Cần nghiên cứu mở rộng, nâng cao năng lực dự trữ quốc gia về xăng dầu

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu nghiên cứu mở rộng, nâng cao năng lực dự trữ quốc gia về xăng dầu; thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối về xăng dầu.
Thường vụ Quốc hội thống nhất giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu

Ghi nhận các giải pháp, cam kết của các Bộ trưởng tại phiên chất vấn

Ngày 24/3, với 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá, sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần khoa học, đổi mới, dân chủ, xây dựng và trách nhiệm cao, phiên chất vấn đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ khóa XV đã diễn ra rất sôi nổi, thu hút được sự quan tâm, chú ý rộng rãi của cử tri, nhân dân cả nước và đã thành công tốt đẹp.

Ghi nhận các giải pháp, cam kết của Bộ trưởng các Bộ tại phiên chất vấn
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Qua chất vấn và trả lời chất vấn cho thấy, việc lựa chọn và quyết định nội dung chất vấn tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là rất “đúng” và “trúng”, vừa có tính thời sự cấp bách, vừa mang tính chiến lược, lâu dài, đáp ứng nguyện vọng của cử tri, nhân dân cả nước. Các vị đại biểu Quốc hội thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri, nghiên cứu kỹ tài liệu, bám sát thực tiễn và lĩnh vực được chất vấn, đặt các câu hỏi và tranh luận có chất lượng.

Các vị Bộ trưởng thể hiện tinh thần trách nhiệm, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, thẳng thắn, giải trình làm rõ nhiều vấn đề, trong đó có những vấn đề tồn tại nhiều năm; đồng thời, nêu rõ những khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, nhất là các nguyên nhân chủ quan, đề xuất các giải pháp cụ thể, có tính khả thi để khắc phục các vấn đề bất cập, vướng mắc, giải quyết các tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đã được chỉ ra trong quá trình chất vấn.

Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực và các Bộ trưởng: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Tư pháp đã tham gia trả lời, giải trình, làm rõ thêm nhiều vấn đề các đại biểu Quốc hội chất vấn. "Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận các giải pháp, cam kết của Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường và các thành viên Chính phủ có liên quan tại phiên chất vấn" - Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh

Bảo đảm cân đối cung cầu xăng, dầu trong mọi tình huống

Tại Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn.

Trong đó, đối với lĩnh vực Công Thương: Cần xây dựng các kịch bản, phương án cụ thể, rõ ràng và thực hiện quyết liệt để bảo đảm an toàn, an ninh năng lượng, bảo đảm cân đối cung cầu xăng, dầu trong mọi tình huống. Có giải pháp tổng thể, căn cơ, kịp thời giải quyết những vướng mắc của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn; làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các cam kết trong hợp đồng về đầu tư và kinh doanh.

Đồng thời, nghiên cứu mở rộng, nâng cao năng lực dự trữ quốc gia về xăng dầu; thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh đầu mối về xăng dầu. Tiếp tục điều hành giá xăng, dầu, bám sát diễn biến giá thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu phù hợp với diễn biến cung cầu xăng dầu, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân.

Cùng với đó, kết hợp việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu với công cụ thuế và các công cụ khác để bình ổn thị trường; trường hợp giá xăng, dầu tăng cao, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn (như ngư dân, người nghèo, người có thu nhập thấp…). Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh xăng, dầu, rà soát điều chỉnh các loại thuế, phí và các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các định mức hao hụt, định mức chi phí, định mức lợi nhuận… phù hợp với thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch.

Đặc biệt, tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý, trái quy định. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành thị trường xăng, dầu; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã hội, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng nói chung và xăng, dầu nói riêng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết của Quốc hội trong công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là giữa lực lượng quản lý thị trường với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng như công an, biên phòng, cảnh sát biển, hải quan và thanh tra chuyên ngành, ngăn chặn tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lẩn tránh, gian lận xuất xứ ngay từ tuyến biên giới, trên đường biển, đường bộ, hàng không, nhất là đối với các mặt hàng vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19.

Tiếp tục hoàn thiện tổ chức, hoạt động của lực lượng quản lý thị trường, xây dựng lực lượng quản lý thị trường thật sự trong sạch, vững mạnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương công vụ, phòng, chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng khi thực thi nhiệm vụ. Đề cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, gắn với trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra sai phạm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu. Đa dạng các hình thức truyền thông, tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng và phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực đó.

Trong năm 2022, ban hành đề án chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử; nâng cao năng lực của cơ quan quản lý thị trường trong xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính; ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm công nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển.

Xây dựng các hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu để thực hiện trên toàn quốc, làm cơ sở cho việc đấu tranh, ngăn chặn hàng giả trong thương mại điện tử; đẩy mạnh kiểm soát hoạt động thương mại điện tử để ngăn chặn, xử lý việc buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn, lậu thuế. Rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm chống gian lận xuất xứ hàng hóa, gian lận thương mại.

Đối với các giải pháp giải quyết ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu biên giới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu, tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại, có giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, nhất là các mặt hàng nông sản. Có chính sách đẩy nhanh việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch với lộ trình thực hiện cụ thể.

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Nghị định thư với Trung Quốc để giảm tỷ lệ, thời gian nông sản Việt Nam phải qua kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc. Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình trong nước và quốc tế để người dân, doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, tiến độ thu hoạch và điều tiết lượng hàng hóa vận chuyển lên các cửa khẩu.

Ngoài ra, phối hợp với các địa phương và Hiệp hội ngành hàng trong công tác thông tin thị trường, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết để thúc đẩy xuất khẩu. Chú trọng phát triển thị trường trong nước, vận động hệ thống phân phối tập đoàn bán lẻ, siêu thị đẩy mạnh thu mua, chế biến, tiêu thụ trong chuỗi cung ứng, chú trọng giới thiệu, phân phối sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thấy gì qua các chỉ số xếp hạng quốc tế về Việt Nam

Thấy gì qua các chỉ số xếp hạng quốc tế về Việt Nam

Đây là một trong các chỉ số xếp hạng quốc tế mới nhất của Việt Nam trong đánh giá quốc tế về các khía cạnh khác nhau của đời sống quốc gia và quốc tế.
3 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước

3 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước

Hoạt động của 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý vẫn còn một số tồn tại, chưa đáp ứng kỳ vọng.
Ngày này năm xưa 1/4: Chính phủ ban hành Nghị định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Ngày này năm xưa 1/4: Chính phủ ban hành Nghị định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm

Bộ Công Thương ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày này năm xưa 31/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Ngày này năm xưa 31/3: Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ

Ngày này năm xưa 31/3 là ngày Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; quy định tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân.

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên "hiến kế" phát triển liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

PGS.TS Trần Đình Thiên "hiến kế" phát triển liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng

Dù đã có những bước chuyển mình, song để liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển đột phá, cần nhận diện từ chiến lược, chính sách phát triển vùng.
Ngày này năm xưa 30/3: Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày này năm xưa 30/3: Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày này năm xưa 30/3 là ngày Việt Nam và Malaysia kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, ban hành mẫu ấn chỉ của lực lượng Quản lý thị trường.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 13): Hợp đồng liên kỳ hạn và liên hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 13): Hợp đồng liên kỳ hạn và liên hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hai loại hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn.
Ngày này năm xưa 29/3: Đồng chí Nguyễn Vǎn Cừ được cử làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương

Ngày này năm xưa 29/3: Đồng chí Nguyễn Vǎn Cừ được cử làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương

Ngày này năm xưa 29/3 là ngày đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử làm Tổng Bí thư ĐCS Đông Dương; Phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Kinh tế biển và sự phát triển của thương mại Việt Nam

Kinh tế biển và sự phát triển của thương mại Việt Nam

Nước ta có một bờ biển dài 3.260km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ ở Biển Đông, là một điều kiện trời cho mà không có nhiều nước thế giới có được.
Ngày này năm xưa 28/3: Thành lập Bộ Công nghiệp

Ngày này năm xưa 28/3: Thành lập Bộ Công nghiệp

Ngày này năm xưa 28/3, là ngày Bộ Công nghiệp được tách ra từ Bộ Công Thương; ngày thành lập Ban Thanh tra Trung ương; thành lập Dân quân tự vệ Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (số 12): Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và quyền chọn

Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (số 12): Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và quyền chọn

Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và Hợp đồng quyền chọn là các loại hợp đồng phổ biến trên thị trường giao dịch hàng hóa thế giới.
Nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Làm sao để cung đáp ứng cầu?

Nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Làm sao để cung đáp ứng cầu?

Sự kết nối, hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp sẽ là hướng đi ngắn nhất trong việc đáp ứng cung - cầu về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.
Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương: Gắn hoạt động đoàn với công tác chuyên môn

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương: Gắn hoạt động đoàn với công tác chuyên môn

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương xác định, việc triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên gắn với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của ngành Công Thương.
Ngày này năm xưa 26/3: Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 26/3: Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 26/3, Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Quyết định của Thủ tướng ban hành Quy chế hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.
Ngày này năm xưa 25/3: Giờ Trái đất trở thành hoạt động thường niên

Ngày này năm xưa 25/3: Giờ Trái đất trở thành hoạt động thường niên

Ngày này năm xưa 25/3 diễn ra Giờ Trái đất; Bộ Công Thương phê duyệt đề án Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Bộ Công Thương đề nghị làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện

Bộ Công Thương đề nghị làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện

Bộ Công Thương đề nghị cần làm rõ quy định về thiết bị sạc cho xe điện tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT- BKHCN.
Sẵn sàng đổi mới - Hướng tới tương lai: Xuyên suốt hành trình thương mại đối ngoại

Sẵn sàng đổi mới - Hướng tới tương lai: Xuyên suốt hành trình thương mại đối ngoại

Phương sách “Sẵn sàng đổi mới - Hướng tới tương lai” đã và đang được quán triệt trong hành trình đưa kinh tế - thương mại nước ta hội nhập thương mại quốc tế.
Ngày này năm xưa 24/3: Bộ Công Thương ban hành quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Ngày này năm xưa 24/3: Bộ Công Thương ban hành quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Ngày này năm xưa 24/3/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Italia quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 11): Ký quỹ giao dịch

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 11): Ký quỹ giao dịch

Báo Công Thương sẽ cùng quý bạn đọc giải đáp các khái niệm liên quan tới ký quỹ, là yếu tố quyết định tới số vốn đầu tư trong giao dịch hàng hóa.
Bảo đảm nguồn than cho sản xuất điện, đạm

Bảo đảm nguồn than cho sản xuất điện, đạm

Dự báo năm nay nhu cầu than cho sản xuất điện, đạm sẽ tăng, nhất là khi có thêm Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 dự kiến đưa vào vận hành...
Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử

Ngày này năm xưa 21/3: Kỷ niệm 133 năm Ngày thành lập tỉnh Thái Bình; Bộ Thương mại phê duyệt Đề án Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử...
Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (Số 10): Các sản phẩm đang giao dịch tại MXV

Hỏi đáp Giao dịch hàng hóa (Số 10): Các sản phẩm đang giao dịch tại MXV

Báo Công Thương đã nhận được các câu hỏi của bạn đọc đang tìm hiểu để tham gia hoạt động giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV).
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Tái cơ cấu ngành Công Thương: Tập trung 5 nhóm định hướng chiến lược

Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 là nước công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động