Phòng bệnh truyền nhiễm lúc giao mùa

Thời tiết chuyển từ hè sang thu với khí hậu nóng ẩm thất thường tạo thuận lợi cho vi sinh vật, côn trùng, nấm mốc phát triển mạnh. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh về hô hấp, bệnh do muỗi truyền, bệnh về tiêu hóa… cho cộng đồng.  
phong benh truyen nhiem luc giao mua
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước sạch là giải pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả (Ảnh Internet)

Đến mùa dịch lại lo

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, khoảng 6 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận hơn 20.500 ca mắc sốt xuất huyết trong đó có 8 trường hợp tử vong.

Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, 3 tháng đầu năm nay, số ca mắc sởi tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017. Cả nước ghi nhận 141 trường hợp dương tính với sởi. Trong đó, có 54 trường hợp (38,3%) là trẻ dưới dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng, 55 trường hợp không tiêm chủng, 22 trường hợp không rõ tiền sử tiêm chủng và chỉ 10 trường hợp có tiêm vắc xin sởi.

Bệnh chân tay miệng đang có diễn biến phức tạp. Riêng Hà Nội, theo thống kê của Sở Y tế, đã ghi nhận 744 trường hợp mắc bệnh chân tay miệng. Trong đó, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 200 trường hợp…

Mọi người đều có thể mắc các bệnh truyền nhiễm khi thời tiết giao mùa nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và lây lan hơn cả. Vì vậy, công tác phòng chống dịch cho trẻ cần phải được chủ động thực hiện tốt tại các gia đình và trường học.

Tiêm vắc- xin ngừa bệnh

Bộ Y tế khuyến cáo, tiêm vắc – xin ngừa một số loại bệnh giao mùa như cúm, sởi, viêm não Nhật Bản, tả… là phương án phòng bệnh hữu hiệu nhất.

Bà Trần Thị Minh Lý, Trạm trưởng Trạm Y tế Phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội cho biết, vắc- xin ngừa cúm có thể sử dụng từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài trẻ em, các đối tượng dễ lây nhiễm như người già trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh tim, phổi, tiểu đường, suy giảm miễn dịch cũng nên tiêm phòng ngừa bệnh. Việc tiêm ngừa cúm còn giúp giảm nhẹ các chủng cúm A khác do tính miễn dịch chéo trong vắc- xin.

Để phòng chống bệnh sởi, các gia đình cần chủ động đưa trẻ từ 9 -18 tháng tuổi tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa sởi tại các trạm y tế xã, phường. Tuy nhiên, số trẻ mắc sởi vài năm gần đây gia tăng số ca mắc ở độ tuổi chưa đến thời gian tiêm chủng (trước 9 tháng) nên trong Hội nghị Phòng chống dịch bệnh 2018, đại diện Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế sẽ nghiên cứu (nếu hoàn thành có thể áp dụng ngay năm nay) đẩy sớm lịch tiêm chủng cho trẻ từ 6 tháng.

Ngoài hai loại vắc –xin trên, còn nhiều vắc –xin khác có thể phòng ngừa một số bệnh hữu hiệu như viêm não Nhật Bản, ho gà, bạch hầu, tả… song nhiều vắc –xin không nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia nên việc phòng bệnh phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân, gia đình.

Vệ sinh cá nhân, môi trường

Theo bà Lý, để chủ động phòng chống bệnh giao mùa, tại các gia đình hay cơ quan, trường học, cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn đặc biệt ở các nhà trẻ, trường học. Để tránh bệnh về tiêu hóa hay chân tay miệng, rèn thói quen rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy đối với cả người lớn và trẻ em trước khi chế biến thức ăn, ăn và cho trẻ ăn, bế ẵm trẻ… Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày ở các gia đình, nhà trẻ, trường học.

Đối với bệnh sốt xuất huyết, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt bọ gậy và phòng chống muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài, ngủ màn ở những khu vực có nhiều muỗi. Các vật dụng chứa nước trong gia đình, cơ quan, trường học cần phải được đậy kín hoặc úp xuống để muỗi không vào đẻ trứng. Thường xuyên loại bỏ những vật liệu phế thải như chai lọ, hốc tre, bẹ lá, mảnh vỡ…Phát động và nhân rộng nhiều phong trào “Đội xung kích diệt bọ gậy” ở mỗi đơn vị, cơ quan hay trường học, đồng thời phối hợp với ngành Y tế phun hóa chất, khử khuẩn để phòng chống dịch bệnh.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Hữu Phước, Bệnh viện Đa khoa huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc, với thời tiết nóng ẩm thất thường như hiện nay, thức ăn dễ ôi thiu, nếu ăn phải dễ gây ngộ độc và mắc một số bệnh về tiêu hóa. Để phòng chống bệnh, mọi người cần ăn uống hợp vệ sinh, chọn mua thực phẩm tươi sạch, chế biến và bảo quản thức ăn cẩn thận. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng, không ăn tiết canh, gỏi cá… Không cho trẻ ăn bốc, mút, ngậm đồ vật, không dùng chung các vật dụng như khăn mặt, cốc chén với người khác…

Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo, các trường học cần xây dựng chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh. Liên hệ chặt chẽ với gia đình, cơ sở y tế phối hợp giám sát, theo dõi sức khỏe cho các em. Trong Hội nghị Phòng chống dịch bệnh 2018, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã có những chỉ đạo kịp thời, đề nghị các sở phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân cũng như hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh cụ thể. Nâng cao tỉ lệ tiêm chủng đạt 95% ở quy mô xã, phường. Tăng cường, giám sát phát hiện sớm các ổ dịch tại cộng đồng. Sẵn sàng trang thiết bị và nhân lực, hậu cần để đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh.

Một số bệnh giao mùa như sởi, cúm, chân tay miệng, rubella… lây qua đường hô hấp nên tránh tiếp xúc với người bệnh, người nghi ngờ nhiễm bệnh, nếu tiếp xúc thì đeo khẩu trang bảo vệ. Khi có triệu chứng mắc bệnh cần đi khám để có phác đồ điều trị và biện pháp cách ly kịp thời, tránh lây nhiễm cho nhiều người và khiến bệnh bùng phát thành dịch.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Tin mới nhất

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Người dân phản ánh vẫn phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh

Trước phản ánh về việc người bệnh phải mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có yêu cầu chấn chỉnh ngay tình trạng này.
Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế gửi công văn Sở Y tế Hà Nội, Bệnh viện Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi con chị Trần Ngọc Diệp.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc làm rõ vụ thai nhi tử vong

Trước thông tin thai nhi tử vong khi làm dịch vụ sinh tại bệnh viện, Bộ Y tế đã có công văn khẩn đề nghị Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc kiểm tra, xác minh.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường có làm giảm tình trạng thừa cân, béo phì?

Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là giải pháp giảm thừa cân, béo phì, nhưng chưa có bằng chứng khoa học về mối liên hệ này.
Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Khoảng 13.000 người tử vong do bệnh lao và 40% ca lao đang tiềm ẩn trong cộng đồng

Ngày 8/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Tin nóng y tế: Việt Nam xuất hiện ca mắc cúm A (H9) đầu tiên

Bộ Y tế vừa có thông tin gửi báo chí về trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế tại Thừa Thiên Huế

Ngày 6/4, tại Thừa Thiên Huế diễn ra lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và bấm nút khởi công.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kịp thời cứu sống 2 mẹ con sản phụ trong đêm

Bệnh viện Vũng Tàu vừa phẫu thuật, kịp thời cứu sống một thai phụ bị vỡ tử cung ngay trong đêm, đảm bảo được tính mạng cho mẹ và con được an toàn.
Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Giải pháp giảm tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam

Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Do đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.
Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Hà Nội gia tăng trẻ em mắc ho gà

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 32 trường hợp mắc ho gà tại 16 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Tổng LĐLĐVN thăm hỏi, hỗ trợ công nhân bị tai nạn hầm lò tại Quảng Ninh

Sau sự cố hầm lò tại Cẩm Phả, Tổng LĐLĐVN đã tới hỏi thăm, trao quà cho các công nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.
Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Bình Dương: Khoảng 50 người nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn đồ từ thiện tại một lễ hội

Tại Lễ hội rước cộ chùa Ông Bổn (TP. Thuận An, Bình Dương) có gần 50 người sau khi ăn bánh mỳ, bánh bao phát từ thiện đã có biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm.
Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Khuyến nghị hàm lượng natri trong thực phẩm chế biến bao gói sẵn

Xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)  thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về các sản phẩm của Công ty Dược phẩm Kobayashi.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động