Cao Bằng: Linh hoạt giải pháp thúc đẩy giao thương hàng hóa qua cửa khẩu

Với 1 cửa khẩu quốc tế, 3 cửa khẩu chính, nhiều cửa khẩu phụ và lối mở, Cao Bằng có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế cửa khẩu. Tín hiệu đáng mừng là trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, nhất là làn sóng dịch lần thứ 4, song hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa trên địa bàn Cao Bằng có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2020.

XNK tăng trưởng ổn định

UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, nhờ triển khai linh hoạt, kịp thời các giải pháp, hoạt động XNK hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả tích cực trong điều kiện đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Cao Bằng

Báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Cao Bằng cho thấy, trong tháng 11/2021 hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, thu ngân sách qua các cửa khẩu, lối mở biên giới tăng trưởng ổn định. Cụ thể, về kim ngạch XNK hàng hóa tháng 11/2021 đạt trị giá 44 triệu USD, lũy kế 430 triệu USD, đạt 151% chỉ tiêu kế hoạch HĐND tỉnh thông qua đối với kim ngạch XNK đăng ký tại địa bàn tỉnh (giao 285 triệu USD). Trong đó kim ngạch xuất khẩu là 313 triệu USD, đạt 139% chỉ tiêu kế hoạch (giao 225 triệu USD), kim ngạch nhập khẩu là 117 triệu USD, đạt 195% chỉ tiêu kế hoạch (giao 60 triệu USD).

Bên cạnh đó, thu ngân sách do cơ quan Hải quan thu tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh đến tháng 10/2021 đạt 230 tỷ đồng, đạt 115% chỉ tiêu kế hoạch giao (giao thu 200 tỷ đồng).

Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Các lực lượng kiểm soát chống buôn lậu của Hải quan cùng với lực lượng Biên phòng chủ động, tích cực phối, kết hợp triển khai các nghiệp vụ đấu tranh trong công tác chống buôn lậu nên đã ngăn chặn kịp thời, hạn chế được các hoạt động buôn lậu phức tạp xảy ra trên địa bàn biên giới.

Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và cả phía Việt Nam đang gây gián đoạn hoạt động XNK tại Cao Bằng. Chính sách biên mậu của phía Trung Quốc luôn có thay đổi chuyển mạnh từ thương mại “tiểu ngạch” sang XNK chính ngạch, yêu cầu về chất lượng và xuất xứ hàng hóa gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK.

Nêu ra những nguyên nhân cụ thể, Ban quản lý Khu kinh tế Cao Bằng cho biết, tỉnh chưa chủ động được nguồn hàng cho xuất khẩu do chưa có mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hàng của các tỉnh khác dẫn đến hoạt động xuất khẩu chưa ổn định; cùng với đó là cơ sở hạ tầng giao thông kết nối từ trung tâm tỉnh đến một số cửa khẩu hiện nay xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa XNK.

Gỡ nút thắt về cơ sở hạ tầng và cơ chế

Thực tế thời gian qua, Cao Bằng đã tập trung đầu tư, triển khai các dự án trọng điểm về giao thông, đặc biệt là các tuyến đường tỉnh kết nối với các cửa khẩu trên địa bàn, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa. Bên cạnh đó, tỉnh Cao Bằng đã khởi động xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Thời gian di chuyển từ Cao Bằng đi Hà Nội sẽ rút ngắn một nửa khi tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định phát triển kinh tế cửa khẩu là một trong 3 nội dung đột phá chiến lược. Phát triển kinh tế cửa khẩu nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế trên 333km đường biên giới với nhiều cặp cửa khẩu tiếp giáp Trung Quốc, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa từ Cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) tới Trùng Khánh - Urumqi (Trung Quốc) - Khorgos (Kazakhstan) sang các nước châu Âu và ngược lại. Phấn đấu giai đoạn 2020 - 2025, tổng kim ngạch XNK qua địa bàn tăng bình quân 10%/năm; thu từ hoạt động phát triển khu kinh tế cửa khẩu và hoạt động cửa khẩu chiếm trên 30% tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.

Để thực hiện mục tiêu đó và mục tiêu trước mắt là thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ nông sản qua cửa khẩu trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh Cao Bằng cho hay, sẽ phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, hoàn thiện hơn nữa quy trình giao nhận, thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu, vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.

Theo đó, Ban quản lý Khu kinh tế Cao Bằng đề nghị tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tiếp tục quán triệt chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện tốt cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước về quản lý các hoạt động thương mại biên giới. Vận dụng sáng tạo và linh hoạt cơ chế chính sách vào thực tế tại khu kinh tế cửa khẩu; tích cực cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình làm thủ tục một cách hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động XNK hàng hóa.

Ngoài ra phải tuân thủ các quy định của tỉnh như Quy chế phối hợp quản lý Nhà nước trong khu kinh tế cửa khẩu, quy định về thu, nộp phí nhằm thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý Nhà nước, tạo môi trường thông thoáng để thu hút các thương nhân, doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh trong khu kinh tế cửa khẩu, giúp tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

Trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh để tăng kim ngạch XNK, tận thu cho ngân sách tỉnh. Bên cạnh đó các ngành, cơ quan liên quan cần phối hợp chặt chẽ hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục thông quan; cung cấp thông tin chính sách biên mậu cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đưa hàng hóa từ cảng lên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Trên cơ sở đó, tiếp tục cho chủ trương đầu tư, bố trí nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu kinh tế cửa khẩu, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh khẩn trương hoàn tất các thủ tục để sớm triển khai đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường ra các cửa khẩu Lý Vạn, đường, cầu từ lối mở Nà Lạn xã Đức Long huyện Thạch An sang cửa khẩu Tà Lùng, cửa khẩu phụ Pò Peo đã được thường trực tỉnh ủy chỉ đạo triển khai.

Cùng với đó là đẩy nhanh xây dựng cơ chế chính sách thương mại biên giới như khu hợp tác kinh tế qua biên giới Trà Lĩnh - Long Bang, khu trung chuyển hàng hóa nông, lâm, thủy sản tại khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh; sớm triển khai Đề án XNK hàng hóa nông sản sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.

Nhằm tiếp tục phát huy lợi thế của kinh tế cửa khẩu, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Ban quản lý Khu kinh tế Cao Bằng tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, phát triển khu kinh tế cửa khẩu; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng. Từ đó, tập trung thu hút các dự án đầu tư; quan tâm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý đất đai và môi trường, tạo cơ chế thông thoáng để các nhà đầu tư tiềm năng đến đầu tư tại các khu kinh tế của tỉnh…
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.

Tin cùng chuyên mục

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã tại khu vực miền Bắc năm 2025: Bệ phóng cho sản phẩm

Diễn ra 6 ngày tại Hà Nội, Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã tại khu vực miền Bắc quy tụ 167 gian hàng đặc sắc
Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh những năm qua đã phản ánh sức mạnh, nội lực vươn lên của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong nước.
Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo các lĩnh vực, ngành hàng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Đà Nẵng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngày 20/4 hàng năm được chọn là Ngày Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đánh dấu hành trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại được xác định là giải pháp quan trọng giúp khai mở và đa dạng thị trường, ổn định xuất khẩu trong bối cảnh thương mại thế giới bất ổn.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới là chiến lược bền vững, giúp doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế, tạo sức cạnh tranh dài hạn trên thị trường.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Trà, Cà phê, Thực phẩm và Đồ uống đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh thu hút rất đông người tham dự.
Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.
Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan và địa phương trên cả nước tổ chức, khai mạc vào sáng 16/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Mobile VerionPhiên bản di động