'Cắn răng' vì giấc mơ nhà ở: An cư hay gánh nặng?

Giá bất động sản tăng cao không ngừng biến căn nhà, thay vì trở thành nơi an trú, đôi khi lại trở thành những nỗi lo vô hình, gánh nặng đối với nhiều người.
VRECC 2025: Thị trường bất động sản trong kỷ nguyên bứt phá Giải 'bài toán' định giá đất để gỡ điểm nghẽn đầu tư Ba nhóm ngành sẽ bứt phá trong năm 2025

Người nghèo khó tiếp cận tài nguyên đất đai

Chúng ta thường nghe câu nói “An cư lạc nghiệp”, và việc sở hữu một căn nhà riêng luôn được coi là một biểu tượng của sự thành công và ổn định. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, giấc mơ an cư ấy đang trở thành bài toán rất khó, đặc biệt đối với giới trẻ và người lao động có thu nhập trung bình.

Nếu như cách đây 10 năm, có trong tay 1 tỷ đồng là bạn hoàn toàn có thể nghĩ đến việc sở hữu một căn hộ rộng rãi 2 phòng ngủ, đáp ứng cho cuộc sống gia đình ở thành thị. Thì nay, con số đó chỉ đủ để bạn mua một nửa căn hộ studio.

Khi giấc mơ nhà ở trở thành gánh nặng tài chính
'Cắn răng' vì giấc mơ nhà ở: An cư hay hưởng thụ? (Ảnh minh họa)

Giá bất động sản đã tăng chóng mặt trong khi đó, thu nhập của phần đa người dân lại tăng chậm chạp, không theo kịp. Một số thống kê chỉ ra rằng, 60% là mức tăng trung bình của giá bất động sản trong 5 năm qua, bỏ xa mức tăng vỏn vẹn khoảng 6% về thu nhập ở cùng giai đoạn.

Sự phức tạp lớn dần lên khi tình trạng đầu cơ bất động sản diễn biến khó lường, đi kèm với những chính sách hỗ trợ nhà ở còn nhiều hạn chế, làm giấc mộng có nhà của người lao động bình dân hoặc các gia đình trẻ thêm xa vời. Để biến mong ước đó thành hiện thực, nhiều người buộc phải chấp nhận hy sinh những nhu cầu thiết yếu khác, đặt bản thân vào vòng xoáy vay nợ kéo dài.

Có nên đánh đổi chất lượng cuộc sống để lấy một căn nhà đắt đỏ

Có người chia sẻ trên các diễn đàn nhà đất về việc chấp nhận chi trả cho bữa sáng quá đỗi đạm bạc chỉ với vài chục nghìn đồng, dấy lên câu hỏi không dễ trả lời: Có nên đánh đổi chất lượng cuộc sống để lấy một căn nhà đắt đỏ giữa thời nay?

Có nhà, đồng nghĩa với việc không còn phải lo lắng với cuộc sống thuê trọ bất ổn định, và là tấm bằng chứng thực cho sự thành công trong mắt người khác. Tuy nhiên, cũng từ đó nhiều lo toan khác nảy sinh, như biến động thị trường, lãi suất, công việc... Những năm tháng dành dụm để chạm tay vào giấc mơ sở hữu nhà cửa, tưởng chừng là điểm kết thúc của chuỗi ngày bất an, lại mở ra một chương mới đầy áp lực.

Không ít người sau khi mua được nhà đã rơi vào cảnh “đứng ngồi không yên” vì sự bất ổn của nền kinh tế. Một đợt khủng hoảng bất động sản hay lãi vay ngân hàng tăng vọt có thể biến căn nhà - vốn là biểu tượng của sự ổn định lại thành nguồn cơn của khủng hoảng tài chính cá nhân.

Tóm lại, không có câu trả lời thỏa đáng cho sự băn khoăn này. Có người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, nhưng có người chọn phương án an toàn hơn giữa bối cảnh đầy biến động như hiện nay, là tiếp tục đi thuê nhà. Kỳ thực, mua nhà hay thuê nhà đều có những ưu và nhược điểm riêng, chẳng có lựa chọn nào là toàn vẹn.

Quan trọng nhất, là phù hợp với điều kiện và mục tiêu của bản thân cũng như gia đình. Chẳng hạn, với số tiền khoảng 1-2 tỷ đồng, thay vì dồn toàn bộ và chọn đi vay để mua một căn hộ ưng ý, thì không ít người chọn cuộc sống đi thuê nhà, và thực hiện các mục tiêu khác trong cuộc sống, như giáo dục con cái, chăm sóc sức khỏe, đầu tư vào các kênh có khả năng sinh lời hay đơn giản là tận hưởng những khoảnh khắc bình yên. Đó là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

Giá nhà, đất bị đẩy cao phi lý gây nhiều hệ lụy, vừa làm người dân khó tiếp cận nhà ở lẫn tăng chi phí đầu tư sản xuất, và quan trọng là người đầu tư chân chính khó tiếp cận tài nguyên đất đai.

Mặt khác, giá bất động sản tăng cao khiến giá trị tài sản đảm bảo tại các ngân hàng chắc chắn tăng theo. Và, khi giá bất động sản tăng quá nhanh, vượt xa giá trị thực, các ngân hàng cần cẩn trọng nguy cơ đối mặt với một số rủi ro lớn. Khi giá tài sản bị đẩy lên mức ảo, các khoản vay dựa trên giá trị này sẽ không bền vững.

Nếu thị trường đảo chiều, các khoản tín dụng này dễ trở thành nợ xấu, nguy cơ vỡ bong bóng tín dụng. Khi phần lớn dòng vốn ngân hàng bị “đóng băng” vào bất động sản, các ngành kinh tế khác sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, gây mất cân đối dòng tiền, tăng áp lực thanh khoản.

Hồng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Chính sách xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, nâng tầm tư duy chiến lược phát triển

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ tạo điều kiện để nâng tầm tư duy chiến lược phát triển kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Công ty Excelerate Energy

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Công ty Excelerate Energy

Chiều 17/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Đoàn đại biểu Công ty Excelerate Energy (Hoa Kỳ).
Cần tránh tình trạng ‘quân anh, quân tôi’ khi sáp nhập tỉnh

Cần tránh tình trạng ‘quân anh, quân tôi’ khi sáp nhập tỉnh

Ông Nguyễn Túc cho rằng, cần chọn đội ngũ cán bộ tiêu biểu cho sự đoàn kết nhất trí của các tỉnh mới thành lập để tránh tình trạng “quân anh, quân tôi”.
Tạo

Tạo 'luồng xanh' cho khoa học, công nghệ nhưng không ‘buông lỏng’ quản lý

Việc quy định miễn trách nhiệm dân sự trong hoạt động khoa học, công nghệ là cơ chế đột phá, tạo luồng xanh cho KHCN, nhưng không vì thế mà buông lỏng quản lý.

Tin cùng chuyên mục

Văn phòng Bộ Công Thương tiến hành thanh lý xe ô tô theo quy định

Văn phòng Bộ Công Thương tiến hành thanh lý xe ô tô theo quy định

Văn phòng Bộ Công Thương đã có các văn bản số: 322/VP-KT và 678/VP-ĐX về việc đề nghị thanh lý xe ô tô đã đủ điều kiện thanh lý theo quy định.
Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Việc thực hiện các mốc lộ trình về điều chỉnh đơn vị hành chính trong đó có sáp nhập tỉnh hiện đang diễn ra khẩn trương theo đúng Kết luận số 127-KL/TW.
Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Việc tạm dừng dự án xây mới, sửa chữa công sở để sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các dự án đã cơ bản hoàn thành thì không nên tạm dừng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện chỉ đạo về các nhà máy điện

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành công điện chỉ đạo về các nhà máy điện

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện số 1822/CĐ-BCT ngày 15/3/2025 về việc bảo đảm vận hành an toàn, ổn định các nhà máy điện.
Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Việc sáp nhập tỉnh, thành dù được cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, được đại đa số nhân dân đồng thuận nhưng vẫn còn những tâm tư...
Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ...
Sáp nhập tỉnh, doanh nghiệp sẽ  thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động

Sáp nhập tỉnh, doanh nghiệp sẽ thuận lợi mở rộng quy mô hoạt động

Sáp nhập tỉnh, theo TS.Tô Hoài Nam là bước đi lớn trong cải cách hành chính, doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động hơn.
Quang Linh Vlog và câu hỏi trách nhiệm ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

Quang Linh Vlog và câu hỏi trách nhiệm ủy viên UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?

Xuất hiện tại “Gặp gỡ thân tình Team Cer Group và truyền thông” chiều 14/3 tại Hà Nội, Quang Linh Vlog nói bản thân sẽ thôi việc livestream bán hàng.
Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết nhiều dự án tỷ USD

Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết nhiều dự án tỷ USD

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua sắm giữa doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ.
Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2025

Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2025

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm” đã chính thức được phát động tại TP. Hải Phòng.
Kinh tế đêm: Cần đột phá để giữ chân du khách

Kinh tế đêm: Cần đột phá để giữ chân du khách

Kinh tế đêm là hướng đi cần phát triển ở mỗi địa phương, nhưng sản phẩm còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng, đặc sắc để thu hút, giữ chân du khách.
Sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy, mở đường lớn

Sáp nhập tỉnh, tinh gọn bộ máy, mở đường lớn

Tinh gọn bộ máy, sáp nhập tỉnh và “chốt” triển khai nhiều “siêu dự án”… là những nội dung được người dân cả nước hết sức quan tâm, mở ra những kỳ vọng mới.
Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của

Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của 'ý Đảng, lòng dân'

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã là cuộc cách mạnh tinh gọn bộ máy cần thiết, được nhân dân ủng hộ.
Bộ Công Thương hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đúng tiến độ

Bộ Công Thương hoàn thiện điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đúng tiến độ

Trong văn bản Kết luận về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Thường trực Chính phủ đã đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc hoàn thiện đúng tiến độ
Áp lực cuộc sống, gánh nặng

Áp lực cuộc sống, gánh nặng 'áo cơm' níu bước ước mơ con trẻ

Ở các đô thị lớn, việc nuôi dạy một đứa trẻ chẳng khác nào gánh cả một chi phí "khổng lồ" đối với những gia đình có thu nhập khiêm tốn…
Cấp giấy phép hành nghề livestream,

Cấp giấy phép hành nghề livestream, 'phong sát' KOLs quảng cáo sai sự thật

Việc cấp phép hành nghề cho KOLs nhằm kiểm soát trách nhiệm, hạn chế quảng cáo sai sự thật, bảo vệ người tiêu dùng và tạo môi trường quảng bá minh bạch...
Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tên mới sau sáp nhập tỉnh có thể trở thành một động lực thúc đẩy sự đoàn kết, tạo cảm hứng cho người dân hướng tới tương lai.
Xử nghiêm content

Xử nghiêm content 'bẩn', quảng cáo 'lố' để sạch môi trường mạng

Để bán hàng, nhiều người đã dùng chiêu làm content 'bẩn', quảng cáo 'lố' ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng và xã hội. Hành vi này cần phải xử lý nghiêm.
Cà phê đường tàu: Khi vẻ đẹp tiềm ẩn rủi ro

Cà phê đường tàu: Khi vẻ đẹp tiềm ẩn rủi ro

Dù bị cấm nhưng cà phê đường tàu vẫn trở thành điểm đến yêu thích của du khách. Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp đó là những rủi ro về an toàn giao thông.
Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Ấm lòng bếp Phạn Duyên, hành trình ba năm vì cộng đồng

Suốt ba năm qua, bếp ăn từ thiện Phạn Duyên tại chùa Phước Hưng (TP. Sa Đéc) đã trở thành điểm tựa ấm lòng cho biết bao người dân có hoàn cảnh khó khăn nơi đây.
Mobile VerionPhiên bản di động