Cần có lộ trình và giải pháp phù hợp cho phát triển điện gió ngoài khơi

Tập trung vào các giải pháp phù hợp trong phát triển điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu đã cam kết tại COP26.
“Hoá giải” rào cản pháp lý cho điện gió ngoài khơi Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam Phát triển điện gió ngoài khơi: Kỳ vọng từ Việt Nam

Chiều ngày 6/7, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo: “Kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi” do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại hội thảo

Thúc đẩy chuyển dịch năng lượng sạch

Phát biểu tại hội thảo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Với sự quan tâm đó, hệ thống điện quốc gia Việt Nam hiện đã có những bước phát triển vượt bậc, đã đảm bảo cung cấp đủ điện cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được cải thiện, nâng cao.

Đến hết năm 2021, tổng công suất đặt nguồn điện của Việt Nam đã đạt trên 78.120MW, hệ thống điện quốc gia đã có dự phòng công suất tuy không đồng đều cho tất cả các vùng, miền.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An chỉ ra, trong bối cảnh tiềm năng các nguồn thủy điện lớn đã cơ bản khai thác hết, nguồn nhiệt điện than gặp khó khăn trong huy động vốn do các cam kết liên quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu, nguồn nhiệt điện khí hoá lỏng có giá thành còn cao và phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Trước thực trạng này, cần đẩy mạnh khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo trong nước, từng bước gia tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng quốc gia để giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. Đồng thời, cải thiện cơ cấu ngành năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Cần có lộ trình và giải pháp phù hợp cho phát triển điện gió ngoài khơi

Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định, từ năm 2015, Chính phủ Việt Nam đã có chiến lược phát triển xanh hóa với biện pháp tăng cường nhiều hơn nữa điện năng lượng tái tạo. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược năng lượng tái tạo) nêu rõ mục tiêu: Tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc tăng từ khoảng 35% vào năm 2015 tăng lên khoảng 38% vào năm 2020; đạt khoảng 32% vào năm 2030 và khoảng 43% vào năm 2050” và đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích phát triển điện gió, điện sinh khối, điện từ chất thải rắn và điện mặt trời.

Kết quả là đến cuối năm 2021, tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (chưa tính thủy điện) đạt 27% tổng công suất toàn hệ thống.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố mục tiêu tham vọng Việt Nam sẽ cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để thực hiện mục tiêu này Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia do Thủ tướng làm Trưởng ban và thủ trưởng các Bộ ngành.

Thứ trưởng nêu rõ, Bộ Công Thương là đơn vị đảm trách chủ chốt thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng đến năm 2030, đó là chuyển đổi ngành năng lượng. Theo đó, Bộ Công Thương đang chủ trì hai Quy hoạch quốc gia quan trọng đó là Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch Điện VIII) và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. “Nội dung căn bản của hai Quy hoạch này sẽ không phát triển thêm các nhà máy điện than mới sau năm 2030 và xem xét chuyển đổi các nhà máy điện than sang các nguyên liệu sạch hơn, đồng thời phát triển điện khí ở quy mô phù hợp, đáp ứng nguồn cung”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Sớm gỡ rào cản cho điện gió ngoài khơi

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam tiếp tục theo đuổi mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo với các chính sách như: mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, Cơ chế đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện.

Liên quan đến điện gió ngoài khơi, Thứ trưởng Đặng Hoàng An bày tỏ, điện gió ngoài khơi là loại hình điện năng lượng tái tạo mà Việt Nam có tiềm năng khai thác lớn do có vùng biển rộng lớn, do số giờ vận hành trong năm cao...

Theo dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương rà soát, hoàn thiện, Việt Nam dự kiến nâng tổng công suất điện gió từ khoảng trên gần 4.000 MW năm 2022 lên đến khoảng 16.121 MW điện gió trên bờ và gần bờ và khoảng 7.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Đến 2045, tổng công suất điện gió khoảng 122,45 GW, trong đó điện gió ngoài khơi là 66,5 GW.

Tuy nhiên, loại hình nguồn điện gió ngoài khơi chưa có kinh nghiệm phát triển ở Việt Nam do tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ, quy trình và thủ tục đầu tư, quy mô đầu tư lớn dẫn đến việc hiện thực hoá lượng công suất quy hoạch lên tới 7.000 MW vào năm 2030 thực sự là một thách thức lớn”- Thứ trưởng nêu và cho biết, thời gian qua Việt Nam đã nhận được hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, trong đó có Chính phủ Na Uy, để chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu, nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích phù hợp nhằm khai thác nguồn tiềm năng thiên nhiên này cũng như thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ góp phần gia tăng việc làm, từng bước gia tăng năng lực sản xuất trong nước và gia tăng tỷ trọng nội địa hóa trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Trong thời gian tới mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và các doanh nghiệp của Na Uy trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và đặc biệt là điện gió ngoài khơi, lĩnh vực mà Chính phủ và các công ty của Na Uy nói chung, Công ty Equinor nói riêng đã có nhiều kinh nghiệm phát triển để chia sẻ kiến thức về chính sách, công nghệ, bài học điển hình đã triển khai thành công và hỗ trợ tìm kiếm mô hình phát triển phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam”- Thứ trưởng kỳ vọng.

Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen
Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen chia sẻ tại hội thảo

Chia sẻ tại hội thảo, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Grete Lochen cho biết: Na Uy có nhiều kinh nghiệm trong lắp đặt các công trình dầu khí ngoài khơi. Tất cả những kinh nghiệm và công nghệ này có thể được ứng dụng hiệu quả trong ngành điện gió ngoài khơi hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam.

Đại sứ cho rằng, việc Equinor - công ty năng lượng lớn nhất Na Uy chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội mới đây cũng là một thành tựu lớn vì đây là công ty năng lượng lớn nhất Na Uy, cam kết phát triển các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam; nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn trong nước; xây dựng một chuỗi cung ứng mạnh mẽ trong nước của ngành điện gió ngoài khơi; tạo thêm nhiều việc làm có kỹ năng trong nước; sản xuất điện với chi phí thấp hơn...

Đánh giá về tiềm năng điện gió ngoài khơi, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho hay, Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đường bờ biển trải dài hơn 3.000km với 28 tỉnh, thành phố ven biển nên tiềm năng phát triển năng lượng gió tại Việt Nam vô cùng lớn. Với việc đầu tư vào hệ thống truyền tải cũng như điều độ thông minh, điện gió ngoài khơi hoàn toàn có tiềm năng để trở thành một trong những nguồn cung chủ đạo của hệ thống năng lượng Việt Nam trong tương lai, qua đó giảm sự lệ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu.

Vì vậy, nguồn năng lượng điện gió được đánh giá sẽ giữ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gia tăng việc làm, tăng cường cung ứng trong nước và thúc đẩy tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu”- lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo khẳng định.

ông Phạm Nguyên Hùng- Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo
Ông Phạm Nguyên Hùng - Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo trình bày về tiềm năng điện gió tại hội thảo

Tuy nhiên ông Phạm Nguyên Hùng cho biết, vẫn còn điểm nghẽn khi phát triển điện gió ngoài khơi, đó chính là Quy hoạch không gian biển. “Vấn đề ở chỗ khung pháp lý cho lĩnh vực này vẫn còn "vướng", vì ngoài việc giá trị đầu tư vốn lớn, còn liên quan đến các ngành như dầu khí, hàng hải, thủy sản và đặc biệt là an ninh quốc phòng...”, ông Phạm Nguyên Hùng nhìn nhận và cho rằng, thực tế, điện gió ngoài khơi có chu trình đầu tư khác biệt rất nhiều so với điện gió trên bờ, ở chỗ phạm vi quản lý biển dưới 6 hải lý thì thuộc cấp tỉnh, nhưng trên 6 hải lý là phải cấp cao hơn. Đây cũng là vấn đề cần tìm ra giải pháp sớm.

Lan Anh- Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện gió

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Những điểm mới của Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong định hướng phát triển ngành điện lực Việt Nam với nhiều điểm nhấn.
Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện: Không phải ‘trend’ - là trách nhiệm!

Tiết kiệm điện không phải trào lưu nhất thời, mà là trách nhiệm lâu dài với đất nước, môi trường và thế hệ tương lai. Trách nhiệm ấy thuộc về tất cả chúng ta.
Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Cơ cấu nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đến năm 2030 và 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 768/QĐ-TTg, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, trong đó có nêu rõ cơ cấu nguồn điện của Việt Nam đến 2030 và 2050.
Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Sản lượng điện sạch giảm, châu Âu đối mặt phát thải tăng

Ngành điện lực châu Âu đã thải ra lượng khí CO₂ nhiều hơn trong quý đầu tiên của năm 2025 so với bất kỳ quý nào kể từ đầu năm 2023.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

PC Hải Phòng: Diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn 2025

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) tổ chức diễn tập PCTT và TKCN nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó thiên tai trong bối cảnh ngày càng phức tạp.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55 - Bài 2: Chuyển đổi xanh nhờ tiết kiệm năng lượng

Từ nền tảng nhận thức cộng đồng, Vĩnh Phúc đang thực hiện đồng bộ nhiều chính sách tiết kiệm năng lượng trong đó tập trung vào chuyển đổi xanh, bền vững.
Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

Mùa khô bất thường: NSMO chủ động ‘chạy trước’ nắng nóng

NSMO đã họp với cơ quan khí tượng, thủy văn để xây dựng phương án vận hành hệ thống điện hiệu quả, ứng phó nắng nóng và thiếu nước trong mùa khô 2025.
EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

EVNCPC gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn

Đảng ủy EVNCPC tổ chức Lễ gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Cảng Quy Nhơn và đấu nối chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện than năm 2025

Bộ Công Thương ký quyết định số 1009/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy nhiệt điện than năm 2025.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1007/QĐ-BCT ngày 14/4 về phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam từ ngày 31/12/2025.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nguyên nhân tiền điện tăng vọt thời gian qua

Do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian qua, người dân tại Bà Rịa - Vũng Tàu đang phải chi trả tiền điện tăng vọt.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.
Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Công nghệ BESS giúp quản lý, sử dụng năng lượng hiệu quả

Một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình VNEEP 3 đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân: Quyết định đúng đắn, kịp thời

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc, việc Việt Nam lựa chọn tái khởi động kế hoạch phát triển điện hạt nhân là một quyết định đúng đắn và kịp thời.
Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Phụ tải điện tăng, ngành điện miền Nam chủ động ứng phó

Miền Nam vào cao điểm nắng nóng, phụ tải điện tăng mạnh, EVNSPC chủ động phương án đảm bảo điện an toàn, tin cậy và ưu tiên cấp điện chống hạn mặn mùa khô 2025.
Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Điểm sáng hợp tác năng lượng giữa Việt Nam – Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, cùng điểm lại những kết quả hợp tác nổi bật về năng lượng giữa 2 quốc gia.
Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ

Bộ Công Thương tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên tiết kiệm điện: Mạng xã hội sẽ 'dậy sóng' xanh

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi “Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025” với quy mô toàn quốc.
Thể lệ cuộc thi

Thể lệ cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Bộ Công Thương phát động Cuộc thi

Bộ Công Thương phát động Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Sáng 14/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ phát động Cuộc thi "Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025" trên toàn quốc.
Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ai Cập tăng giá nhiên liệu lần đầu năm 2025

Ngày 11/4, Chính phủ Ai Cập đã chính thức điều chỉnh tăng giá các loại nhiên liệu thêm tới gần 15%.
Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Tương lai điện hạt nhân phụ thuộc vào nước?

Năng lượng hạt nhân đang trở lại mạnh mẽ trên toàn cầu. Tuy nhiên, tham vọng này đang đối mặt với thách thức lớn là nguồn nước khan hiếm.
Mobile VerionPhiên bản di động