Công bố thời gian tuyển sinh các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6

Hà Nội tiếp tục thực hiện tuyển sinh theo tuyến do UBND quận, huyện, thị xã quy định và sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến trên toàn thành phố.
Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Được phụ huynh góp 28 tỷ đồng vẫn không thể duy trì hoạt động

Vụ Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam: Được phụ huynh góp 28 tỷ đồng vẫn không thể duy trì hoạt động

Tính đến 8/4, mặc dù được các phụ huynh góp hơn 28 tỷ đồng, Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) vẫn thiếu hụt tài chính nghiêm trọng không thể duy trì hoạt động.
Mang kiến thức về tài chính tới trường học của Thủ đô

Mang kiến thức về tài chính tới trường học của Thủ đô

Chiều 8/4/2024, tại Trường THCS Chu Văn An, Hà Nội, hơn 1.300 học sinh của trường đã được tham gia cuộc thi Hiểu biết về tài chính.
EPU: Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành Điện tử - Viễn thông

EPU: Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ngành Điện tử - Viễn thông

Chiều 6/4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội thảo đào tạo sau đại học Khoa Điện tử - Viễn thông nhằm hỗ trợ học viên, NCS nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Nhà xuất bản Giáo dục điều chỉnh giảm khoảng 10% giá sách giáo khoa

Nhà xuất bản Giáo dục điều chỉnh giảm khoảng 10% giá sách giáo khoa

Ngày 5/4, đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết đơn vị này sẽ điều chỉnh giảm giá bán sách giáo, cụ thể mức điều chỉnh giảm khoảng 10%.
Hà Nội: Hơn 100.000 học sinh lớp 12 thi thử tốt nghiệp THPT

Hà Nội: Hơn 100.000 học sinh lớp 12 thi thử tốt nghiệp THPT

Ngày 5 và 6/4, hơn 100.000 học sinh lớp 12 trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ tham gia kỳ khảo sát chất lượng nhằm tập dượt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Cập nhật chi tiết lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh, thành

Cập nhật chi tiết lịch nghỉ hè 2024 của học sinh 63 tỉnh, thành

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu hết các địa phương tổ chức bế giảng năm học 2023-2024 trước 31/5 và lịch nghỉ hè cho học sinh bắt đầu từ 1/6.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động