Cảnh báo bệnh truyền nhiễm mới nổi gây tử vong cao - bệnh nấm đen

Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận hơn 20 trường hợp nấm đen nhập viện. Đây là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nhưng nguy hiểm, do nhóm nấm mốc Mucormycetes gây ra.
Phòng bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa 10 cách giúp bạn phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm nấm đen?

Theo các chuyên gia y tế, hàng ngày hầu hết mọi người đều tiếp xúc với các bào tử nấm cực nhỏ, vì vậy, rất khó để tránh xa bào tử nấm Mucormycetes. Những loại nấm này không gây hại cho hầu hết mọi người, song với người có hệ miễn dịch suy yếu, việc hít thở phải bào tử nấm Mucormycetes có thể gây nhiễm trùng và lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể như mũi bị hoại tử thâm đen hoặc đổi màu, đau mặt, đau vùng xoang lan lên mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở và ho ra máu...

Cảnh báo bệnh truyền nhiễm mới nổi gây tử vong cao – bệnh nấm đen
Nấm đen là bệnh truyền nhiễm hiếm gặp nhưng nguy hiểm, do nhóm nấm mốc Mucormycetes gây ra

Bên cạnh đó, việc lạm dụng các thuốc steroid có thể liên quan đến bệnh nhiễm trùng nấm đen hoặc các bệnh nhiễm trùng nấm khác.

Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh là: Người từng mắc Covid-19; người mắc bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton; người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào, sử dụng Corticosteroid thời gian dài; người có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV…; người bị chấn thương da do phẫu thuật, có vết bỏng, vết thương trên da…; trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng…

Các dạng bệnh cơ bản nấm đen gây ra

Nấm đen gây ra 5 dạng bệnh đang được cơ quan chuyên môn cảnh báo, đó là:

Nhiễm trùng xoang và não: Nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm nhất là bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận. Các dấu hiệu của dạng bệnh này như sốt, đau đầu, đau xoang hoặc nghẹt mũi; sưng mặt một bên; tổn thương màu đen ở phía trên bên trong miệng hoặc trên sống mũi.

Viêm phổi với các dấu hiệu: Khó thở hoặc thở gấp; tức ngực; sốt cao trên 38 độ C, ho ra máu.

Nhiễm trùng da và niêm mạc: Thường gặp ở người không bị suy giảm miễn dịch với các dấu hiệu: Đau vùng mặt sau đó xuất hiện một nốt phỏng trên da, dần dẫn tới loét da hoặc nhiễm trùng da, rồi xâm lấn vào mũi xoang, quanh gò má, giữa mắt và môi, lâu dần tổn thương da bị nhiễm bệnh chuyển sang màu đen, sưng tấy, hoại tử.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Thường ở trẻ em, đặc biệt trẻ sinh non và nhẹ cân dưới 1 tháng tuổi với các dấu hiệu: buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.

Nhiễm nấm đen mucormycosis lan tỏa: Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân đã mắc bệnh mạn tính do vậy các dấu hiệu bệnh khó phân biệt với các bệnh đang có sẵn. Nhiễm trùng lan tỏa thường ảnh hưởng nhất đến não, hệ thần kinh trung ương gây tình trạng như hôn mê hoặc rối loạn ý thức. Các dấu hiệu có thể gặp: sưng mí mắt dưới hoặc trên (hoặc cả hai), chảy mủ ra khỏi mắt; tê liệt các cơ mí mắt, bệnh diễn tiến nặng hoặc kéo dài, toàn thân suy sụp.

Cơ chế lây nhiễm và cách phòng tránh căn bệnh nấm đen

Nấm xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: Hít phải bào tử nấm từ không khí, gây nhiễm trùng phổi, não hoặc xoang; xâm nhập qua da bởi vết cắt, vết xước, vết cào, vết bỏng và một số tổn thương da khác.

Cảnh báo bệnh truyền nhiễm mới nổi gây tử vong cao – bệnh nấm đen
Hình ảnh phim chụp tổn thương sọ não và xoang ở bệnh nhân nhiễm nấm đen

Hiện nay vẫn chưa có thuốc hay vắc xin nhằm ngăn chặn bệnh nấm đen, vì vậy, để phòng bệnh, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh nền, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - khuyến cáo: Tránh đến khu vực có nhiều khói bụi, công trường. Đeo khẩu trang hiệu suất lọc trên 95% có than hoạt tính khi phải đến khu vực có nhiều khói bụi.

Tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với bụi hoặc đất. Mang găng tay, ủng nếu thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đất.

Vệ sinh vùng da bị thương bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng da.

Nếu đã cấy ghép tế bào gốc hoặc cấy ghép nội tạng, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để được dùng thuốc kháng nấm để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng do nấm.

Tại bệnh viện, cơ sở y tế: Khử trùng các thiết bị được sử dụng bởi nhiều bệnh nhân (ống khí quản, máy thở, mặt nạ phun khí dung…); hệ thống thông gió; xử lý vết thương đúng cách…

Điều trị và kiểm soát tốt bệnh nền. Khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm nấm đen cần đến các cơ sở chuyên khoa để khám và phát hiện, điều trị thuốc chống nấm sớm, đúng phác đồ để hạn chế tỷ lệ tử vong.

Nấm đen là dạng nấm xâm nhập đã được y văn thế giới nhắc đến, đặc biệt tại Ấn Độ trong giai đoạn vừa qua với số lượng bệnh nhân tăng đột biến, là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao sau khi nhiễm Covid-19.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Thực hư về việc uống cà phê mỗi ngày làm tăng trí nhớ?

Não bộ có thực sự được nâng cao trí nhớ nếu chúng ta uống cà phê hàng ngày? Nghiên cứu của các tổ chức uy tín trên thế giới sẽ cho chúng ta thấy điều này.
Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu ngoài là “vua của các loại gia vị” còn giúp phòng ngừa bệnh ung thư nhờ một hợp chất

Hồ tiêu không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh như ngừa ung thư, tốt cho tiêu hóa...
Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Mối liên hệ bất ngờ giữa rau dền đỏ và chứng thiếu canxi, sắt

Thành phần sắt trong rau dền chiếm hàm lượng khá cao. Sử dụng rau dền có thể giúp giảm viêm, tốt cho xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đái tháo đường...
Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh: Bài thuốc dân gian từ loài cây mọc dại

Cây cỏ tranh không chỉ là loại cây dại mà còn là một bài thuốc quý trong Đông y. Với nhiều công dụng, cỏ tranh đã giúp cải thiện sức khỏe vàđiều trị nhiều bệnh.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được cấp cứu bằng máy bay và đường thủy

Mục tiêu đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ có 3 Trung tâm cấp cứu 115 khác ngoài bệnh viện và 2 trạm cấp cứu đường hàng không và đường thủy.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Ngày 27/3, Bộ Y tế phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.
Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Loại quả vừa ăn sống hoặc nấu thành nhiều món có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch

Cà chua là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin và khoáng chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là phòng ngừa tim mạch đến ung thư
Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Bộ Y tế thông tin về việc “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’’

Ngày 26/3, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố; bệnh viện, viện… hướng dẫn văn bản liên quan công tác khám sức khỏe.
​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

​​​​​​​Chưa tìm ra nguồn lây nhiễm cúm A/H5N1 ở Khánh Hoà

Ngành y tế tỉnh Khánh Hoà chưa tìm ra nguồn lây cúm A/H5N1 khiến nam sinh 21 tuổi tử vong, do địa phương chưa có ổ dịch, chưa có cảnh báo.
Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Quả dừa ngoài giải khát còn tác dụng chữa loại bệnh mà 70% dân số Việt Nam mắc và nguy cơ mắc

Dừa là loại quả "quốc dân" có vị thanh mát, ngọt dịu. Không những thế, nó còn rất thích hợp điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh đau dạ dày.
Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Số ca mắc bệnh lao tăng cao, Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh

Hàng năm, khoảng 13.000 người người tử vong do bệnh lao; 40% người mắc lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị, đặc biệt người trẻ mắc lao gia tăng.
Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Vị thuốc hay từ cây hoa ngũ sắc

Hoa ngũ sắc không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền.
Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Một loại gia vị ví như “thần dược” giúp giảm mỡ máu cao

Quế là loại gia vị bổ dưỡng có thể thêm vào nhiều món ăn và còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu cao, được các chuyên gia chuyên dinh dưỡng khuyên dùng.
Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Lof Malto triệu bước nhảy tạo kỷ lục đồng diễn sân trường

Hơn 5 triệu học sinh của hơn 10.000 trường THCS trên cả nước đã tham gia màn đồng diễn có tên gọi “Tiến bước dưới cờ đoàn và Lof Malto - Khi nào mình lớn”.
Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh: Món ăn và vị thuốc quý ít ai biết

Hoa quỳnh thường nở về đêm với hương thơm rất đặc biệt. Ít ai biết, hoa vừa là vị thuốc quý mà còn chế biến thành những món ăn thơm ngon bổ dưỡng.
Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Cúm A H5N1: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

H5N1 là một loại virus cúm A có khả năng gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm, chính vì thế mà H5N1 còn có tên là cúm gia cầm.
Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Mối liên hệ bất ngờ giữa cà phê và bệnh ung thư

Cà phê không chỉ là loại đồ uống khiến hàng triệu người trên thế giới say mê mà còn giúp hỗ trợ phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.
Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Bộ Y tế thông tin về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa

Chiều tối ngày 24/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có thông tin cụ thể gửi báo chí về trường hợp mắc Cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa.
TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh “quản chặt” đầu vào của hàng hóa, thực phẩm

Hiện nay điều kiện để bán hàng vào siêu thị TP. Hồ Chí Minh có thể sẽ khó hơn trước song đây là việc cần thiết để ngăn chặn thực phẩm không an toàn.
Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu

Việt Nam hiện là nước có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu; hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị.
Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Bệnh viện ngành mắt tìm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn’’ đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế

Ngày 23/3 tại Bắc Ninh, Bệnh viện Mắt TW chủ trì Hội nghị Giám đốc các bệnh viện chuyên khoa mắt, cập nhật kinh nghiệm đào tạo, chỉ đạo tuyến và đấu thầu y tế.
"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

"Bắt tay" đối tác ngoại để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế

Tổ chức Strasys (Anh) sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phát triển các trung tâm xuất sắc để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu cho người dân.
Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Loại rau mọc dại nhưng được ví như “thần dược” cực kỳ tốt cho sức khỏe

Rau má mọc dại khắp nơi nhưng lại là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe.
Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Khánh Hoà phát hiện 1 ca nhiễm cúm A/H5

Nam sinh 21 tuổi, học Trường Đại học Nha Trang (Khánh Hoà) dương tính với cúm A/H5, là bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, có tỷ lệ tử vong cao, khoảng 50%.
Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam được chọn là quốc gia nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao

Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lựa chọn triển khai nghiên cứu vaccine phòng bệnh lao M72.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động