Chất lượng sản phẩm OCOP: 'Chìa khoá vàng' giữ thương hiệu

Để đạt tiêu chuẩn OCOP là một chặng đường, giữ thương hiệu lại là bài toán khó hơn. Nâng cao chất lượng chính là chìa khóa vàng giữ vững thương hiệu.
DBFOOD: Sản phẩm OCOP 4 sao 'kết tinh' từ dược liệu quý Vĩnh Phúc: Phát triển sản phẩm OCOP bền vững

Theo đánh giá của lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc: “Thời gian qua, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"(OCOP) được triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần phát triển kinh tế, giúp các làng nghề, doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm, xúc tiến đầu tư, cơ hội giao thương. Tuy nhiên, vẫn còn một số sản phẩm OCOP chất lượng chưa cao, các chủ thể, doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức và chú trọng các sản phẩm...".

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP- 'chìa khoá vàng' giữ thươnghiệu
Qua các hội chợ, triển lãm, nhiều chủ thể, doanh nghiệp có cơ hội được kết nối, giao thương, quảng bá sản phẩm. Ảnh: Thu Thủy

Trong tháng 2/2025, tỉnh Vĩnh Phúc đã đưa ra khỏi danh sách sản phẩm OCOP cấp tỉnh đối với 9 sản phẩm của 7 chủ thể bao gồm: Mota honey - Mật ong lên men, Mỹ nhân hoàng cung của Công ty cổ phần Ong Tam Đảo, thị trấn Đạo Đức (Bình Xuyên);

Trà đinh lăng - cà gai leo của hộ kinh doanh Trương Anh Tuấn, xã Hồ Sơn (Tam Đảo); Nho đen không hạt của Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Chân Chính, dưa lưới Vườn Xanh của Công ty TNHH Nông nghiệp sạch Vườn Xanh, dưa lưới Thanh Xuân của Công ty TNHH Nông nghiệp & DVTM Thanh Xuân (Yên Lạc); Rượu nếp 94 và Rượu nếp cái hoa vàng 94 của hộ kinh doanh Lê Minh Huấn, Cao rắn gia truyền Tiến Sỹ của hộ kinh doanh Nguyễn Tiến Sỹ (Vĩnh Tường).

Được biết, nguyên nhân do các sản phẩm này đã được đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn OCOP năm 2021, đến nay đã hết hạn chứng nhận và không tham gia đánh giá, phân hạng lại theo quy định.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận trên địa bàn tỉnh còn chưa được quan tâm, chú trọng; nhiều sản phẩm đã hết hạn song không tham gia đánh giá, phân hạng lại. Một số sản phẩm còn sử dụng tem nhãn OCOP và thứ hạng sao trên bao bì chưa đúng theo quy định; việc đăng ký, đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP ở một số địa phương còn chạy theo thành tích; một số sản phẩm có chất lượng chưa cao...

Thực tế, trong thời gian qua, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm chương trình OCOP, trong đó có quy định về đánh giá, phân hạng lại sản phẩm sau khi hết thời hạn.

Song, do gặp nhiều khó khăn, hạn chế như việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục mất nhiều thời gian, chi phí..., đặc biệt, phần lớn các chủ thể có quy mô sản xuất hộ gia đình, nhỏ, thị trường tiêu thụ hẹp dẫn đến thiếu mạnh dạn đầu tư nguồn vốn để đáp ứng các tiêu chí nâng sao hoặc không mặn mà tham gia đánh giá, phân hạng lại. Hơn nữa Sở Công Thương đã quan tâm, thúc đẩy các chương trình xúc tiến thương mại, tạo điều kiện để các chủ thể, doanh nghiệp có cơ hội quảng bá và nhìn nhận, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng công tác kiểm tra, giám sát các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận còn chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức; một số sản phẩm chất lượng chưa cao...

Chủ thể sản xuất cần chủ động, mạnh dạn hơn trong đầu tư

Lãnh đạo Sở Công Thương Vĩnh Phúc cho biết: Việc công nhận các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP là bước đầu để các chủ thể, doanh nghiệp khắng định thương hiệu của mình. Tuy nhiên, chặng đường tiếp theo là các doanh nghiệp cần chú trọng, nâng cao chất lượng sản phẩm, không chủ quan với danh hiệu đã đạt được. Với chức năng quản lý nhà nước, Sở Công Thương đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các chủ thể, doanh nghiệp, đặc biệt, thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng các sản phẩm OCOP lưu thông trên thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về quản lý nhãn hiệu OCOP theo quy định”.

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP- 'chìa khoá vàng' giữ thươnghiệu

Nhiều sản phẩm OCOP nổi tiếng của Vĩnh Phúc được trưng bày tại Tây Thiên Souvenirs thu hút đông đảo du khách tới tham quan, mua sắm. Ảnh: Thu Thủy

Cùng với đó, các huyện, thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể OCOP nhằm nâng cao năng lực về quản trị sản xuất, chế biến, mở rộng thị trường; nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với quy chuẩn, tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm; xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ; bảo vệ môi trường,... góp phần nâng cao chất lượng, nâng hạng sao các sản phẩm OCOP đã được các cơ quan có thẩm quyền đánh giá, phân hạng.

Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, không chạy theo thành tích và ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm OCOP đã được đánh giá và công nhận.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, không chỉ có sự vào cuộc tích cực từ các cấp, ngành mà các cơ sở, chủ thể sản xuất cần chủ động, mạnh dạn hơn trong đầu tư nguồn lực để được đánh giá, công nhận lại cũng như nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Qua đó chiếm được lòng tin bền vững của người tiêu dùng giúp lan tỏa mạnh mẽ, khơi dậy tiềm năng, lợi thế, đặc trưng của các địa phương cũng như “chìa khóa vàng” để các doanh nghiệp mở ra tiềm năng, cơ hội hợp tác, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Giám đốc Công ty TNHH Tân Đại Dương Vĩnh Phúc Nguyễn Tùng Dương chia sẻ: “Là một trong những doanh nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có sản phẩm OCOP “có mặt” ở nước ngoài, chúng tôi luôn chú trọng khai thác thế mạnh nguyên liệu tại địa phương, sản xuất cho ra đời nhiều sản phẩm hấp dẫn, phong phú và chất lượng từ Trà hoa vàng. Hiện công ty đã có nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng như: Trà hoa vàng túi lọc, Trà hoa vàng sấy thăng hoa, Bột sữa gạo lứt hữu cơ Trà hoa vàng…

Tính đến tháng 2/2025, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 178 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh trở lên, trong đó có 41 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 137 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh của 80 chủ thể (hợp tác xã, doanh nghiệp và hộ kinh doanh). Để các sản phẩm OCOP luôn giữ được thương hiệu, vươn xa trên thị trường và lòng tin của người tiêu dùng, các chủ thể, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư thiết bị, máy móc, khoa học công nghệ, sáng tạo đổi mới…

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Xuất khẩu gạo, cơ hội từ thị trường châu Phi

Dự báo, châu Phi trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là thị trường rộng nhưng không dễ.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Hải Phòng: Tìm giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, thu hút hơn 60 doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia.
Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Sáng 26/4, Hải quan Khu chế xuất và Khu công nghiệp Hải Phòng tổ chức hội nghị doanh nghiệp năm 2025, nhằm tiếp tục đồng hành, phát triển cùng doanh nghiệp.
Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với dây thép carbon và hợp kim thép nhập khẩu từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

AI, IoT và blockchain đang định hình lại ngành logistics, thúc đẩy kết nối dữ liệu, tối ưu vận hành và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Vận tải thủy -

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Tại Việt Nam, vận tải thủy - phương thức vận tải từng bị lãng quên đang âm thầm trở thành “át chủ bài” cho cuộc chuyển mình xanh hóa chuỗi cung ứng.
Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Ấn Độ thực hiện áp thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Không còn

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Trong kỷ nguyên số 4.0, logistics không còn là hoạt động hậu cần truyền thống, mà đang chuyển mình thành ngành dịch vụ công nghệ cao.
Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Khi logistics trở thành mũi nhọn kinh tế, hạ tầng, công nghệ và pháp lý phải là ba chân kiềng, ba trụ cột giữ thế ổn định, phát triển dài hạn.
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Mobile VerionPhiên bản di động