Thứ hai 21/04/2025 21:50

Châu Á là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Châu Á là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam. Indonesia và Trung Quốc là 2 quốc gia cung cấp quế chủ yếu cho Việt Nam đạt 148 tấn và 54 tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và cây gia vị Việt Nam (VPSA), nhập khẩuquế của Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt 245 tấn với kim ngạch đạt 0,7 triệu USD, giảm 13,1% về lượng so với tháng 6.

Về cơ cấu thị trường, châu Á là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam. Trong đó đứng đầu là Indonesia và Trung Quốc là 2 quốc gia cung cấp quế chủ yếu cho Việt Nam đạt 148 tấn và 54 tấn.

Lũy kế 7 tháng đầu năm nước ta nhập khẩu 2.979 tấn quế, kim ngạch đạt hơn 7,1 triệu USD, so với cùng kỳ lượng nhập khẩu đã giảm đến 75,2%. Trong đó nhập khẩu từ Indonesia đạt 1.299 tấn và nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1.242 tấn.

Indonesia và Trung Quốc là 2 quốc gia cung cấp quế chủ yếu cho Việt Nam đạt 148 tấn và 54 tấn.

Ở Việt Nam, quế phân bố hầu khắp các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, phải kể đến bốn vùng trồng quế tập trung là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi. Ngoài ra, mỗi vùng miền có thể có cách gọi tên khác như: Quế Yên Bái, quế Quỳ, quế Quảng, mạy quế (Tày)… Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 – 80.000 tấn/năm. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022.

Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, quế được trồng chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia giống Casia và Madagascar, Sri Lanka giống Ceylon. Trồng quế hiện đang là sinh kế cho hàng trăm nghìn hộ dân tộc thiểu số tại các tỉnh vùng sâu vùng xa, đồng thời đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

Quế có nhiều tác dụng trong sản xuất và cuộc sống như sử dụng làm gia vị, làm hương liệu, làm thuốc chữa bệnh, sử dụng để chế biến thức ăn, nuôi gia súc, gia cầm hoặc sử dụng làm phân bón…

Việt Nam là quốc gia có nguồn dược liệu đa dạng, nhiều loại quý và hiếm. Tuy nhiên,, đây chưa phải là nguồn hàng hoá có kim ngạch xuất khẩu cao. Nguyên nhân chủ yếu do chưa có quy hoạch phát triển cây dược liệu tại Việt Nam đang mang tính tự phát, đặc biệt do chưa xác định đầu ra cụ thể nên vẫn xảy ra tình trạng phá bỏ do không tiêu thụ được.…

Trong năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 90.000 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 260 triệu USD, tăng 14,6% về sản lượng nhưng giảm 10,7% về giá trị so với năm 2022. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong năm 2023 là Ấn Độ, Mỹ, Bangladesh,...

Nhu cầu về gia vị của thế giới vẫn ở mức cao, không chỉ trong ngành thực phẩm mà còn được tiếp tục nghiên cứu và phát triển ứng dụng trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... Việt Nam đã có hàng chục công ty đầu tư dây chuyền chế biến quế hiện đại, cho ra sản phẩm quế xay, quế bột để đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Theo thống kê, diện tích trồng quế của Việt Nam lên tới 180.000 ha tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 – 80.000 tấn/năm. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quếsố 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022.

Tuy nhiên bên cạnh sản lượng trồng trong nước, nước ta còn nhập khẩu một lượng quế từ các nước láng giềng để phục vụ xuất khẩu.

Ngọc Ngân
Bài viết cùng chủ đề: xuất khẩu quế

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan