CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, tư duy mới

Trong cuộc đua số hoá, việc thích ứng chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp nhập cuộc nhanh với xu hướng phát triển chung toàn cầu.
Chuyển đổi số: Cơ hội, thách thức và giải pháp để phát triển kinh tế số Giải pháp tối ưu cho chuyển đổi số logistics, quản lý chuỗi cung ứng

Phóng viên Báo Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng để hiểu hơn về vấn đề này.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tiến trình chuyển đổi số của ngành Công Thương nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng hiện nay?

Trong suốt 20 năm qua, câu chuyện chuyển đổi số được đề cập rất nhiều. Tuy nhiên, câu hỏi nhiều người vẫn băn khoăn bỏ ngỏ về đích đến chuyển đổi số là gì và hành trình của nó như thế nào?

CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, cách tư duy mới
CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng

Theo tôi, câu chuyện chuyển đổi số không chỉ ngành Công Thương nói chung mà các doanh nghiệp nói riêng đều cần phải làm điều này.

Bởi, nhìn về những năm 2000 trở về trước, những công ty số 1 thế giới đa phần là công ty về năng lượng, bán lẻ… hay những tập đoàn chuyên sản xuất các trang thiết bị chiếu sáng như được sáng lập bởi Thomas Edition. Thế nhưng, sau khoảng 10 năm trở lại đây, các công ty đang dần thống trị lại mang tên Facebook, Apple, Alphabet….

Đến ngày hôm nay, không chỉ có những doanh nghiệp lớn kể trên, mà gần như 80% trong khoảng Top 40 doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới đều là những công ty công nghệ. Còn những công ty năng lượng, những công ty bán lẻ thì đang dần dần bị lùi về phía sau.

Nguyên nhân dẫn đến các tập đoàn, công ty về công nghệ đang dần chiếm ưu thế hiện nay, tất cả các doanh nghiệp kể trên đều mang đặc trưng có Digital ADN (cấu trúc kỹ thuật số). Chúng ta sẽ nhận thấy rằng, tất cả những doanh nghiệp nào có Digital ADN thì đều có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Ngược lại, những doanh nghiệp không có Digital ADN thì đang gặp rất nhiều khó khăn và không chỉ hiện tại mà trong tương lai.

Ông có thể nói rõ hơn về những đặc trưng mà Digital ADN mang lại cho doanh nghiệp chuyển đổi số hiện nay không, thưa ông?

Một doanh nghiệp số hay còn gọi là Digital Enderprise (doanh nghiệp kỹ thuật số) - thuật ngữ được thế giới định nghĩa cũng như khẳng định - là đích đến của quá trình chuyển đổi số. Ngoài ra, chúng ta có thể nhận thấy, đặc trưng của một doanh nghiệp số là ứng dụng công nghệ để số hóa toàn bộ doanh nghiệp của mình và biến năng lực cạnh tranh cốt lõi từ trong nội bộ lẫn bên ngoài.

Các doanh nghiệp này có 3 đặc trưng rất thú vị. Đầu tiên đó là mở rộng không biên giới. Ví dụ từ câu chuyện của Amazon hay Facebook, Tiktok. Họ có thể phát triển mà không bị giới hạn bởi các biên giới. Hai là, họ vận hành cực kì thông minh. Thông qua công cụ quản lý kinh doanh thông minh, nhiều chủ doanh nghiệp có thể điều hành cả một hệ thống lớn mà không cần phải xem báo cáo, hay thông qua bộ phận tham mưu, bộ phận truyền thông… Ba là, hiệu suất vô cùng cao. Những doanh nghiệp: Facebook, Google… doanh thu một năm khoảng vài trăm tỷ đô la nhưng lợi nhuận chiếm khoảng 40%. Ngược lại với những công ty bán hàng truyền thống có thể doanh thu vài ngàn tỷ đôla nhưng có khi lợi nhuận rất thấp, chỉ có vài %.

Hiện nay lợi thế ở những công ty tận dụng công nghệ số là những doanh nghiệp thường kết nối với khách hàng qua Internet, qua video. Từ đó, chính những khách hàng sẽ đóng vai trò quảng bá, truyền thông sản phẩm cho những doanh nghiệp đó thay vì sử dụng quảng cáo trên tivi như những doanh nghiệp truyền thống. Tất cả doanh nghiệp số hiện nay đều nhận ra vai trò to lớn của khách hàng. Họ cạnh tranh bằng cách xây dựng một hệ sinh thái số hoàn chỉnh.

Theo ông, đâu là điểm khác biệt giữa một doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp số, cũng như ông có thể chỉ ra những giá trị từ chuyển đổi số mang lại cho doanh nghiệp?

Có thể nhìn thấy rất rõ một số điểm khác biệt giữa doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp số. Thứ nhất, phải kể đến là khách hàng của những doanh nghiệp truyền thống thì đa phần là đơn thuần, còn doanh nghiệp số thì rất đa dạng.

CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, cách tư duy mới
Việc chuyển đổi số không phải là câu chuyện của công nghệ mà đó là câu chuyện về chiến lược và cách tư duy mới

Thứ hai, mô hình kinh doanh truyền thống trước kia chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực. Còn những doanh nghiệp số có rất nhiều những mô hình kinh doanh khác nhau.

Thứ ba, nguồn lực trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của nội bộ, nhân sự nội bộ, nguồn vốn nội bộ. Còn những công ty số thì họ lại sử dụng nguồn lực ở bên ngoài.

Thứ tư, quản trị trước đây thường rất cảm tính, phụ thuộc vào một số người đứng đầu, vào cảm xúc của người đứng đầu. Còn những doanh nghiệp hiện nay thì quản trị phụ thuộc vào dữ liệu, data, hệ thống và văn bản.

Thứ năm, văn hóa ngày xưa thì rất đóng và khó cởi mở, còn những doanh nghiệp hiện nay rất sáng tạo và liên tục.

Cuối cùng, để xây dựng một doanh nghiệp số hoàn chỉnh, tôi cho rằng, bên cạnh câu chuyện chiến lược thì doanh nghiệp số cần có hai phần rất quan trọng. Đầu tiên phải kể đến là hệ thống kênh bán online từ Facebook, từ Google, sau đó là hệ thống chuyển đổi từ App, Web… để làm sao có thể tự động, hệ thống có thể bán cả triệu đơn hàng.

Ngoài những yếu tố nên trên, quan trọng cần có một nền tảng công nghệ. Nếu như không có công nghệ đó thì chúng ta không thể nắm bắt được các thông tin và ra quyết định.

Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng hiện nay đa phần doanh nghiệp Việt Nam đang thiếu, được gọi là Coordination innovation (điều hành linh hoạt và tập trung). Đặc biệt khó nhất là chúng ta cần phải xây dựng được một đội ngũ nhân lực về số và một văn hoá số.

Nhìn tổng thể, việc chuyển đổi số không phải là câu chuyện của công nghệ mà đó là câu chuyện về chiến lược và cách tư duy mới. Thêm nữa, chuyển đổi số doanh nghiệp không phải là chúng ta đầu tư công nghệ thông tin và không chỉ nâng cao những vấn đề về hạ tầng mà quan trọng là nhận thức về mặt chiến lược. Điều cuối cùng là năng lực cạnh tranh và sự tự thân vận động để trưởng thành của chính mỗi doanh nghiệp.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Nga (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng

Sở Công Thương Bình Thuận đã phối hợp tổ chức Hội nghị giới thiệu Sàn thương mại điện tử 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.
Cục thuế TP. Hà Nội nói gì về lùm xùm tiếp thị liên kết của Shopee?

Cục thuế TP. Hà Nội nói gì về lùm xùm tiếp thị liên kết của Shopee?

Lùm xùm chính sách tiếp thị liên kết của Shopee khiến các đối tác có nguy cơ bị truy thu thuế lũy tiến tới 35%, đại diện Cục thuế TP. Hà Nội nói gì?
Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Hà Nội xử lý 921 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã rà soát, kiểm tra 1.749 tổ chức, cá nhân theo chuyên đề thương mại điện tử, xử lý 921 tổ chức, cá nhân; tăng thu 104 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số vừa có công văn tuyên truyền cuộc thi tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Liên doanh liên kết tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp Việt, chú trong thị trường nội địa gắn với xuất khẩu trực tiếp, qua các trang thương mại điện tử...
Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản Việt vươn xa

Kết nối tiêu thụ, tạo đầu ra cho nông sản qua sàn thương mại điện tử được quan tâm đẩy mạnh nhằm tăng cơ hội xuất khẩu, đưa nông sản Việt “vươn xa”.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Theo các tổ chức nhận định, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và dự báo tiếp tục tăng trưởng trong quý 2/2024.
Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt tìm cơ hội tăng trưởng trên thương mại điện tử

Hội thảo "Mật Mã Ecom: Mở lối tăng trưởng trên thương mại điện tử" vừa được tổ chức thành công với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Gen Z ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin mua sắm

Có đến 50% người dùng Gen Z thường xuyên truy cập các nền tảng thương mại trên mạng xã hội đã dịch chuyển sang trang thương mại điện tử để mua sắm.
Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên, các tỉnh vùng Tây Bắc

Sáng nay (ngày 20/4) diễn ra Hội nghị Thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử tại Điện Biên và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Cách nào để nông sản duy trì “đất sống” trên sàn thương mại điện tử?

Mặc dù sàn thương mại điện tử được nhận định là giải pháp cứu tinh cho nông sản nhưng để nông sản lên sàn trụ vững còn nhiều việc phải làm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Ngành thuế quyết liệt truy thu nợ thuế trên các sàn thương mại điện tử, livestream

Để hoàn thành nhiệm vụ cả năm, ngành thuế sẽ đẩy mạnh truy thu nợ thuế, gia tăng quản lý thuế trên các sàn thương mại, kinh doanh trực tuyến, livestream...
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phân phối hàng hóa qua nền tảng số

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Người tiêu dùng Việt ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online

Thương mại điện tử đã thúc đẩy chi tiêu không dùng tiền mặt, điều đó cho thấy người tiêu dùng Việt đang ngày càng tự tin hơn trong mua sắm online.
Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Doanh thu ngành sách trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thương mại điện tử là sân chơi tuyệt vời, mở rộng thêm thị trường người đọc, người bán và ngành sách nói chung, song, cần nhiều giải pháp ngăn chặn sách lậu.
Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Bùng nổ livestream bán hàng (bài cuối): Cần chiến lược dài hơi

Livestream bán hàng đang giúp nhiều doanh nghiệp hồi sinh, tuy nhiên để hiệu quả doanh nghiệp cần đầu tư bài bản, xây dựng chiến lược dài hơi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động