Để trồng cây mắc ca cho năng suất hiệu quả cao theo ông Nguyễn Trí Ngọc- Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nông lâm nghiệp Thành Tây - công tác giống phải được xác định là khâu then chốt vì cây mắc ca là cây ăn quả dài ngày, nếu trồng bằng hạt thì khả năng năng suất kém hơn nhiều so với phương pháp ghép, triết và thậm chí không cho quả. Hiện nay, theo thống kê cả nước trồng được khoảng 2.000 ha cây mắc ca, trong đó Tây Nguyên trồng được khoảng 1.600 ha và Tây Bắc trồng được 400 ha. Tuy nhiên, theo tính toán từ các vườn cây đầu dòng thì hiện các giống chính thống mới đáp ứng khoảng 1.000 ha, như vậy 1.000 ha giống cây trồng còn lại là các giống không bảo đảm chất lượng.
Theo ông Ngọc, cây mắc ca từ vườn ươm đến khi trồng phải mất từ 15 - 18 tháng, trong khi đó, khả năng phân biệt giữa giống ghép và giống thực sinh là rất khó. Vì vậy, muốn phát triển bền vững người dân, doanh nghiệp phải sử dụng nguồn giống rõ ràng, đơn vị bán giống phải chịu trách nhiệm cho đến khi cây mắc ca ra hoa và ra hạt. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới công nhận 10 giống cây mắc ca, số giống cây còn lại trôi nổi trên thị trường hiện không kiểm soát được.
Muốn chất lượng đạt tốt, người trồng mắc ca cần có sự chuyên nghiệp ngay từ đầu, từ hạt giống, cây giống đến quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và các khâu tiếp theo. |
Là một doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng chuỗi giá trị cây mắc ca, ông Lê Tùng Anh- Giám đốc Dự án Mắc ca, Công ty IDT International - cho biết, IDT tham gia lĩnh vực mắc ca một cách toàn diện từ phát triển giống, mở rộng vùng nguyên liệu, dịch vụ kỹ thuật cho người trồng, thu mua, sơ chế tại trang trại, cuối cùng là chuyển về nhà máy để chế biến sản phẩm. Để bảo đảm chuỗi này thành công, tất cả các khâu phải làm tốt từ cây giống, nếu như cây giống không tốt thì sau này chất lượng quả sẽ không tốt, và cũng không đủ tiêu chuẩn để chế biến sản phẩm. Ông Lê Tùng Anh nhấn mạnh, yếu tố quyết định thành công bền vững của nông dân và các doanh nghiệp chế biến là ở chỗ chất lượng hạt mắc ca.
Làm thế nào để trồng mắc ca hiệu quả nhất và có tính khả thi nhất cần phải kết hợp cả 4 yếu tố, vùng trồng, giống chuẩn, liên kết 4 nhà và không mở rộng ra khỏi vùng quy hoạch là cần thiết. Trước mắt, với những chủ thể trực tiếp tham gia vào việc này là doanh nghiệp và người dân nên chủ động hơn trong việc phối hợp sao cho phù hợp với cả đôi bên. Ông Lê Tùng Anh cho biết thêm, phương án doanh nghiệp đầu tư cây giống cho người dân và cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra là phương án khả thi và có thể áp dụng ngay.
TIN LIÊN QUAN | |
Không trồng cây mắc ca trong các khu vực chưa được khảo nghiệm | |
Thí điểm mô hình trồng cây mắc ca ở Tây Bắc |