CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt

Thành công của Vinamilk – thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới và có giá trị bậc nhất Việt Nam - có công lớn từ bàn tay nuôi dưỡng của bà Mai Kiều Liên.
Vinamilk là thương hiệu hàng đầu Việt Nam Vinamilk lọt Top 10 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á

Mối lương duyên với ngành sữa

Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 tại Paris, Pháp, là người gốc thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam. Năm 1957, gia đình bà quyết định trở về Việt Nam, trở về quê hương dấu yêu, để sinh sống làm việc và cống hiến cho đất nước.

Lớn lên trong sự giáo dục, nuôi dưỡng của một gia đình trí thức với bố và mẹ đều là bác sĩ, nữ doanh nhân sớm đã thấm nhuần giá trị của học vấn, đề cao con chữ, bồi đắp kiến thức và ưu tiên việc học lên hàng đầu.

CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt
Bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk. Ảnh: Vinamilk

Bà đã hoàn thành nền giáo dục cơ bản tại trường Phổ thông Trưng Vương, sau đó được nhà nước cử sang Liên Xô để theo học chuyên ngành chế biến sữa. Trong quá trình học tập và đào tạo ở nước ngoài, bà đã được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến đúng với chuyên ngành và kiến thức về máy móc, tự động hóa.

Năm 1982, nữ doanh nhân trở về quê nhà, bắt đầu vào công việc. Xuất phát từ vị trí kỹ sư, quản đốc, kỹ thuật văn phòng rồi dần dần tiến đến Phó Giám đốc Nhà máy Sữa Thống Nhất. Hai năm sau, bà được bổ nhiệm là Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế của Xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I (tiền thân của Vinamilk ngày nay). Khi ấy, nữ doanh nhân mới chỉ 31 tuổi.

Và rồi sau khi trải qua nhiều lần bổ nhiệm với nhiều vị trí khác nhau, đến năm 1992, bà chính thức giữ chức vụ Tổng giám đốc Vinamilk. Bằng nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc cùng khả năng kinh doanh và quản trị tài ba của mình, bà Mai Kiều Liên đã nung nấu đưa ngành sữa Việt Nam bước vào một kỉ nguyên đột phá, vươn lên một tầm cao mới và thành quả còn duy trì tới tận ngày nay.

Những lon sữa đặt nền móng cho sự thành công của Vinamilk

Thời kì đầu tiếp quản công việc cũng không mấy dễ dàng, do bởi sức tàn phá của chiến tranh đã khiến 3 nhà máy sản xuất sữa lúc bấy giờ hư hỏng nặng nề, buộc bà phải tìm cách để khôi phục bởi nếu không có nơi sản xuất thì chẳng thể nào ra được sản phẩm và cũng chẳng thể để những nhà máy ấy trong trạng thái bỏ hoang.

Nữ doanh nhân từng chia sẻ khi tốt nghiệp đại học bà đã lựa chọn đề tài “xây dựng một nhà máy sữa” và có lẽ chính bà cũng không thể nghĩ được rằng điều này như linh ứng vào cuộc đời của mình. Để rồi có một ngày bản thân đã tự tay tiếp quản, xây dựng lại những nhà máy đang bị “đắp chiếu" sau chiến tranh với nền móng đã hư hỏng nặng nề.

Quyết định xây dựng lại những nhà máy ấy của nữ doanh nhân người Hậu Giang là hoàn toàn đúng đắn, điển hình là phục hồi nhà máy sữa bột Việt Nam Dielac năm 1988 đã đánh dấu sự ra đời của nhãn hiệu sữa bột đầu tiên dành cho trẻ em được làm bằng chính sức lao động của người Việt, nhằm đưa thương hiệu sữa bột Việt vươn tầm thế giới.

Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản chỉ có vậy, những lon sữa bột được làm bằng sức lao động, bàn tay và trí óc của kĩ sư, công nhân Việt Nam nhưng dường như chẳng được người tiêu dùng đón nhận, điều này xuất phát từ lối tư duy “sính ngoại” vốn ăn sâu bén rễ trong tâm trí người Việt.

Chính thực tế như vậy khiến bà và các cộng sự phải thừa nhận rằng để thay đổi được niềm tin chuộng sản phẩm ngoại nhập của người tiêu dùng Việt không phải là điều dễ dàng. Do đó, ngoài thời gian trường tồn lâu dài để làm nên một thương hiệu thì chất lượng phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Suốt một năm ròng dày công nghiên cứu, xây dựng triển khai các dự án để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, đến năm 1989, những lon sữa Dielac đầu tiên đã được xuất xưởng và chính thức bắt đầu hành trình đến tay người tiêu dùng trong sự trăn trở, lo âu nhưng đầy ắp kỳ vọng lớn lao của bà Liên cùng đội ngũ nhân sự khi ấy.

Và giữa thời kì bao cấp, khi mà cuộc sống thiếu thốn, khó khăn, một lon sữa ngoại có giá thành đắt gấp đôi hộp sữa Dielac nhưng chất lượng hàng ngoại và hàng nội địa tương đương nhau đã phần nào thu hút được khách hàng Việt.

CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt
Cửa hàng bày bán sản phẩm Vinamilk ở thập niên 90 thế kỷ trước. Ảnh sưu tầm

Sau màn chào sân khá thành công của Vinamilk trên thị trường nội địa, bà Liên tiếp tục cùng tập thể kĩ sư, chuyên gia đề xuất rất nhiều giải pháp, trực tiếp tham gia nghiên cứu, để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu chăn nuôi bò sữa trong nước và đã đạt nhiều kết quả tích cực, với nhiều dòng sản phẩm mới tiếp tục được ra mắt.

CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt
Dây chuyền sản xuất hiện đại tại Nhà máy sữa bột Việt Nam

Trong hơn 15 năm sau khi bà Liên chính thức tiếp quản công việc điều hành, dẫn dắt doanh nghiệp, Vinamilk đã liên tục hình thành thêm 14 trang trại đạt chuẩn quốc tế trên khắp cả nước, quản lý đàn bò cung cấp sữa hơn 160.000 con, cho sản lượng 1 triệu lít sữa mỗi ngày. Song song đó, Vinamilk cũng đã xây dựng thành công hệ thống 13 nhà máy hiện đại, chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ động và sáng tạo đổi mới

Trở thành lãnh đạo từ thời kì bao cấp nhưng nữ doanh nhân Mai Kiều Liên luôn tích cực, chủ động và sáng tạo đổi mới trong công việc. Bà luôn là người tiên phong tận dụng tối đa công nghệ thông minh để gia tăng hiệu quả công việc của mình.

Bà từng chia sẻ “luôn lấy phương châm sáng tạo là yếu tố sống còn để duy trì được doanh nghiệp sữa lớn nhất cả nước”. Với bà, một trong những bí quyết thành công bậc nhất của Vinamilk chính là muốn dẫn đầu, muốn có sản phẩm số 1 thị trường thì phải không ngừng sáng tạo.

CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt
Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Vinamilk, người đã đồng hành cùng Vinamilk trong cuộc hành trình 40 năm đưa thương hiệu này vươn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam và trở thành công ty Việt Nam đầu tiên được Forbes Châu Á đưa vào danh sách 1 trong công ty niêm yết tốt nhất Châu Á – Thái Bình Dương. Ảnh: Vinamilk.

Dưới sự lãnh đạo của bà, Vinamilk đã đủ sức để vươn tầm chinh phục những thị trường quốc tế khó tính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực Trung Đông… Tính đến nay, bà Liên đã gắn bó với Vinamilk được 47 năm, với hơn 3 thập kỷ ở cương vị người đứng đầu. Hành trình ấy, bà góp sức không nhỏ đưa doanh nghiệp trở thành thương hiệu lớn, từng lọt vào danh sách 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bằng bản lĩnh thương trường được tôi luyện qua bao năm tháng, cùng sự quyết đoán với những quyết sách táo bạo, và luôn duy trì thái độ nghiêm khắc với bản thân, cũng như cộng sự trong công việc, có thể khẳng định rằng thành công ngày nay của Vinamilk – thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới và được đánh giá là thương hiệu thực phẩm có giá trị bậc nhất Việt Nam đều bởi có bàn tay nuôi dưỡng tâm huyết của nữ doanh nhân Mai Kiều Liên.

Vinamilk hiện là doanh nghiệp sữa thuộc Top 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu; đồng thời là “Thương hiệu sữa lớn thứ 6 thế giới”, với giá trị thương hiệu đạt 3 tỷ USD (do Brand Finance - tổ chức hàng đầu thế giới về định giá thương hiệu công bố tháng 8/2023). Doanh nghiệp đã xuất khẩu đa dạng sản phẩm đến gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế đến nay vượt 3 tỷ USD.

Trà My

Tin mới cập nhật

PV GAS lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội

PV GAS lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn cao đẹp thông qua các hoạt động an sinh xã hội (ASXH) ý nghĩa.
Nguyễn Đăng Quang: Hành trình từ kinh doanh mì tôm đến “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam

Nguyễn Đăng Quang: Hành trình từ kinh doanh mì tôm đến “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam

Đi lên từ khởi nghiệp mì gói tại khu vực Đông Âu, doanh nhân Nguyễn Đăng Quang – ông chủ Tập đoàn Masan khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.
“Ông trùm bút bi” Cô Gia Thọ: Tuổi thơ cơ hàn đến cơ ngơi nghìn tỷ

“Ông trùm bút bi” Cô Gia Thọ: Tuổi thơ cơ hàn đến cơ ngơi nghìn tỷ

Có cơ ngơi nghìn tỷ trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa thị trường xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, ít ai biết doanh nhân Cô Gia Thọ từng trải qua tuổi thơ cơ hàn.
Shark Liên: Những ngã rẽ của số phận và hành trình sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh

Shark Liên: Những ngã rẽ của số phận và hành trình sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh

Là một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, có sự nghiệp thành đạt, ít ai biết doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên từng từ bỏ giảng đường để vào Nam lập nghiệp.
Hồ Hùng Anh: “Thuyền trưởng” ngân hàng Techcombank và con đường khởi nghiệp từ mì gói, tương ớt

Hồ Hùng Anh: “Thuyền trưởng” ngân hàng Techcombank và con đường khởi nghiệp từ mì gói, tương ớt

Là một trong những gương mặt nổi bật nhất của nhóm doanh nhân khởi nghiệp tại Đông Âu, tài trí và khả năng lãnh đạo của ông Hồ Hùng Anh khiến ai cũng nể phục.
Nguyễn Tử Quảng: Từ hiệp sĩ máy tính đến giấc mộng đổi thay nền công nghệ Việt

Nguyễn Tử Quảng: Từ hiệp sĩ máy tính đến giấc mộng đổi thay nền công nghệ Việt

Bằng tài năng và bản lĩnh dám đi ngược số đông, ông Nguyễn Tử Quảng - CEO tập đoàn BKAV đã tiên phong thay đổi nền công nghệ Việt Nam.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Bông hồng gai" tỏa sáng trong lĩnh vực hàng không

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Bông hồng gai" tỏa sáng trong lĩnh vực hàng không

Cựu CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo góp phần thay đổi diện mạo ngành hàng không Việt, là một trong số nhân vật nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Cao Thị Ngọc Dung – Người đàn bà thép trong ngành kim hoàn

Cao Thị Ngọc Dung – Người đàn bà thép trong ngành kim hoàn

Thuộc thế hệ doanh nhân đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, qua nhiều biến cố thăng trầm đã tôi luyện Cao Thị Ngọc Dung – người đàn bà thép ngành vàng bạc.
“Đường Bia”: Từ đạp xích lô thuê đến đại gia cơ nghiệp đa lĩnh vực

“Đường Bia”: Từ đạp xích lô thuê đến đại gia cơ nghiệp đa lĩnh vực

Từ một người đạp xe xích lô đến Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, ông Nguyễn Hữu Đường (Đường Bia) đã gây dựng cơ nghiệp đa lĩnh vực đáng ngưỡng mộ...

Tin khác

CEO Ngô Tường Vy với hành trình đưa trái cây Việt ra thị trường quốc tế

CEO Ngô Tường Vy với hành trình đưa trái cây Việt ra thị trường quốc tế

Là người đứng sau Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, doanh nhân Ngô Tường Vy luôn khát khao xây dựng chuỗi nông sản Made in Việt Nam.
Doanh nhân Trần Việt Anh: Từ kỹ sư cơ khí đến ông trùm sản xuất bao bì nhựa

Doanh nhân Trần Việt Anh: Từ kỹ sư cơ khí đến ông trùm sản xuất bao bì nhựa

Từ kỹ sư cơ khí với đam mê kinh doanh, ông Trần Việt Anh xây dựng Nam Thái Sơn Group trở thành một trong những công ty sản xuất bao bì hàng đầu Việt Nam.
Mùa thu nhớ về một người phụ nữ huyền thoại của ngành Công Thương

Mùa thu nhớ về một người phụ nữ huyền thoại của ngành Công Thương

Câu chuyện về hàng ngàn lượng vàng hiến tặng chính quyền trong Tuần lễ vàng 1945 nhiều người biết nhưng ai trông coi kho vàng ấy thì hẳn rất ít người biết.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4/2024: Đắk Nông, Bà Rịa – Vùng Tàu giảm 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Phiên bản di động