Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra các quy định về đất đai.
Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững Thừa Thiên Huế: Tập trung nguồn lực, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Lào Cai tổ chức hội chợ chuyên biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Quan tâm đến phong tục, tập quán khi đưa ra các quy định về đất đai

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khoá XV vừa xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tại hội nghị, một số đại biểu Quốc hội đã nêu ý kiến về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo đảm đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn đánh giá cao nỗ lực của Cơ quan soạn thảo và Cơ quan chủ trì thẩm tra trong việc tiếp thu, giải trình ý kiến nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội tại 2 Kỳ họp Quốc hội để hoàn thiện Hồ sơ Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - đoàn Lạng Sơn nêu, Nghị quyết số 18 của Trung ương yêu cầu: Tập trung nguồn lực đầu tư, chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Báo cáo của Chính phủ tổng hợp ý kiến nhân dân cho thấy rất nhiều ý kiến liên quan đến đất đai cho đồng bào thiểu số được đề cập. Đại biểu đánh giá cao việc bổ sung trong Dự thảo một số quy định liên quan đến đất đai cho đồng bào như tại khoản 3 Điều 79, Điều 112, Điều 250. Đặc biệt, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định nghiêm cấm hành vi vi phạm chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào Điều 11.

Tuy nhiên, đối với trường hợp cá nhân là người đồng bào dân tộc thiểu số được giao đất, cho thuê đất lần 2 thì Điều 48 Dự thảo Luật lại bó hẹp hơn Luật hiện hành cũng như dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Theo đó, những trường hợp này không được chuyển nhượng kể cả sau thời hạn 10 năm. Do đó, đại biểu đề nghị đánh giá kỹ hơn tác động của quy định.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về tâm linh. Vì vậy, cần phải quan tâm đến văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào khi đưa ra các quy định về đất đai. Do đó, đề nghị bổ sung nguyên tắc: Tôn trọng tín ngưỡng, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số vào Điều 5 Dự thảo Luật làm cơ sở cho các chính sách quy định tại Điều 16.

Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 70 Hiến pháp quy định: Quốc hội quyết định chính sách dân tộc. Trong khi đó, khoản 6 Điều 16 lại giao Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn. Khoản 9 Điều 16 lại giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Do đó, đề nghị rà soát để bảo đảm tính hợp hiến về thẩm quyền quyết định chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số vì đây là nội dung cơ bản của chính sách dân tộc.

Nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ, độ chính xác thấp

Về trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý đất đai đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số thể hiện tại Điều 17 của dự thảo Luật, đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông đề nghị, Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét lại nội dung này với lý do các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các xã khu vực vùng 1, 2 hoặc các vùng lân cận xã các khu vực vùng 3 rất khó khăn cho việc bố trí đủ đất sinh hoạt cộng đồng.

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai
Đại biểu Dương Khắc Mai - đoàn Đắk Nông

Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu mở rộng phạm vi đối tượng hưởng từ chính sách này. Đồng thời, qua thực tiễn có thể nhận thấy ở nơi phần lớn dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn có vấn đề quản lý, sử dụng đất các nông, lâm trường nói chung, công tác quản lý diện tích đất thu hồi từ các công ty nông lâm nói riêng.

Luật Đất đai năm 2013 và các luật chuyên ngành chưa thực sự đảm bảo tính liên kết, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực dẫn đến chồng chéo, gây khó khăn cho thực hiện, đặc biệt là việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất áp dụng từ việc gia tăng dân số, nhất là tình hình dân di cư không theo kế hoạch gia tăng nhanh và đời sống của người dân ven rừng còn nhiều khó khăn như ở Đắk Nông là một ví dụ.

Diện tích rừng thu hồi từ các công ty nông, lâm nghiệp, lâm trường bàn giao về cho địa phương quản lý còn manh mún, liền kề với nương rẫy của người dân và chủ yếu là rừng gỗ nghèo, rừng lồ ô, tre nứa tái sinh dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ của địa phương.

Việc giao đất cho các nông, lâm trường trước đây chưa được đo đạc rõ ràng để quản lý bằng bản đồ và lưu trữ đầy đủ. Nhiều trường hợp chỉ khoanh vẽ trên bản đồ, có độ chính xác thấp, dẫn đến việc giao đất chồng lấn lên đất của một số tổ chức, cá nhân khác đang sử dụng.

Quá trình lập hồ sơ, thủ tục thu hồi đất rừng chỉ thực hiện theo hồ sơ quản lý nên khi tiến hành điều tra hiện trạng nhiều diện tích rừng đã bị giảm từ nhiều năm trước đây, nếu không nói chỉ còn hình thức trên giấy. "Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần có những quy định cụ thể trong Luật Đất đai (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn thi hành để có hướng giải quyết căn cơ cho vấn đề này" - đại biểu đoàn Đắk Nông bày tỏ.

Bảo đảm đất cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng

Phát biểu giải trình, làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội nêu tại hội nghị về vấn đề đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, các đại biểu có trao đổi, chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu để xem xét chính sách đất cho sinh hoạt cộng đồng.

Cần quan tâm đến văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số khi đưa ra quy định về đất đai
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trở thành một văn hóa đặc trưng và rất cần quỹ đất để cho đồng bào dân tộc thiểu số sinh hoạt cộng đồng. Do đó, chúng tôi sẽ xem xét và cùng với Ủy ban Kinh tế nghiên cứu.

Về vấn đề giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong lần tiếp thu này tại dự thảo Luật, "trách nhiệm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số là quy định và phải có trách nhiệm đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó kể cả thu hồi đất nông, lâm trường, đất các tổ chức, đơn vị không hiệu quả và những đất đai đảm bảo được sản xuất nông nghiệp cũng như đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số".

Tuy nhiên, theo ông Đặng Quốc Khánh, có quy định khi giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số lần 2, trong đó có "những điều cấm mua và cấm bán, cấm chuyển nhượng", qua đó nhằm đảm bảo công bằng của đồng bào dân tộc chưa được giao lần 1.

"Thực tế tại một số vùng, khi được giao đất thì người dân lại bán, dẫn tới thiếu quỹ đất sản xuất. Cho nên chúng ta sẽ có điều khoản để nghiêm cấm việc này, tạo điều kiện hết sức nhưng cũng phải có điều khoản nghiêm cấm việc lợi dụng chính sách" - Bộ trưởng nói.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

McDonald

McDonald's 'câu khách' từ câu chuyện thương tâm của Mèo Béo, nghĩ về văn hóa kinh doanh

Dù McDonald's đã đăng đàn xin lỗi, song từ việc lợi dụng câu chuyện thương tâm của Mèo Béo để 'đu trend' bán hàng cần nghĩ đến văn hóa kinh doanh hiện nay.
Chấp thuận việc cấm ô tô tải từ 3 trục qua cầu Rạch Miễu vào giờ cao điểm

Chấp thuận việc cấm ô tô tải từ 3 trục qua cầu Rạch Miễu vào giờ cao điểm

Cục Đường bộ Việt Nam đồng ý với đề nghị của Ban ATGT tỉnh Tiền Giang về việc cấm xe tải từ 3 trục trở lên lưu thông qua cầu Rạch Miễu vào giờ cao điểm.
Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tuy nhiên người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố vẫn chưa được hỗ trợ.
Công đoàn ngành Công Thương Quảng Bình tích cực hưởng ứng Tháng Công nhân 2024

Công đoàn ngành Công Thương Quảng Bình tích cực hưởng ứng Tháng Công nhân 2024

Tháng Công nhân năm 2024, Công đoàn ngành Công Thương Quảng Bình tổ chức nhiều hoạt động nhằm chăm lo tốt hơn cho người lao động.
Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Việt Nam đối thoại Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 7/5/2024 tại Geneva (Thụy Sỹ), Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Phiên đối thoại về UPR chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Tin cùng chuyên mục

Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Xanh hóa bao bì - chiến lược phát triển bền vững của ngành thực phẩm

Xanh hóa bao bì thực phẩm không chỉ là một xu hướng, còn là sự chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng tiêu dùng xanh và yêu cầu về môi trường.
Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 2024 có giấc mơ gì?

Bức thư đoạt giải Nhất Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU 2024 có giấc mơ gì?

Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 đã nhận được 1,5 triệu bức thư tham gia. Giải nhất thuộc về nam sinh tại TP. Đà Nẵng.
Khánh Hoà: Triển lãm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khánh Hoà: Triển lãm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh tư liệu, tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ được trưng bày, giới thiệu đến người dân, du khách tại Nha Trang - Khánh Hoà.
Hà Tĩnh thông tin rõ hơn về vụ tai nạn sạt lở gần đường dây 500kV mạch 3

Hà Tĩnh thông tin rõ hơn về vụ tai nạn sạt lở gần đường dây 500kV mạch 3

Tại cuộc họp giao ban tiến độ đường dây 500kV mạch 3 sáng ngày 7/5, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh đã thông tin rõ hơn về vụ tai nạn.
Từ Huổi He đến Chiến thắng Điện Biên Phủ

Từ Huổi He đến Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'

Chính quyết định chuyển phương châm tiêu diệt địch sang 'đánh chắc, tiến chắc' tại Huổi He là dấu mốc vàng mở ra Chiến thắng Điện Biên Phủ 'chấn động địa cầu'.
‘Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử’: Vang vọng khúc hùng ca

‘Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử’: Vang vọng khúc hùng ca

Tối 6/5, tại TP. Điện Biên Phủ đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”.
Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết

Điện Biên Phủ - Họ đã đến, đã thấy… và đã viết

Những nhà văn, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa, hôm nay tuy tất cả đã về nơi cõi Phật,nhưng với bạn đọc họ còn mãi một Điện Biên oai hùng của một thời trai trẻ
Tài liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ: Những trang sử thiêng liêng, sống mãi cùng thời gian

Tài liệu lưu trữ về Chiến dịch Điện Biên Phủ: Những trang sử thiêng liêng, sống mãi cùng thời gian

Gần 200 tài liệu lưu trữ gốc quý hiếm về Chiến dịch Điện Biên Phủ được Trung tâm Lưu trữ quốc gia III công bố dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thời tiết hôm nay ngày 7/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác

Thời tiết hôm nay ngày 7/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 7/5/2024: Mưa vừa, mưa to ở vùng núi Bắc Bộ, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa lớn cục bộ, Nam Bộ nắng nóng.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/5/2024: Có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy

Dự báo thời tiết biển hôm nay 7/5/2024: Có mưa rào và dông rải rác, khả năng xảy ra lốc xoáy

Thời tiết biển hôm nay 7/5/2024, ở Bắc vịnh Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 6-7.
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/5/2024: Hà Nội mưa dông, có khả năng xảy ra lốc sét, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/5/2024: Hà Nội mưa dông, có khả năng xảy ra lốc sét, gió mạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 7/5/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.
Thái Bình: Nhiều người nhập viện, 1 người tử vong sau bữa cỗ tiết canh dê

Thái Bình: Nhiều người nhập viện, 1 người tử vong sau bữa cỗ tiết canh dê

Tối ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Bình xác nhận, trên địa bàn vừa có vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh dê ở đám cưới.
Thông tin thêm về vụ sạt lở lán trại gần vị trí thi công đường dây 500kV mạch 3 tại Hà Tĩnh

Thông tin thêm về vụ sạt lở lán trại gần vị trí thi công đường dây 500kV mạch 3 tại Hà Tĩnh

Chủ đầu tư vừa có thông tin về vụ sạt lở lán trại do mưa giông gần vị trí thi công đường dây 500kV mạch 3 tại Hà Tĩnh.
Biển người nô nức đón xem Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Biển người nô nức đón xem Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Đúng 20h (6/5), Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử' mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra tại Quảng trường 7/5.
Tăng cường bảo vệ hành lang lưới điện cao áp mùa nắng nóng 2024

Tăng cường bảo vệ hành lang lưới điện cao áp mùa nắng nóng 2024

Với địa bàn quản lý rộng, đi qua nhiều khu vực rừng phòng hộ, vùng đông dân đã gây khó khăn trong quản lý vận hành một số tuyến đường dây điện cao thế.
Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045

Thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển tầm nhìn đến năm 2045

Tại Thông báo số 202/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Ứng cứu kịp thời các nạn nhân vụ sạt lở lán trại thi công đường dây 500 kV mạch 3

Ứng cứu kịp thời các nạn nhân vụ sạt lở lán trại thi công đường dây 500 kV mạch 3

Hiện các cơ quan chức năng và đơn vị liên quan đang khẩn trương giải quyết vụ tai nạn sạt lở do mưa lớn tại lán trại thi công đường dây 500kV mạch 3.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và bài học quân sự cho thế kỷ 21

Chiến thắng Điện Biên Phủ và bài học quân sự cho thế kỷ 21

Theo tiến sĩ Mike Henelly, thất bại của Pháp tại Điên Biên Phủ là một bài học quân sự lớn về sự chấp nhận rủi ro, một khái niệm thường thấy trong kinh tế học.
Phạt tiền đến 30 triệu đồng nếu vi phạm sở hữu công nghiệp

Phạt tiền đến 30 triệu đồng nếu vi phạm sở hữu công nghiệp

Theo Nghị định 46, Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, có thể phạt tiền đến 30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền.
Từ vụ nữ nhân viên mặc áo ngân hàng lộ clip: Cần loại bỏ văn hoá

Từ vụ nữ nhân viên mặc áo ngân hàng lộ clip: Cần loại bỏ văn hoá 'xin link' độc hại

Những ngày qua, ồn ào lộ clip nhạy cảm của nữ nhân viên được cho của một ngân hàng và clip đánh ghen bị phát tán trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động