Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"

Một nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại thời gian tới được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh là triển khai và phát huy các kết quả quan trọng của các diễn đàn đa phương mà Việt Nam đã tham gia, đặc biệt là phối hợp với các đối tác thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến đã được thông qua của Việt Nam.

Đối ngoại là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các quốc gia - dân tộc

Dự và chỉ đạo Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra sáng 14/12/2021 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam": "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Đó là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương; biết thời, biết thế; biết mình, biết người; biết tiến, biết thoái, "tuỳ cơ ứng biến", "lạt mềm buộc chặt"...

Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"
Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ta về công tác đối ngoại, trong 35 năm qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ khoá XII gần đây, nước ta đã đạt được nhiều kết quả, thành tích rất tốt đẹp. Nổi bật là: Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, nước ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Đối ngoại đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Vị thế và uy tín quốc tế của nước ta trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hoà bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới...

Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, sau 35 năm đổi mới, công tác đối ngoại đạt nhiều thành tích, kết quả tốt đẹp

“Có được những kết quả, thành tích đó là do có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, bình tĩnh, tỉnh táo của Trung ương Đảng, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự điều hành chủ động, linh hoạt của Nhà nước; sự đồng tình, đoàn kết, ủng hộ của toàn thể nhân dân; sự vào cuộc và hoạt động tích cực của cả hệ thống chính trị, tất cả các ngành, các cấp, trong đó Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị trực tiếp làm công tác đối ngoại trong cả nước là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò quan trọng”- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, vì lợi ích quốc gia - dân tộc; vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vận dụng đúng đắn quan điểm về "đối tượng", "đối tác"; tăng cường hợp tác, tiếp tục tạo thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước, ngăn ngừa xung đột, tránh đối đầu, bị cô lập, phụ thuộc.

Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại triển lãm “Thành tựu đối ngoại Việt Nam qua các thời kỳ”
Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc
Đồng chí Võ Văn Thưởng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

Tổng Bí thư cũng lưu ý, cần mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động đối ngoại, nhất là hợp tác kinh tế, văn hoá và hợp tác trên lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng với các nước; tiếp tục đưa các mối quan hệ với các đối tác mà ta đã có khuôn khổ quan hệ, trước hết là các nước láng giềng và các nước lớn, đi vào chiều sâu, ổn định, hiệu quả; ưu tiên duy trì ổn định và giữ đà quan hệ, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, đồng thời xử lý các khác biệt và vấn đề nảy sinh trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, kiểm soát bất đồng, dựa trên luật pháp quốc tế và thông lệ khu vực.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải đặc biệt chú trọng công tác xây dựng tổ chức, bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Theo đó, hệ thống các cơ quan đối ngoại, bao gồm Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị có chức năng làm đối ngoại thuộc tất cả các ban, bộ, ngành, địa phương và toàn hệ thống chính trị cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 (khoá XIII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ.

Đồng thời, tiếp tục rà soát, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, sắp xếp, kiện toàn, nâng cao trình độ, năng lực tổ chức bộ máy của Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương, nhất là các cơ quan, đơn vị có chức năng làm công tác đối ngoại, từ các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài đến các đơn vị trong nước, hướng tới tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khoá XI) để tạo nên bước chuyển biến mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa cho công tác đối ngoại trong thời gian tới, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Đối ngoại cần tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức tổ chức hoạt động

Trình bày báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Hội nghị, đồng chí Phạm Bình Minh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ - nêu rõ: Nhìn tổng thể, công tác đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị, đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát huy vai trò tiên phong trong giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc
Đồng chí Phạm Bình Minh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ - trình bày báo cáo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư
Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc
Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc
Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc

Điểm cầu Hội nghị tại Đảng bộ Bộ Công Thương

Đã chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Huy động nguồn lực to lớn từ bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới.

Trên cơ sở tổng kết những bài học lớn được rút ra để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển đất nước và triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII đã đề ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đối ngoại cần tiếp tục đổi mới tư duy và phương thức tổ chức hoạt động.

Các nhiệm vụ trọng tâm của đối ngoại thời gian tới cũng được Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chỉ rõ. Đó là xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện và thống nhất của Đảng, quản lý tập trung của Nhà nước đối với đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Củng cố tin cậy chính trị, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đối tác quan trọng và các nước bạn bè truyền thống, trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Triển khai mạnh mẽ, hiệu quả, sáng tạo hơn nữa đối ngoại đa phương, chủ động, tích cực phát huy vai trò, đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự kinh tế - chính trị quốc tế.

Tiếp tục kết hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh để tạo thế chân kiềng vững chắc, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, huy động nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước.

Giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam kết hợp với văn hoá truyền thống của dân tộc, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khoa học, lý luận ngoại giao Việt Nam.

Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường của dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, đồng chí Phạm Bình Minh cũng nhấn mạnh các nhiệm vụ nâng cao hiệu quả, đổi mới nội dung, phương thức của công tác ngoại giao văn hoá, thông tin đối ngoại, bảo hộ công dân; mở rộng, nâng cao hiệu quả và đưa các mối quan hệ đối ngoại Đảng đi vào chiều sâu; kiện toàn và nâng cao hiệu quả của các cơ chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực đối ngoại.

Đa dạng hoá các “binh chủng” đối ngoại

Tham luận tại Hội nghị, đồng chí Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - nhấn mạnh nhiệm vụ triển khai toàn diện và gắn kết chặt chẽ giữa các trụ cột, binh chủng đối ngoại, bao gồm ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hoá, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và bảo hộ công dân.

Tạo xung lực mới trong hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước
Đồng chí Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Theo Bộ trưởng, cần tranh thủ tối đa các mối quan hệ chính trị tốt đẹp, các yếu tố quốc tế thuận lợi, các thoả thuận quốc tế nhằm huy động các nguồn lực bên ngoài, kết hợp hiệu quả với nguồn lực trong nước phục vụ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững và bao trùm, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Đồng chí Lê Hoài Trung - Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương - nhấn mạnh vào việc cần coi trọng nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu chiến lược, tập trung vào việc nắm bắt kịp thời các diễn biến từ đó cùng các Bộ, ngành địa phương tham mưu xây dựng định hướng, chiến lược, đối sách, thực hiện đường lối Đại hội XIII của Đảng, kịp thời dự báo, không để bị động bất ngờ, cùng với đó đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của công tác thẩm định.

Tạo xung lực mới trong hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước
Đồng chí Lê Hoài Trung - Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương

“Phát huy đối ngoại Đảng, làm trụ cột trong định hướng chiến lược tổng thể quan hệ với các nước láng giềng, các nước khác có cùng chế độ chính trị xã hội, tăng cường sự tin cậy, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ của Việt Nam với các nước”- đồng chí Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương khẳng định.

Tạo xung lực mới trong hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước
Đồng chí Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Theo đồng chí Nguyễn Phương Nga - Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam - đối ngoại nhân dân vừa là nét đặc sắc, sáng tạo, vừa là vốn quý, kinh nghiệm quý giá của đối ngoại Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới phức tạp, đối tượng và đối tác đan xen, vừa đấu tranh vừa hợp tác, hơn lúc nào hết đối ngoại nhân dân “phải phát huy tiềm lực, vị thế của đất nước, ưu thế của đối ngoại nhân dân, đi đầu xây dựng, củng cố lòng tin, nền tảng xã hội hữu nghị và hợp tác với các nước, tranh thủ sự ủng hộ và nguồn lực quốc tế, tạo lập môi trường hòa bình, thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ giữa các quốc gia, hỗ trợ đắc lực, hiệu quả cho đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước”.

Từ điểm cầu Đà Nẵng, đồng chí Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy - chia sẻ, trong giai đoạn 2011-2020, Đà Nẵng là một trong những địa phương đã thực hiện tốt các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, thành phố đã đón gần 5.200 đoàn khách quốc tế, trong đó nhiều đoàn Hoàng gia, Nguyên thủ quốc gia, cấp Bộ trưởng các nước đến thăm, làm việc, tìm hiểu về tình hình phát triển của địa phương và xúc tiến các dự án hợp tác, đầu tư.

Xây dựng trường phái đối ngoại mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"
Đồng chí Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng

Đồng chí Nguyễn Văn Quảng cam kết, Đà Nẵng sẽ tiếp tục thúc đẩy thực hiện hiệu quả các chương trình hợp tác song phương, đa phương. Đặc biệt, triển khai hiệu quả các thỏa thuận quốc tế giữa thành phố Đà Nẵng với các địa phương, tổ chức nước ngoài trên các lĩnh vực xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trao đổi kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng và trao đổi nhân lực… Cùng đó tăng cường công tác ngoại giao kinh tế, công tác ngoại giao văn hóa và đối ngoại nhân dân. Đà Nẵng xác định tầm quan trọng của công tác đối ngoại với vai trò mở đường, và trước các cơ hội, thách thức đang đặt ra, Đà Nẵng xác định nhiệm vụ trong giai đoạn mới, theo đó tăng cường công tác đối ngoại Đảng. Tiếp tục nghiên cứu, dự báo thông tin về tình hình kinh tế chính trị thế giới, những định hướng, chỉ đạo của Trung ương để đưa ra những chính sách phù hợp với công tác đối ngoại tại địa phương.

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chứ là hội nghị đầu tiên về công tác đối ngoại với quy mô toàn quốc.
Quang Lộc - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.

Tin cùng chuyên mục

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng cải thiện

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, ùn tắc giao thông tại Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh và trên các quốc lộ trọng điểm đang có xu hướng cải thiện.
Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thương mại song phương Việt - Lào quý I/2024 đạt 476,8 triệu USD

Thời gian qua, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Việt - Lào có nhiều chuyển biến tích cực. Thương mại song phương trong quý I năm 2024 đạt 476,8 triệu USD.
Quyết tâm gỡ cảnh báo

Quyết tâm gỡ cảnh báo ''thẻ vàng'' IUU trong năm 2024

Chiều 22/4, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU.
Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái

Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ máy nghiền số 3 của Nhà máy xi măng Yên Bái đã xảy ra sự cố tai nạn lao động làm 7 người tử vong, 3 người bị thương.
Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài

Chương trình hành động của Chính phủ chống khai thác thủy sản bất hợp pháp yêu cầu đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài.
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 20/5, tiến hành theo 2 đợt

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa gửi thông báo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.
Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên các nước ASEAN

“Đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn với thanh niên các nước ASEAN” là hoạt động mở màn nằm trong khuôn khổ "Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Chiều 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật

Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị xử lý dứt điểm văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật, chưa bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần chính sách đột phá phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn

Cần đưa ra những "gói" cơ chế, chính sách đột phá đặc thù để tháo gỡ vướng mắc trong phát triển nhân lực công nghiệp bán dẫn.
Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Thủ tướng: Tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu

Tại Chỉ thị 12/CT-TTg, Thủ tướng yêu cầu tập trung phát triển thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Xóa bỏ lợi ích nhóm trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch

Sáng 22/4, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Có quy hoạch tốt mới có dự án và nhà đầu tư tốt

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, có nhà tư vấn tốt mới có quy hoạch tốt, có quy hoạch tốt mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt.
Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Chiều 21/4/2024, tại tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và Xúc tiến đầu tư năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động