"Chìa khóa" nào để thu hút và giữ chân người lao động?

Nguy cơ thiếu hụt lao động sẽ được ngăn chặn nếu có các giải pháp, chính sách mạnh mẽ hơn từ doanh nghiệp và chính quyền các địa phương.

Nguồn lao động chênh lệch cao giữa các địa phương

Dịch Covid-19 đã và đang khiến thị trường lao động nước ta phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng khi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên ở mức rất cao, thu nhập của người lao động sụt giảm mạnh. Mặt khác, nhiều ngành sản xuất, trung tâm công nghiệp lớn (nhất là các tỉnh, thành thuộc khu vực phía Nam) lại lâm vào tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động phục hồi sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203,7 nghìn người so với năm trước. Giãn cách xã hội kéo dài đã làm trầm trọng hơn các điểm yếu của thị trường lao động và ảnh hưởng mạnh đến ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Số lao động trong các ngành này đều giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây.

Là một trong những tỉnh, thành thu hút lực lượng lao động đông nhất cả nước, Bình Dương từng có hơn 1 triệu lao động có hợp đồng và 400.000-500.000 lao động tự do khác. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát mạnh đã làm ảnh hưởng nặng nề đến lực lượng lao động tại tỉnh. Theo thống kê, có khoảng 100.000 người lao động đã rời Bình Dương về quê tránh dịch. Hiện tại, tuy số lượng doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động đạt khoảng 95% nhưng tình hình lao động vẫn đang thiếu hụt, nhu cầu tuyển dụng trong quý I/2022 khoảng 40.000 người.

Người lao động mong muốn có việc làm ổn định và đời sống được cải thiện

Trong khi đó, tại tỉnh Nghệ An, số lượng người lao động trở về quê quá lớn đã tạo ra nhiều áp lực đối với địa phương. Ông Vi Ngọc Quỳnh - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, đã có trên 150.000 người quay trở về Nghệ An trong thời gian vừa qua. Trong đó, gần 90.000 người trong độ tuổi lao động. Việc này đã khiến địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức đón, cách ly, đưa người lao động trở về với gia đình và cả công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự. “Một áp lực đặc biệt nữa là bố trí việc làm cho người lao động trở về quê hương, khi chỉ gần 40% số người lao động quay về có qua đào tạo lao động” - Ông Vi Ngọc Quỳnh chia sẻ.

Dẫn kết quả một khảo sát mới đây của đơn vị mình, ông Lê Quốc Việt - Đại diện Website Vieclamnhamay.vn cho biết, hiện, nhiều người lao động chưa quay lại thành phố làm việc, nguyên nhân đầu tiên là lo ngại về dịch bệnh chiếm 52%; thứ hai là người lao động hiện đang so sánh lợi ích đánh đổi khi quay trở lại thành phố làm việc so với ở quê nhà chiếm 49%; còn 25% người lao động đã thay đổi về quan điểm sống, đại dịch đã khiến người lao động mong muốn làm gần nhà hơn, thay vì mưu sinh xa nhà…

Nhiều giải pháp giữ chân người lao động

Theo TS. Phạm Thị Thu Lan - Phó viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, việc người lao động rời thành phố về quê là một quyết định bất đắc dĩ. Bên cạnh tâm lý lo sợ lây nhiễm của dịch bệnh, còn nguyên nhân là người lao động không có tích luỹ trong quá trình làm việc, kể cả những người làm lâu năm. Vì vậy, người lao động không yên tâm trụ lại thành phố.

Cũng theo TS. Phạm Thị Thu Lan, hai năm qua, Chính phủ không tăng lương tối thiểu vùng trong khi đó chi phí sinh hoạt tăng, cộng thêm các chi phí phát sinh vì dịch bệnh đã trở thành gánh nặng cho người lao động. Theo khảo sát của Viện Công nhân Công đoàn, có trên 50% người lao động phải cắt giảm chi tiêu, thậm chí là gộp bữa ăn trong ngày. Đặc biệt, có nhiều trường hợp người lao động phải ăn mì gói để duy trì cuộc sống.

Chính vì vậy, dưới góc độ đại diện cho người lao động, TS. Phạm Thị Thu Lan mong rằng, trong thời gian tới Chính phủ cần cân nhắc tới việc tăng mức lương tối thiểu. Còn về phía doanh nghiệp, cần có tư duy phát triển bền vững, chú trọng tới việc nâng cao đời sống của người lao động. Cần tạo môi trường làm việc an toàn vệ sinh lao động và phòng chống dịch hiệu quả. “Để thu hút và giữ chân người lao động ở lại làm việc với mình, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật về chế độ lương, thưởng; chú trọng, điều chỉnh các chính sách, các chế độ đãi ngộ hấp dẫn hơn, để người lao động yên tâm làm việc” - TS. Phạm Thị Thu Lan chia sẻ.

Đảm bảo chế độ phúc lợi, an sinh xã hội và an toàn sức khỏe cho người lao động là giải pháp đúng đắn và kịp thời nhất để thu hút và giữ chân người lao động

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần rà soát lại trình độ năng lực lao động và có kế hoạch đào tạo lại, đào tạo nâng cao một số nguồn nhân lực cho phù hợp với nhu cầu chuyển dịch sản xuất sau đại dịch. Điều này không chỉ tạo sự gắn bó, tin tưởng của người lao động đối với doanh nghiệp mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nhất là khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do.

Trong câu chuyện dài hạn hơn, TS. Phạm Thị Thu Lan cũng cho rằng, không nhất thiết phải tìm mọi cách đưa người lao động quay trở lại doanh nghiệp, nhất là ở các ngành thâm dụng lao động, kỹ năng giản đơn, công việc lặp đi lặp lại. Vì trong tương lai không phải là các ngành phát triển việc làm mà sẽ tự động hoá. “Do đó, chúng ta cần nghĩ tới việc chuyển đổi ngành nghề cho người lao động, chuyển đổi số, đồng thời tạo việc làm tại địa phương cho người lao động, nhất là tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp” - TS. Phạm Thị Thu Lan nói.

Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công cho rằng, đại dịch là một bài học đắt giá cho doanh nghiệp về việc sử dụng và chuẩn bị nguồn lao động, cũng như ứng phó với những thay đổi trong tâm lý người lao động. Chia sẻ câu chuyện của doanh nghiệp mình, ông Tùng cho biết, dệt May Thành Công không có bất cứ người lao động nào bỏ việc về quê trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, mà thậm chí tại doanh nghiệp đã có những gia đình 3 đơi gắn bó với Thành Công, nhờ vào việc doanh nghiệp lắng nghe người lao động và chủ động ứng phó với các diễn biến của đại dịch, đưa việc bảo vệ sức khoẻ, đời sống của người lao động lên hàng đầu.

Đối với các địa phương, ông Vi Ngọc Quỳnh cho biết tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ người lao động. Nếu họ có nguyện vọng ở lại quê hương thì tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp, còn nếu muốn quay trở lại các thành phố, tỉnh đứng ra làm đầu mối, phối hợp với các địa phương tạo điều kiện cho người lao động trở lại làm việc. Hiện đã có 45.000 lao động Nghệ An trở lại các tỉnh thành làm việc.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Bình Dương cũng thông tin, đơn vị đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch đón người lao động quay trở lại. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác tới các địa phương để bàn bạc cách thức đưa đón người lao động quay trở lại làm việc. Về phía tỉnh sẽ hỗ trợ tiêm vaccine, hỗ trợ doanh nghiệp các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách pháp luật về phúc lợi, tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Đồng thời, đẩy mạnh thông tin về thị trường lao động, tạo sự kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều biện pháp khác để hỗ trợ người lao động yên tâm làm việc.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân sẽ nhận được thẻ đi metro VikkiGO miễn phí khi di chuyển tại metro tuyến số 1 mà không cần chuyển đổi sang các loại thẻ chuyên dụng.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Từ 19-22/12, Trung đoàn 451, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Ban Tổ chức Cuộc thi Innovation and Development 2024 đã trao 1 giải Đặc biệt “The Future Entrepreneur”, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba… cho các đội thi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Cải tiến quy trình sản xuất là một chiến lược quản lý nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Ngày 20/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển" với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.
“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hành động “Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất” là một việc làm tử tế, mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng để cho mỗi chúng ta học tập, noi theo.
Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khiến 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.
Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sẽ được Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) chi trả ngay trong tháng 12.
Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Công an các đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu hoàn toàn trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề án, trong đó đề xuất cơ chế đặc thù để sớm đưa Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động năm 2025.
Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Các tác phẩm tham gia cuộc thi về xây dựng Đảng còn đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi dậy khát vọng phát triển tỉnh Hà Giang nhanh, bền vững.
Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Theo Bộ Nội vụ, tính đến 30/10/2024, số biên chế công chức, viên chức đã giảm theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ là 16.149 người.
Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động