Thứ bảy 10/05/2025 13:40

Cần lưu ý 7 điều khi tắm vào mùa đông để bảo vệ sức khỏe

Trong thời tiết se lạnh, chúng ta cần chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, tắm rửa an toàn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để bảo vệ sức khỏe trong những ngày rét đậm, chúng ta không nên tắm lâu, chỉ nên tắm khoảng 5-10 phút. Ngoài ra cần lưu ý một số vấn đề sau:

Không cần thiết phải tắm hàng ngày

Vào mùa đông, nhiệt độ giảm đáng kể nhưng không ít người vẫn giữ thói quen tắm hàng ngày. Thực tế, thói quen này lại khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm lạnh.

Ảnh minh họa

Thêm nữa, việc tắm thường xuyên vào mùa đông sẽ làm mất chất dầu bài tiết trên bề mặt da và các vi khuẩn bảo vệ ký sinh trên da. Điều này dẫn đến lớp biểu bì của da bị tổn thương gây mẩn ngứa, sức đề kháng của da yếu đi và dẫn tới các bệnh về da ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tắm thường xuyên cũng khiến da bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, nổi mụn. Các chuyên gia da liễu cho biết bạn nên tắm 2 - 3 lần/tuần vào mùa đông.

Không nên tắm quá lâu

Thời gian tắm quá lâu sẽ khiến da của bạn bị mất nước, cơ thể trở nên mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở tim gây co rút mạch, dẫn đến tụ máu, nhịp tim thất thường, thậm chí có thể dẫn tới đột tử.

Vào mùa đông, nếu tắm bồn thì bạn chỉ nên tắm trong khoảng 20 phút, còn tắm vòi hoa sen thì chỉ nên từ 5 - 7 phút để hạn chế nguy cơ bị cảm cúm và các bệnh về đường hô hấp.

Không nên tắm sau khi ăn

Vào mùa đông, cơ thể cần nhiều thời gian để cân bằng nhiệt độ. Sau khi ăn xong, cơ thể cần tập trung một lượng máu để thực hiện hoạt động tiêu hóa trong cơ thể. Đi tắm ngay khi vừa ăn xong sẽ tác động xấu tới quá trình tiêu hóa, dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày, ruột, tá tràng, thậm chí là biến chứng về /chu-de/tim-mach.topic. Tốt nhất bạn nên chờ khoảng 1 - 2 tiếng sau khi ăn rồi mới đi tắm.

Không nên tắm vào ban đêm

Vào buổi đêm những ngày mùa đông, nhiệt độ rất thấp khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của cơ thể. Từ 11h khuya đến khoảng 3h sáng, về mặt y học cổ truyền, là lúc khí dương lui vào sâu trong cơ thể, sức chống đỡ bị suy giảm nhiều nhất.

Thói quen tắm đêm cực nguy hiểm, dễ khiến bạn bị cảm lạnh, thậm chí tử vong. Người già, người bị cao huyết áp, tai biến, người vừa uống rượu hoặc mới ốm dậy cần hạn chế tắm vào thời điểm này.

Không tắm khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi

Việc tắm khi đang mệt mỏi sẽ khiến mạch máu lưu thông kém, dễ làm bạn bị cảm lạnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không tắm xà phòng khi cơ thể mệt mỏi vì khi đó, xà phòng chứa kiềm mạnh, xâm nhập vào da sẽ càng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi hơn.

Không nên tắm nước quá nóng

Nhiệt độ nước tắm quá cao sẽ phá vỡ chất dầu trên bề mặt da, gây nở lỗ chân lông, giảm huyết quản, tăng thêm độ khô của da. Không chỉ vậy, tắm nước quá nóng còn có thể tăng thêm gánh nặng cho tim vì huyết quản da toàn thân phình to rõ rệt gây thiếu máu và dưỡng khí cho tim.

Nhớ giữ ấm và dưỡng ẩm sau khi tắm

Trước khi ra khỏi phòng tắm, bạn nên lau khô người và mặc đủ ấm để tránh sự chênh lệch nhiệt độ. Khi tắm xong, làn da của bạn đã sạch sẽ và đủ độ ẩm cần thiết. Đây là lúc bạn nên dùng sữa dưỡng thể để bổ sung độ ẩm, bảo vệ làn da vào mùa đông.

Song Hà
Bài viết cùng chủ đề: an toàn sức khỏe

Tin cùng chuyên mục

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe