Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững

Cần có chính sách tổng thể để phát triển năng lượng bền vững đang là thách thức đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Phát triển năng lượng sạch: Sẽ được tính toán tối ưu Việt Nam sẽ có nhiều chính sách phát triển năng lượng tái tạo

Cần có giải pháp tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững là ý kiến chung của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp tại Hội thảo “Cơ chế chính sách, giải pháp phát triển năng lượng Việt Nam bền vững” do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) tổ chức vào sáng ngày 17/6, tại Hà Nội.

Trong những năm qua, Nhà nước khuyến khích phát triển điện gió, điện mặt trời với giá mua điện rất hấp dẫn (điện mặt trời 9,35 US cent/kWh; điện gió 8,8 US cent/kWh). Với cơ chế này, trong thời gian ngắn các nhà đầu tư ồ ạt xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời và điện mặt trời áp mái, bổ sung thêm công suất cho hệ thống điện Việt Nam. Hiện tỷ lệ điện gió và điện mặt trời chiếm khoảng 27% tổng công suất hệ thống.

Hội thảo đã làm rõ các vấn đề còn tồn tại của Quy hoạch điện VII mở rộng như: Lý do tại sao tiến độ của nhiều dự án trong Quy hoạch điện VII mở rộng bị kéo dài, trong đó có nhiều dự án chậm tới hàng chục năm như Dự án nhiệt điện Thái Bình 2; chuỗi dự án điện khí lớn nhất là Lô B-Ô Môn và Cá Voi Xanh - Quảng Nam, Quảng Ngãi… Để từ đó, rút kinh nghiệm để triển khai Quy hoạch điện VIII. Hội thảo cũng đã phân tích những cơ chế chính sách, thách thức về vốn đầu tư, sự chỉ đạo từ trên xuống dưới; từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các dự án sau này.

Nói về vấn đề trên, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng: “Có 3 yếu tố quyết định của một dự án: Yếu tố vốn là hàng đầu, hai là cơ chế chính sách, ba là sự chỉ đạo, lãnh đạo từ Trung ương tới địa phương, tới các nhà đầu tư, nhà thầu”.

“cần có các cơ chế hiệu quả tiếp nối để tiếp tục huy động vốn khai thác tiềm năng, thế mạnh về năng lượng tái tạo của Việt Nam, phù hợp với định hướng giảm phát thải khí nhà kính”, ông Trần Viết Ngãi chia sẻ.

Cần có  chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững
Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Tại dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII do Bộ Công Thương trình Chính phủ vào tháng 4/2022 đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII thông qua đã đáp ứng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55/NQ-TW và cam kết của Việt Nam về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26.

Theo đó Viện Năng lượng đã đề xuất kịch bản chuyển đổi năng lượng với tổng quy mô công suất nguồn điện năm 2030 là 145.185 MW và năm 2045 là 413.054 MW. Trong đó các nguồn nhiệt điện than sẽ chuyển dần sang dùng biomass và amoniac, các nguồn nhiệt điện khí LNG sẽ chuyển dần sang dùng hydrogen. Loại bỏ 6 dự án nhiệt điện than chưa triển khai với tổng công suất 8.800 MW; cân đối 10 dự án nhiệt điện than và LNG đang chuẩn bị đầu tư với tổng công suất 10.842 MW.

Trước kinh nghiệm của một số dự án trong Quy hoạch điện VII mở rộng bị chậm và các dự án chuẩn bị đầu tư theo dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng như tỷ lệ nguồn điện gió và điện mặt trời chiếm khoảng 27% tổng công suất toàn hệ thống, ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho rằng: “Vừa đảm bảo phát thải ròng bằng không, vừa phải giữ được mức tăng trưởng kinh tế là một thách thức lớn”.

Ông Huân cũng chỉ ra 02 trở ngại lớn đó là xử lý thế nào để phát triển khi nguồn năng lượng tái tạo không ổn định? Nếu dùng giải pháp là bộ trữ điện thì giá thành như thế nào trong khi Việt Nam chưa thể sản xuất, nội địa hóa được? xử lý rác thải sau khi hết khấu hao sử dụng? Vì tất cả điều này sẽ tác động lên giá thành sản xuất điện và giá điện phải làm sao phải phù hợp với điều kiện chi trả của người dân cũng như đảm bảo để cho nền kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó các nhà máy nhiệt điện than chuyển đổi thì người lao động sẽ chuyển đi đâu, làm gì, trong khi lượng amoniac mới chỉ đáp ứng được cho 20% nhu cầu của các nhà máy khi chuyển đổi và lộ trình chuyển đổi như thế nào?

“Chúng ta phải có chiến lược tổng thể để ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững. Các chuyên gia cần đưa ra được mô hình phù hợp để giảm phát thải vẫn đảm bảo cho phát triển kinh tế. Chúng ta có nhiều ngành có thể giảm phát thải chứ không riêng ngành năng lượng. Chúng ta phát điện nền hay mua bộ dự trữ? Nguồn thủy điện đã khai thác tới hạn, nếu chúng ta giảm điện than … thì lấy nguồn điện gì để thay thế?”, ông Huấn phát biểu.

Cần có  chính sách tổng thể để phát triển năng lượng Việt Nam bền vững
Các chuyên gia, đại biểu cho rằng cần có chính sách tổng thể để năng lượng Việt Nam phát triển bền vững

Phát biểu ý kiến, PGS.TS Nguyễn Minh Duệ cho rằng, thực tế cho thấy ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng đều cần nguồn vốn rất lớn đảm bảo cho sự phát triển an ninh năng lượng và tính bền vững của năng lượng Việt Nam. Theo Quy hoạch điện VII mở rộng, giai đoạn 2016-2020 chúng ta cần vốn đầu tư 7,9 tỷ USD/năm, giai đoạn 2021-2030 là 10,8 tỷ đô/năm, theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII, từ 2021-2030 là 12,8 tỷ USD/năm. Lượng vốn đó là rất lớn...”

Còn theo ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: "Hiện nay chúng ta có khoảng 21.000 MW năng lượng lượng tái tạo, như vậy chúng ta đã có 27% tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện khi các nước trong ASEAN đặt mục tiêu đạt khoảng 20%”.

“Tuy nhiên thực tế trong tháng 4 và 5 vừa qua cho thấy, với khoảng 4.000 MW điện gió nhưng nguồn không ổn định khi công suất phát điện thường xuyên biến động lớn hàng ngày nhiều lúc chỉ đạt trên 300MW, còn hầu không có gió”, ông Tài Anh chia sẻ.

Ông Tài Anh cũng cho rằng, Quy hoạch điện VIII đang xây dựng, đã đặt ra phương án các nguồn để làm sao chi phí điện hợp lý để người dân có thể chấp nhận được…

Còn ông Lý Anh Dũng, Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng: “Chính sách an ninh năng lượng quan trọng với tất cả các quốc gia, tuy nhiên để đạt mục tiêu giảm phát thải bằng không vào năm 2050 thì phải có sự tham gia của các ngành kinh tế chứ không riêng gì ngành điện. Chúng ta phải làm rõ mức phát thải của các ngành kinh tế và huy động các ngành, nguồn lực tham gia vào giảm phát thải. Và tỷ lệ giảm phát thải bao nhiêu của các ngành như: Giao thông, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp… chúng ta phải làm rõ ”.

Ông Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội chia sẻ: "Hội thảo ngày hôm nay tôi thấy các tham luận rất có ý nghĩa nhưng có một số vấn đề nổi lên cần phải trao đổi rõ. Thế giới đang thay đổi và chúng ta cần thay đổi chính sách để đáp ứng. Hiện Dự thảo Luật Dầu khí đang được trình Quốc hội xem xét, cùng với đó là kế hoạch sửa đổi Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… tất cả những vấn đề này nhằm mục đích phục vụ phát triển kinh tế trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, thay đổi. Điển hình như Luật Điện lực, Điều 4 đã được sửa đổi nhằm huy động các nguồn lực ngoài nhà nước trong đầu tư phát triển lưới điện...”.

Hội thảo đã phân tích những vấn đề thiết thực cụ thể qua thực tiễn về phát triển năng lượng Việt Nam gồm điện khí, các dự án năng lượng khác như than, sinh khối, điện mặt trời, điện gió trên bờ và ngoài khơi.

Hiệp hội Năng lượng Việt Nam sẽ có báo cáo kiến nghị đề xuất lên các cơ quan Trung ương, các bộ, ngành, các tập đoàn, các nhà đầu tư, các nhà cấp vốn… về cơ chế chính sách và giải pháp để thúc đẩy phát triển năng lượng Việt Nam một cách bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và bảo vệ môi trường.
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Tin mới nhất

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Bộ Công Thương ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư Quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

EVN kiến nghị gì để phát triển điện khí?

Nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí cũng như quá trình thương thảo hợp đồng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam mới đây đã gửi một số kiến nghị tới Thủ tướng.
Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị định về DPPA

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ Công Thương tổ chức họp Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Tổ Biên tập Luật Điện lực (sửa đổi) nhóm 1 đã tổ chức họp nhằm rà soát, đánh giá, thảo luận các ý kiến về dự thảo Luật đang lấy ý kiến.
Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Chia sẻ trách nhiệm cung ứng điện cao điểm mùa khô 2024

Năm 2024, vấn đề điện cơ bản được đảm bảo, tuy nhiên dự báo vẫn còn những khó khăn thách thức, cần sự chung tay của khách hàng sử dụng điện.

Tin cùng chuyên mục

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Việc sửa đổi Luật điện lực nhằm thể chế hoá chủ trương, chiến lược của Đảng về năng lượng điện, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển.
Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.
Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Phát triển hệ thống Pin lưu trữ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng bền vững

Hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin sẽ mang lại nhiều lợi ích và cơ hội cho năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Thường trực Chính phủ họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nhằm sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách về điện lực, ngày 15/3, tại Hà Nội, Thường trực Chính phủ sẽ tổ chức cuộc họp về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).
Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Bộ Công Thương: Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Để đảm bảo cung ứng điện năm 2024, nhất là các tháng cao điểm mùa khô, Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các đơn vị phát điện.
Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Quy định mới "gỡ vướng" thi công các dự án lưới điện

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP tháo gỡ khó khăn về tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia: Gắn với trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng Việt Nam đến 2030, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 215/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Nâng cao năng lực truyền tải điện, vận hành an toàn mạch 500kV mùa khô năm 2024

Đây là chỉ đạo của lãnh đạo EVN tại buổi làm việc với EVNNPT và Công ty Truyền tải điện 1 tại Truyền tải điện Ninh Bình và Thanh Hóa ngày 22/2 vừa qua.
Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Triển khai Chiến lược Hydrogen: Doanh nghiệp, địa phương đề xuất gì?

Tại Hội nghị triển khai Chiến lược Hydrogen, nhiều doanh nghiệp, địa phương, chuyên gia đã đưa ra các đề xuất, khuyến nghị.
Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Chiến lược Hydrogen mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam

Sáng 22/2/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển năng lượng Hydrogen

Ngày 22/2/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai Chiến lược năng lượng Hydrogen.
Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Những nguyên tắc nào của JETP nhà đầu tư cần quan tâm?

Kế hoạch huy động nguồn lực đặt ra những nguyên tắc chung để lựa chọn các dự án tham gia JETP, nhà đầu tư cần nắm rõ để đáp ứng các tiêu chí khi tham gia dự án.
Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng hydrogen

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu – điện trong mọi tình huống dịp Tết Nguyên đán 2024

Phát biểu chỉ đạo tại các đơn vị xăng dầu - điện, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, không để thiếu điện - xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024

Sáng 6/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đi kiểm tra công tác đảm bảo xăng dầu - điện Tết Nguyên đán 2024 và chúc Tết một số doanh nghiệp ngành năng lượng.
Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Bàn giải pháp mở rộng ứng dụng nhiên liệu LNG

Nhiên liệu LNG có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt với lĩnh vực năng lượng, do vậy nhanh chóng mở rộng ứng dụng loại khí này là cần thiết.
Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính

Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính

Chiều 30/1, Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành Công nghiệp: Ứng dụng nhiên liệu LNG nền tảng cho lộ trình giảm phát thải khí nhà kính” do Báo Xây dựng tổ chức.
Thủ tướng họp với Bí thư, Chủ tịch 9 tỉnh thúc đẩy dự án đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng họp với Bí thư, Chủ tịch 9 tỉnh thúc đẩy dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng ngày 28/1, tại Thanh Hoá, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với các Bộ, ngành và 9 tỉnh thúc đẩy các dự án đường dây 500kV mạch 3.
Thành lập, trao giấy chứng nhận đăng ký cho Công ty Cổ phần Điện khí LNG Thái Bình

Thành lập, trao giấy chứng nhận đăng ký cho Công ty Cổ phần Điện khí LNG Thái Bình

Tổ hợp các nhà đầu tư vừa tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt lãnh đạo Công ty Cổ phần Điện khí LNG Thái Bình.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động