Thứ ba 22/04/2025 15:03

Cảnh báo mất an toàn với thuốc lá JET/Hero nhập lậu

Thị trường Việt Nam có khoảng 18-25% thuốc lá nhập lậu tiêu thụ, trong đó có tới 90% là Jet/Hero và tình trạng này vẫn đang là vấn nạn ngày càng có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước cũng như người tiêu dùng.

Báo động mất an toàn

Theo các lực lượng chức năng, Jet và Hero là hai nhãn hiệu thuốc lá được buôn bán công khai và sử dụng khá phổ biến tại thành phố lớn và các tỉnh biên giới Việt Nam, song các sản phẩm này đều nhập lậu và trên 90% lượng hàng là nhập trái phép từ Campuchia, gây thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng/năm, chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng bị thả nổi.

Thuốc lá nhập lậu bị các lực lượng chức năng thu giữ

Báo cáo của Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá (Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) cho thấy, Jet và Hero nhập lậu không tuân thủ bất kỳ quy định nào của pháp luật Việt Nam như: Không in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, không ghi rõ nơi sản xuất, ngày tháng, năm sản xuất và thời hạn sử dụng, không dán tem thuốc lá, không thực hiện quy định về công bố chất lượng, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm khi tiêu thụ trên thị trường.

Cụ thể, mẫu thuốc lá nhập lậu Jet có độ ẩm 14,3%, mẫu Hero có độ ẩm 14,6%, độ ẩm của 2 mẫu thuốc lá nhập lậu này cao hơn so với độ ẩm các sản phẩm sản xuất trong nước (13,0±0,5%). Vì vậy hai sản phẩm này rất dễ phát sinh nấm men, nấm mốc, giảm chất lượng trong quá trình bảo quản gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng. Ngoài ra, kết quả phân tích hàm lượng Cadimi trong 2 mẫu nhập lậu Hero và Jet tương đối cao (mẫu Hero là 2,69mg/kg; mẫu Jet là 2,11mg/kg), trong khi bình thường lượng Cadimi đối với người cho phép từ 20 - 40microgram/ngày.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy lượng cadimi trung bình của 54 nhãn hiệu thuốc lá điếu là 1,48 mg/kg (thuốc lá Ấn Độ:1,24 mg/kg, thuốc lá Đức 0,5-1,5 mg/kg - theo Yue L., 1992 Cadmium in tobacco), kết quả cho thấy hàm lượng cadimi trong 2 mẫu thuốc lá nhập lậu Hero và Jet cao gấp gần 2 lần so với sản phẩm thông thường, rất nguy hiểm đến sức khỏe cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm thuốc lá trên không có dán tem thuế, trốn thuế nên được bán rẻ hơn thuốc sản xuất trong nước, vi phạm chính sách pháp luật của Việt Nam, làm mất việc làm và thu nhập của lao động trong ngành này ở nội địa và thất thu rất lớn cho ngân sách nhà nước. Dẫn chứng cho vấn đề này, một doanh nghiệp trong ngành cho hay, lợi nhuận của bán thuốc lá lậu khá lớn khi giá gốc của một gói thuốc lá nhập lậu chưa tới 10.000 đồng/gói, nhưng giá đến tay người mua từ 24.000- 25.000 đồng/gói.

Nâng cao ý thức cho người dùng

“Do thuốc lá lậu giá rẻ lại trốn thuế nên tương đối cạnh tranh với các sản phẩm trong nước. Nếu chúng ta cương quyết, tập trung chống lại các sản phẩm thuốc lá lậu thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng chấp nhận chuyển qua thuốc lá hợp pháp và sẽ làm tăng doanh thu của nhà nước”, ông Nguyễn Triết - Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam nêu quan điểm.

Dưới góc độ y tế, theo bà Nguyễn Thị Thùy Dương - Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế, khi thuốc lá nhập lậu chưa được đẩy lùi, người dân vẫn còn thói quen hút thuốc thì việc dùng những loại sản phẩm mới để thay thế thuốc lá nhập lậu được kiểm soát chất lượng thuốc lá của các cơ quan chức năng sẽ giảm thiểu rủi ro cho người dùng.

Bên cạnh đó, theo Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Nhà nước cần có thêm chính sách kiểm soát phù hợp với ngành công nghiệp thuốc lá nội địa và xem xét sử dụng có kiểm soát những sản phẩm thay thế trong lúc chưa triệt tiêu được hành vi hút thuốc.

Ngoài những giải pháp trên, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động để răn đe, ngăn ngừa các đối tượng dễ bị lôi kéo vào việc vận chuyển, tàng trữ trái phép thuốc lá nhập lậu; đồng thời có những động thái quyết liệt hơn trong việc xử lý triệt để những cửa hàng bán thuốc lá lậu.

Về phía người dùng cũng cần được tuyên truyền, phổ biến về tác hại của thuốc lá Jet/ Hero nhập lậu và cả những hàng giả là sản phẩm không an toàn, để họ tự ý thức được và không sử dụng nhằm bảo vệ chính mình.

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) vừa ban hành Kế hoạch số 07/KH-TCQLTT về Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trong kế hoạch này, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu quản lý thị trường ở các tỉnh có đường biên giới tập trung kiểm tra, kiểm soát với các mặt hàng như thuốc lá điếu, đường cát, xăng dầu… Mặt khác, Tổng cục Quản lý thị trường cũng đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hoá và người tiêu dùng để nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh và văn hóa tiêu dùng.
Thanh Thanh

Tin cùng chuyên mục

Công khai danh sách 133 doanh nghiệp tại Thanh Hóa nợ thuế

Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Nông

Công khai danh sách 23 doanh nghiệp tại Quảng Trị nợ thuế

Đồng Nai: Công ty Da thuộc Wei Tai bị phạt 480 triệu đồng

Cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp mạnh với Hợp tác xã Sông Tiền

Vụ Vạn Thịnh Phát: Sau 2 bản án phúc thẩm, bà Trương Mỹ Lan vẫn lĩnh án tử hình

Cưỡng chế thuế Công ty xuất khẩu Bảo Duy tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty Indochina Build Việt Nam

Nghệ An: Phát hiện 3.500 tấn giá đỗ nuôi 'siêu tốc' bằng 'hóa chất'

Hà Nội: Xã Thanh Liệt loạn biến đất nông nghiệp làm nhà xưởng, kinh doanh rồi 'xin sau'

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ án Bùi Đình Khánh

Đối tượng Bùi Đình Khánh và hành trình 24 giờ trốn chạy

NÓNG: Bắt đối tượng truy nã Bùi Đình Khánh

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất thuốc chuột quy mô 'khủng' làm từ gạo, vỏ trấu

Hiệp hội Sữa Việt Nam cảnh báo thông tin sai lệch về vụ án sữa giả 500 tỷ đồng

Thành phố Huế: Cháy bùng phát ở chợ An Lỗ

Nợ hơn 20 tỷ đồng, Công ty Hoàng Nhâm tại Lai Châu bị cưỡng chế thuế

Công ty Cổ phần IBS tại Long An bị cưỡng chế thuế

Phát hiện 2 doanh nghiệp sử dụng bằng giả để đấu thầu tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty Thanh Hoa tại Tuyên Quang