Thứ sáu 09/05/2025 14:23

Chiêm ngưỡng trống đồng ở Thanh Hóa lớn nhất Việt Nam

Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ khai mạc Hội chợ sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đông và trưng bày chiếc trống đồng đúc thủ công lớn nhất Việt Nam

Sáng ngày 12/5, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc Hội chợ sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đồng, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa năm 2023. Tại đây, du khách thập phương đã được chiêm ngưỡng trống đồng đúc thủ công lớn nhất Việt Nam.

Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đồng, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa năm 2023

Đã bao đời nay, nghề đúc đồng là nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Để lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa cũng như tôn vinh kỹ thuật tài hoa của người nghệ nhân đúc đồng xưa, năm 2018, nghệ nhân Nguyễn Bá Quý đã cùng các cộng sự quyết định đúc phiên bản trống đồng lớn nhất Việt Nam.

Sau hơn 6 tháng làm việc liên tục của 11 nghệ nhân, chiếc trống đã được hoàn thành với đường kính mặt trống lên tới 205 cm, tang trống và chân trống có đường kính 242 cm với chiều cao lên tới 155 cm và đạt trọng lượng lên tới hơn 2 tấn, mang đầy đủ các đặc điểm của chiếc trống đồng Ngọc Lũ.

Mặt trống đúc liền chờm ra khỏi tang. Tang trống nở phình, thân trống hình trụ đứng, chân trống hình nón cụt hơi choãi. Mặt trống chính giữa đúc nổi ngôi sao 14 cánh bao quanh một mặt tròn nổi, chính là núm để đánh trống. Xen giữa các cánh sao là những họa tiết hình lông công. Hoa văn của trống mô phỏng trống đồng Ngọc Lũ với kiểu chìm - nổi, gồm nhiều nét vẽ tượng trưng như 18 chim lạc, cảnh giã gạo, múa...

Chiếc trống đồng sau khi hoàn thành vào ngày 30/3/2018 đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận Kỷ lục về “Người thực hiện phiên bản trống đồng Ngọc Lũ bằng phương pháp thủ công truyền thống lớn nhất Việt Nam" (phá kỷ lục), đồng thời trao xác nhận kỷ lục cho nghệ nhân đúc đồng Nguyễn Bá Quý.

Cũng trong sáng nay, huyện Thiệu Hóa đã giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP chủ lực của địa phương đến với du khách thập phương. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ kỷ niệm 701 năm ngày mất nhà sử học Lê Văn Hưu (ngày 23/3 âm lịch, tức ngày 12/5).

Một số hình ảnh tại Hội trợ sản phẩm đúc đồng truyền thống Trà Đồng, sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực huyện Thiệu Hóa năm 2023.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo Sở Công Thương và lãnh đạo huyện Thiệu Hóa cùng nghệ nhân chụp ảnh lưu niệm bên trống đồng kỷ lục lớn nhất Việt Nam
Người dân và du khách đến thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Thiệu Hóa
Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Đồng Nai: Có hơn 280 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP

Chùm ảnh: Phiên chợ sản phẩm OCOP - đặc sản địa phương

Bà Rịa-Vũng Tàu: Thêm 20 sản phẩm OCOP phân hạng 4 sao

Đà Nẵng: Phiên chợ kết nối sản phẩm OCOP năm 2024

180 gian hàng tham gia Phiên chợ đặc sản, thủ công mỹ nghệ, OCOP

Quảng Nam: Có 479 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP đổi mới mẫu mã bao bì vào cao điểm mùa hàng Tết

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP