Ra mắt cuốn sách về ngoại giao Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" |
Đại sứ, TS. Phạm Lan Dung, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao) giới thiệu chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”.
Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam". Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) |
Nghiên cứu cuốn sách, tôi rất ấn tượng với hình ảnh cây tre Việt Nam mà Tổng Bí thư đúc kết “vững ở gốc, chắc ở thân, uyển chuyển ở cành” trong đó “vững ở gốc” bao hàm 3 nội hàm chính mà 2 nội hàm đầu tiên là “kiên định nguyên tắc vì lợi ích quốc gia dân tộc để phục vụ, là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ” và “lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế để tạo thế, lập thời”.
Đúc kết ấy như phần nào nói lên sứ mệnh của hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần vun trồng, xây đắp nên một phần trong yếu tố gốc rễ vững bền trọng yếu của đất nước ta suốt hơn 38 năm đổi mới. Cây tre Việt Nam hôm nay đã vững vàng trong nắng gió thời cuộc chính bởi một phần gốc rễ vững bền vươn sâu, vươn xa trên mảnh đất hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam đã tiến một bước dài trên con đường hội nhập bằng chính sách “ngoại giao cây tre”. Chúng ta không chỉ gia nhập chợ phiên toàn cầu WTO mà đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 FTA song phương và đa phương, với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; trong đó, 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu; đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.
Và cũng chính nhờ thực thi hiệu quả các FTA thời gian qua đã giúp mở rộng, đa dạng thị trường, chuỗi cung ứng và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, nhập khẩu tăng trưởng mạnh và cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt theo hướng chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Năm 2023 là năm thứ 8 liên tiếp ta xuất siêu với mức thặng dư thực sự là “trong mơ” so với thời trước khi gia nhập WTO.
Năm 2005, trả lời báo chí, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình gọi WTO là một “đấu trường thương mại”, nêu con số kim ngạch xuất nhập khẩu 55 tỷ USD là ấn tượng để dẫn chứng Việt Nam phải hội nhập WTO thì giờ đây, con số đó đã tăng gần 14 lần, lên 730 tỷ USD năm 2022.
Trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn nêu 5 nội dung về vai trò tiên phong của đối ngoại trong đó có “Tiên phong kiến tạo cơ hội để thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc”. 5 tiên phong ấy trên lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc Việt Nam là một trong các quốc gia dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. Người đi trước, đến trước “chợ phiên toàn cầu” bao giờ cũng có nhiều quyền lựa chọn và lợi ích tốt hơn. Điều đó càng khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo, tầm nhìn xa đã giúp nâng tầm đất nước ta.