Chủ nhật 20/04/2025 15:08
Bình Thuận

Cảnh Báo cháy rừng mùa khô

Hiện nay, rừng Bình Thuận đang trong giai đoạn mùa khô, nắng nóng, nhiệt độ cao trên 35oC kéo dài. Diện tích rừng ở một số huyện do đồng bào dân tộc nhận khoán quản lý và bảo vệ đang ở thời kỳ cảnh báo cháy.
Diễn tập phòng, chống cháy rừng

Đặc biệt, diện tích rừng ở các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết, Tánh Linh đang ở thời kỳ cảnh báo cháy cấp 5 – cấp cực kỳ nguy hiểm. Phần lớn diện tích này đều nằm ở các tiểu khu rừng phòng hộ đầu nguồn, trong đó có trên 86.000 héc-ta mà gần 2.380 hộ đồng bào vùng dân tộc thiểu số đang nhận khoán quản lý, bảo vệ. Đáng nguy hiểm, một số nơi bà con còn tập quán dọn đất (chặt, phát, gom đốt chồi, cây tạp trong vùng đất rẫy, đất nông nghiệp ven, gần rừng) chuẩn bị vụ sản xuất hè thu 2018. Do đó, nếu bất cẩn rất dễ gây cháy và kết hợp gió mùa cháy sẽ lan nhanh.

Trước tình hình đó, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã khuyến cáo các chủ rừng nằm trong khu vực cảnh báo cháy từ cấp 4, cấp 5 phải nhanh chóng khoanh vùng diện tích rừng dễ xảy ra cháy. Nhất là những khu vực thường xuyên có đối tượng hay vào rừng khai thác tận dụng, tận thu lâm sản mùa khô; những khu vực thường bị các đối tượng khai thác lâm sản trái phép vào rừng làm chòi trại, làm nơi ẩn nấp và sinh hoạt…; những khu vực gần các tuyến giao thông. Ở những khu vực này cần phát hiện nhanh và tháo dỡ, di chuyển vật gây cháy, dễ cháy ra khỏi khu vực rừng. Đồng thời, có cảnh báo và cắt cử lực lượng tổ chức tuần tra thường xuyên, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống cháy rừng.

Đối với hộ đồng bào có nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng khẩn trương tổ chức thành các tổ của những nhóm hộ có diện tích rừng liền kề để cùng với lực lượng quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng thường xuyên tuần tra những khu vực dễ xảy ra cháy rừng, những khu vực đã có cảnh báo của lực lượng kiểm lâm. Bà con đặc biệt lưu ý ngăn chặn và dập tắt đám cháy ngay từ đầu khi phát hiện vùng rừng quản lý có khói bốc lên. Chủ động trang bị hệ thống chuông, kẻng báo động cháy để ứng cứu kịp thời nhất.

Với các địa phương có diện tích rừng nằm trong nhóm đang cảnh báo cháy rừng ở nguy cơ cực kỳ nguy hiểm cần tập trung chỉ đạo các lực lượng thường xuyên kiểm tra, phát hiện các hoạt động trái phép trong khu vực rừng thuộc địa bàn quản lý. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm các đối tượng vào rừng trong khu vực cảnh báo nguy cơ cháy cao dưới bất kỳ hình thức nào.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn khẩn trương rà soát, bổ sung các điều kiện, phương tiện phòng, chống cháy rừng cho lực lượng chức năng của ngành và hộ đồng bào dân tộc có nhận khoán bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần chú trọng công tác tổ chức tập huấn xử lý tình huống cháy rừng cho các hộ đồng bào dân tộc.

Giáng My

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa