Chặng đường 94 năm công tác dân vận của Đảng

Dân vận và công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta.
Bộ Công Thương nâng cao chất lượng công tác dân vận 7 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân vận quý III/2024 Công tác dân vận có nhiều đổi mới góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã hội

Từ ngày 6/1-7/2/1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt; Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chỉ rõ nội dung, nhiệm vụ cách mạng và định hướng cho công tác vận động quần chúng nhằm vào mục tiêu chung của dân tộc.

Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14-31/10/1930, tại Hồng Kông (Trung Quốc), Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và các Án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh ủy trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động".

Chặng đường 94 năm công tác dân vận của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lên kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Ảnh: TL

Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản để được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng Nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, nước nhà giành được độc lập. Sự nghiệp cách mạng có những chuyển biến mới, đòi hỏi công tác vận động quần chúng của Đảng cần được tăng cường nhằm động viên tối đa sức người, sức của cho kháng chiến, kiến quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo "Dân vận" đăng trên Báo Sự thật, số 120, ra ngày 15/10/1949 với bút danh X.Y.Z. Bài báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện xuyên suốt tư tưởng "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng", là cẩm nang của công tác dân vận, chỉ dẫn đầy đủ, sâu sắc về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp công tác dân vận đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức chính quyền và các tổ chức đoàn thể trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Dân vận", theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng và quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là Ngày “Dân vận” của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.

Trải qua 94 năm đồng hành cùng lịch sử cách mạng dân tộc, công tác dân vận luôn là một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Công tác dân vận trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)

Ngay sau Hội nghị thành lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam ra Lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột.

Đảng nhanh chóng tổ chức ra các đoàn thể cách mạng, hình thành bộ máy và cán bộ làm công tác dân vận. Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản để đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Để thực hiện mục tiêu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng đã tổ chức cho đảng viên đi vào các giai tầng xã hội, tuyên truyền, vận động, tổ chức và tập hợp, huấn luyện quần chúng đấu tranh chống áp bức, bất công, bóc lột, đòi hỏi dân sinh, dân chủ ở nhiều nơi. Những cán bộ, đảng viên lớp đầu tiên đã không quản gian lao, thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, “ba cùng” với Nhân dân, tuyên truyền, giác ngộ và thành lập các tổ chức quần chúng đoàn kết xung quanh Đảng, tạo sức mạnh và động lực cho cách mạng theo đường lối “Đem sức ta mà giải phóng cho ta".

Chặng đường 94 năm công tác dân vận của Đảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng. Ảnh: TL

Sau cao trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936 - 1939, phong trào Phản đế 1939 - 1941 và phong trào Mặt trận Việt Minh 1941 - 1945, với chủ trương mở rộng chính sách đại đoàn kết toàn dân và công tác mặt trận, Đảng đã tập hợp đông đảo các tầng lớp Nhân dân, bao gồm nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc và cả ngoại kiều... các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp đã tạo nên bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng chính trị quần chúng.

Trước những biến động lớn của tình hình thế giới và trong nước, Đảng đã phát động cao trào chống Nhật - Pháp. Tại Hội nghị lần thứ tám Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận dân tộc thống nhất chống phát-xít Pháp - Nhật với tên gọi Việt Nam Độc lập đồng minh - gọi tắt là Việt Minh đã ra đời ngày 19/5/1941.

Với khí thế của cả dân tộc, thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa; dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân, Cách mạng Tháng Tám đã thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh tính đúng đắn Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng thời, là thắng lợi công tác dân vận của Đảng. Chỉ với khoảng 3.000 đảng viên, nhưng Đảng đã tin vào dân, gắn bó với dân, hiểu dân, dựa vào sức mạnh của dân; tuyên truyền giác ngộ cho Nhân dân hiểu rõ con đường giành độc lập, tự do, giành quyền sống; tổ chức tập hợp Nhân dân vào mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và các hình thức tổ chức khác một cách linh hoạt; hướng dẫn quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, khởi nghĩa đánh đổ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân, làm nên thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ, mang tính chất nhân dân sâu sắc. Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự do và làm tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Công tác dân vận trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975)

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), sau khi thành lập Nước, đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách của “thù trong, giặc ngoài”, Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, từ đó đề ra chủ trương phải huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng thực lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hòa.

Phát động cuộc chiến tranh nhân dân, Trung ương Đảng chủ trương giáo dục, động viên và hướng dẫn toàn thể đồng bào đồng lòng, quyết tâm đánh thắng giặc, mỗi người dân đều trở thành một chiến sĩ. Vận động Nhân dân tham gia kháng chiến trên mọi mặt trận, vừa huy động, vừa bồi dưỡng sức dân, Đảng thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh, tiến hành giảm tô, giảm tức, giải quyết một phần quan trọng yêu cầu ruộng đất cho nông dân, nâng cao dân trí.

Các hình thức và biện pháp đại đoàn kết toàn dân tộc được mở rộng hơn với sự thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên - Việt) vào 29/5/1946, thu hút thêm các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước không đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, xu hướng chính trị. Đảng thực hiện chủ trương tăng cường đoàn kết dân tộc.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng thêm bền chặt khi thống nhất tổ chức Việt Minh, Liên Việt thành Mặt trận Liên - Việt (3/3/1951). Phong trào thi đua ái quốc là hình thức tập hợp toàn dân do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động, nhanh chóng được mọi tầng lớp Nhân dân hưởng ứng sâu rộng, tạo thành sức mạnh cho cuộc kháng chiến kiến quốc.

Công tác dân vận đã vận động toàn quân, toàn dân quyết tâm chiến đấu, lao động, sản xuất, đồng thời, tăng cường công tác địch vận, làm tan rã hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền, chống địch lập tề; động viên thanh niên viết đơn xung phong ra chiến trường, hàng chục ngàn dân công đi tiền tuyến vận tải lương thực, thực phẩm, vũ khí phục vụ các chiến dịch, cao điểm là thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ tạo nên sức mạnh, tiền đề vững chắc để kế thừa, phát huy trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước (1954 - 1975): Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, bước vào con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhiều nhiệm vụ nặng nề; đó là củng cố chính quyền, khôi phục đất nước, ổn định kinh tế, xã hội, đời sống Nhân dân, an ninh trật tự, đoàn kết dân tộc... sau chiến tranh. Miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện khó khăn, phải xây dựng thể và lực cho cách mạng; chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa; tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, Đảng ta luôn quan tâm củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể nhân dân vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời, tăng cường đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, động viên đồng bào, chiến sĩ nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và hết lòng đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam.

Tại miền Nam, ngày 20/12/1960, Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam họp tại vùng căn cứ Tây Ninh quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ chú trọng đổi mới nội dung và phương thức, công tác dân vận được triển khai sâu rộng trong các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các tầng lớp Nhân dân trong nước và Nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; góp phần động viên đến mức cao nhất sức người, sức của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam và làm hậu thuẫn vững chắc cho quân và dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Với đại thắng Mùa Xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Công tác dân vận trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2020)

Giai đoạn 1975 - 1985: Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào thời kỳ mới cùng thực hiện một chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn, thách thức. Đảng đã vận động Nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất họp từ 31/01 - 04/02/1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất các tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc thành tổ chức Mặt trận thống nhất duy nhất, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng đã nhìn thẳng vào sự thật, cùng toàn dân khởi xướng sự nghiệp đổi mới với bốn nội dung “đổi mới chủ trương, đổi mới tổ chức, đổi mới cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác”. Trên cơ sở đó, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phá thế bao vây cấm vận, tiếp tục phát triển.

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng tiếp tục đổi mới công tác dân vận. Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VI đã ban hành Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27/3/1990 về “Đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân” với 4 quan điểm chỉ đạo: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân; động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của Nhân dân và kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi với nghĩa vụ công dân; các hình thức tập hợp Nhân dân phải đa dạng; công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể.

Nghị quyết 08B là bước chuyển kịp thời nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân trong tình hình mới, khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, chuyên quyền, độc đoán, tham ô, hối lộ, sống xa hoa, lãng phí, làm giảm nhiệt tình cách mạng, hạn chế việc phát huy khả năng to lớn của Nhân dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Năm 1991, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khẳng định: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân".

Thực hiện các Nghị quyết từ Đại hội VII đến Đại hội XII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành hệ thống văn bản liên quan đến công tác dân vận: về vận động các giới, các giai tầng xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân.

Đặc biệt, Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết khẳng định và làm sâu sắc thêm 5 quan điểm, 7 nhiệm vụ nhằm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc làm công tác dân vận, hướng mạnh về cơ sở, chăm lo cho cuộc sống, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân; nâng cao ý thức, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu trước Nhân dân.

Nhà nước tăng cường thể chế hóa, cụ thể hóa các nội dung liên quan đến công tác dân vận, đến phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành các văn bản pháp luật và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Qua đó, vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, vừa thực hiện tốt chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để Nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Công tác dân vận từ Đại hội XIII của Đảng đến nay

Từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, để tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Dân vận Trung ương đã tham mưu cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác dân vận, trọng tâm là: Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24/11/2023 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc"; Quyết định số 23-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Bộ Chính trị về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Quyết định số 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương...

Cùng với đó, nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực công tác dân vận, dân tộc, tôn giáo, về phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trong cả nước, về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị... được ban hành đồng bộ, là nền tảng để công tác dân vận ngày càng phát huy vị trí, vai trò và tính nhân văn sâu sắc, phát huy vai trò chủ thể và sức mạnh của Nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Qua gần 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về công tác dân vận và các văn bản chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng về công tác dân vận đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức, trách nhiệm thực hiện và sự phối hợp thực hiện công tác dân vận của cả hệ thống chính trị ngày càng đồng bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Các cấp ủy, tổ chức đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận, kịp thời quán triệt, thể chế hóa, cụ thể hoá các văn bản của Trung ương và cấp ủy cấp trên phù hợp thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; trong đó, chú trọng quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, coi Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ", phương châm “Dân biết, dân bản, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Quan tâm, đổi mới công tác dân vận, hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, chuyển đổi số, sử dụng báo chí, truyền thông, mạng xã hội, internet để vận động, tuyên truyền; tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, kịp thời giải quyết những kiến nghị, bức xúc của Nhân dân; nêu cao vai trò giám sát, phản biện, phát huy vai trò, quyền làm chủ của Nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, trong thực hiện và giám sát việc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan mật thiết đến đời sống Nhân dân, những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước...

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Dân vận Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (16-20/12), Ban Bí thư chỉ định Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy…
Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hải quân Nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc chuyến tuần tra chung lần thứ 77 với Hải quân Hoàng gia Campuchia.
Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp, đảm bảo tuyệt đối về an ninh và an toàn khi có tới hơn 260.000 lượt khách tham quan.
Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

Hồi 13h ngày 22/12 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Trường Sa khoảng 350km về phía Đông Đông Nam.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân sẽ nhận được thẻ đi metro VikkiGO miễn phí khi di chuyển tại metro tuyến số 1 mà không cần chuyển đổi sang các loại thẻ chuyên dụng.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Từ 19-22/12, Trung đoàn 451, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Ban Tổ chức Cuộc thi Innovation and Development 2024 đã trao 1 giải Đặc biệt “The Future Entrepreneur”, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba… cho các đội thi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Cải tiến quy trình sản xuất là một chiến lược quản lý nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Ngày 20/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển" với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.
“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hành động “Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất” là một việc làm tử tế, mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng để cho mỗi chúng ta học tập, noi theo.
Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khiến 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.
Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sẽ được Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) chi trả ngay trong tháng 12.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động