Cần Thơ: Nhiều hiệu quả từ tuyến phố không dùng tiền mặt

Không chỉ là tuyến phố ẩm thực nhộn nhịp mà đường Đề Thám (quận Ninh Kiều) còn là nơi đầu tiên được thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt của Cần Thơ.
Cần Thơ: Triều cường vượt báo động III, nhiều tuyến đường ngập nặng Kiến nghị hỗ trợ nguồn cát phục vụ dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng Tìm kiếm tài năng trẻ tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024

Đây là mô hình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại TP. Cần Thơ phối hợp thực hiện, đã tạo thuận lợi cho việc buôn bán của các tiểu thương trên tuyến đường.

Chuyên bán trái cây trên đường Đề Thám (quận Ninh Kiều), tiểu thương Nguyễn Thị Bảy phấn khởi cho biết, việc thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện dụng, người mua không cần mang tiền, chỉ quét mã QR là thanh toán xong. Theo đó, bà cũng không phải loay hoay với việc tìm tiền dư để trả lại cho khách hàng, mua bao nhiêu thì chuyển bấy nhiêu.

Cần Thơ: Nhìn thấy gì từ tuyến phố không dùng tiền mặt?
Đường Đề Thám (quận Ninh Kiều) là nơi đầu tiên được thí điểm việc thanh toán không dùng tiền mặt của Cần Thơ. Ảnh: Ngân Nga

“Khách hàng quét mã QR, chuyển xong, điện thoại thông báo là tôi biết tiền đã nhận được, vậy là xong, rất tiện lợi”, bà Bảy nói.

Cách đó không xa, xe bánh mì của tiểu thương Đặng Kim Phương cũng có mã QR để khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt. Theo tiểu thương này, xã hội ngày càng hiện đại, khách hàng, nhất là giới trẻ thường chuộng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt nên bản thân cũng phải cập nhật theo.

Chị Lê Thị Nga, kinh doanh mặt hàng trà sữa cho biết, mỗi tiểu thương được hướng dẫn tạo một mã QR. Người mua hàng chỉ cần chọn sản phẩm, sau đó dùng điện thoại thông minh quét mã để thanh toán thay cho phương thức sử dụng tiền mặt như trước đây.

“Việc mua, bán theo hình thức không dùng tiền mặt rất thuận lợi. Việc quét mã QR để thanh toán giúp tôi tránh được những rủi ro như tiền rách, tiền giả hay đổi tiền lẻ trả lại cho khách. Từ khi triển khai chợ 4.0 đến nay, 100% lượng khách hàng của tôi đã sử dụng hình thức này để thanh toán”, chị Lê Thị Nga cho hay.

Ngoài tuyến phố không dùng tiền mặt đang triển khai tại đường Đề Thám, một trong những mô hình thanh toán không dùng tiền mặt điển hình tại TP. Cần Thơ là mô hình chợ 4.0. Theo đó, đến tháng 6/2024, thành phố đã thực hiện thí điểm mô hình chợ 4.0 tại trên địa bàn tất cả 9/9 quận, huyện. Song song đó, hiện có 3 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tham gia với tổng số lượng chợ trên địa bàn thành phố đã công bố chợ 4.0 là 20/78 chợ có phân hạng.

Số lượng tiểu thương tại các chợ 4.0 tham gia hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt 10 - 50% theo vị trí từng chợ (chợ trung tâm hay chợ ở ngoại ô, nông thôn). Đồng thời, trên địa bàn thành phố cũng đã triển khai hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đến 13 siêu thị, 5 trung tâm thương mại và 169 cửa hàng tiện lợi kinh doanh theo chuỗi.

Đếm nay, 100% các đơn vị này đều đã triển khai áp dụng chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện tại, số người thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm ở các trung tâm thương mại được nâng lên 70 - 80%, ở các siêu thị và các chợ trong nội ô thành phố từ 50 - 60%, các chợ vùng nông thôn khoảng 20 - 30%…

Ngoài ra, thành phố còn đang đẩy mạnh triển khai dịch vụ thanh toán điện tử không dùng tiền mặt đối với một số dịch vụ như: thanh toán tiền điện, tiền nước, thanh toán học phí, viện phí, các dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại, du lịch cũng từng bước phát triển, cụ thể:

Đối với lĩnh vực y tế, TP. Cần Thơ đang triển khai thí điểm Hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố tại 106 cơ sở y tế. Kết quả đến hết quý III/2024, có hơn 100 cơ sở đã liên thông được dữ liệu khám chữa bệnh vào phần mềm hồ sơ sức khỏe với tổng số nhân khẩu được tạo lập hồ sơ sức khỏe đạt 99%. Hiện tại, có 20/20 cơ sở khám chữa bệnh do Sở Y tế quản lý đã triển khai dịch vụ đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, thanh toán điện tử không dùng tiền mặt để người dân có thể lựa chọn hình thức đăng ký khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí khi khám, chữa bệnh.

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ đang triển khai thí điểm Trung tâm Điều hành giáo dục thông minh phục vụ công tác quản lý, điều ngành trong ngành giáo dục và đào tạo. Đến nay, có 100% cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt.

Cần Thơ: Nhìn thấy gì từ tuyến phố không dùng tiền mặt?
Ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ - thông tin về thanh toán không tiền mặt tại buổi họp báo. Ảnh: Ngân Nga

Ngày 15/10, tại buổi họp báo của UBND TP. Cần Thơ về tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý III/2024, ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công thương TP. Cần Thơ - cho biết, hiện thành phố có 5 trung tâm thương mại, 13 siêu thị, nhiều cửa hàng tiện ích và nhiều chợ truyền thống. Hiện tại, số người thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm ở các trung tâm thương mại được nâng lên 70 - 80%, ở các siêu thị và các chợ trong nội ô thành phố từ 50- 60%, các chợ vùng nông thôn khoảng 20 - 30%… Đây là kết quả sau hơn 2 năm tuyên truyền thanh toán không dùng tiền mặt.

“Việc thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu của thời đại 4.0, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Sắp tới, Sở Công Thương TP. Cần Thơ sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng cũng như Ban quản lý các chợ trong triển khai thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là các chợ nông thôn; phối hợp với các nhà mạng đầu tư, đồng bộ hạ tầng, đường truyền đảm bảo kỹ thuật, bảo mật cũng như các điều kiện cần thiết để việc thanh toán thuận lợi, không ảnh hưởng đến khách hàng, tiểu thương khi sử dụng dịch vụ”, ông Sơn thông tin.

Trước đó, UBND TP. Cần Thơ đã có đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu đến cuối năm 2025, phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; có 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 - 25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt 50 - 80%/năm và giá trị giao dịch đạt 80 - 100%/năm; tỉ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%…

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thanh toán không dùng tiền mặt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

10 tháng, xuất siêu của Nam Định đạt 913 triệu USD, liệu địa phương có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD?
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Tỉnh Thanh Hóa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 205 lô “đất vàng” thuộc khu dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương với số tiền hơn 354 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, hàng loạt tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập sâu, có nơi hơn nửa mét, lực lượng chức năng đã có mặt, phân luồng, đặt biển cấm đường nhiều nơi.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Một đám cháy lớn đã bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa nằm trên Đại lộ Lê Lợi, nhiều tài sản đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Bộ Công an vừa điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Chiều 4/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.
Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Quảng Ninh đã và đang chú trọng bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số, phát triển du lịch bền vững, qua đó nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Tỉnh Vĩnh Phúc công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên, nhiệm kỳ 2020-2025, cho ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hội Mùa vàng ở Đông Bắc là dịp tôn vinh cảnh sắc ruộng bậc thang mùa lúa chín và văn hóa dân tộc, thu hút du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây.
Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như hồ chứa nước Bộc Nguyên, Thượng Sông Trí, Khe Xai đã đồng loạt xả tràn.
Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên Huế tổ chức Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển Thừa Thiên Huế năm 2024.
Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Tỉnh Long An vừa ban hành Quyết định 48/2024/QĐ-UBND, quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có hiệu lực từ ngày 6/11.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho phép các doanh nghiệp đã trúng thầu thực hiện quản lý chợ theo hợp đồng đã ký, hết thời hạn thì bàn giao lại cho địa phương.
Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 10 tháng năm 2024 ước đạt 67,4% kế hoạch năm.
Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

Dự kiến đến ngày 30/6/2025, sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc nhượng quyền thương hiệu V-GREEN được Vasia đầu tư và đưa vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong 10 tháng của năm 2024, tỉnh Bắc Ninh thu hút được 350 dự án FDI, tiếp tục nằm trong tốp đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Nam Định: Vận tải hàng hóa, hành khách tháng 10 tiếp đà tăng

Tháng 10/2024, hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục tăng so với tháng trước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động