Cần chiến lược cho nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam

Phụ thuộc 70-85% nguồn nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) dẫn đến giá TACN trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới, khiến sản phẩm thịt, trứng, sữa sản xuất trong nước chịu lép vế về giá so với hàng nhập khẩu cùng loại. Đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước một cách căn cơ, bài bản.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao: Cách nào “hạ nhiệt”? Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ngô và lúa mì để giảm giá thức ăn chăn nuôi

Ngày 12/8, Văn phòng Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ (USDA) và Tổ chức CropLife Châu Á (CLA) đồng phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Tìm giải pháp bổ sung nguồn cung cấp nguyên liệu TACN tại Việt Nam”.

Nhập khẩu TACN tăng mạnh

Phát biểu mở đầu hội thảo, bà Sarah Gilleski- Quyền Tham tán Nông nghiệp tại Đại sứ quán Hoa Kỳ- cho biết: Hội thảo này tập trung vào việc chia sẻ các thông tin về nhu cầu, nguồn cung ứng các loại nguyên liệu TACN thiết yếu; dự báo thị trường nguyên liệu TACN và giới thiệu về ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất nguyên liệu TACN chất lượng cao. Hội thảo cũng nhằm giới thiệu các lợi ích và thách thức trong việc ứng dụng cây trồng công nghệ sinh học như một công cụ và cách tiếp cận đổi mới để tăng năng suất cây trồng, thu nhập cho người nông dân và bổ sung nguồn cung cấp TACN cho thị trường trong nước.

Cần chiến lược cho nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam
Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh nhu cầu về nguyên liệu TACN tại Việt Nam ngày càng tăng; đồng thời ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với nhiều thách thức do sự bùng phát của đại dịch Covid-19

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch VIPA đánh giá: Là ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng, trong 10 năm gần đây, ngành chăn nuôi Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng rất ấn tượng, bình quân 5-6%/năm. Trong đó, ngành gia cầm có sự tăng trưởng nhanh nhất, đạt bình quân 7-8%/năm về đầu con và 11-12% về sản lượng thịt, trứng. Cùng với sự tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành sản xuất TACN ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân 13-15%/năm. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng TACN công nghiệp.

Tuy nhiên, ngành TACN công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Nếu như năm 2019, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN là 6,862 tỷ USD, thì trong 2020 là 7,162 tỷ USD với lượng trên 20 triệu tấn. Và 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN đã là 3,903 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyên nhân lượng nhập khẩu nguyên liệu TACN của nước ta lớn như vậy và không ngừng gia tăng là do mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa 4,5 -5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi, trong khi nhu cầu hàng năm cần tới 26-27 triệu tấn các loại, chủ yếu 2 là ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu động thực vật (vốn không phải là các loại cây trồng thế mạnh của Việt Nam).

Khi giá nguyên liệu TACN nhập khẩu gia tăng, thì giá thành sản xuất và giá bán TACN thành phẩm lập tức tăng theo. Từ đó dẫn đến giá TACN trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới, khiến sản phẩm thịt, trứng, sữa sản xuất trong nước chịu lép vế về giá so với hàng nhập khẩu cùng loại.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2020 giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 3,75% so với năm 2019. Tuy nhiên,chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ tăng là 36,6% (số sơ bộ) so với cùng kỳ năm trước.

Bà Đinh Thị Thúy Phương- Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), giá TACN trên thị trường quốc tế biến động, tại thị trường Chicago (Mỹ), 6 tháng đầu năm 2021 bình quân chỉ số giá TACN tăng 49,32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá đậu tương tăng 65,64%; ngô tăng 71,6%; lúa mỳ tăng 24,41%... ảnh hưởng đến giá TACN trong nước tăng.

Nguyên nhân là do nguồn cung nguyên liệu TACN trên thế giới giảm, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính của một số quốc gia sụt giảm; các tác động của đại dịch Covid-19 khiến chi phí vận chuyển tăng khiến giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất TACN tăng.

Cần chiến lược phát triển nguồn TACN trong nước

Tại Hội thảo, ông Trần Trọng Nghĩa- Đại diện Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ tại Việt Nam- cho biết, những nước đang cung cấp nguồn TACN trên thế giới bao gồm năng lượng (ngô) và protein (đậu tương) cũng là các quốc gia hàng đầu về canh tác và sản xuất cây trồng biến đổi gen (BĐG). Trên thị trường thế giới, không phân biệt đó là ngô được sản xuất từ giống thông thường hay giống BĐG, nếu được phân loại cùng phẩm cấp thì sẽ được xem là như nhau trong quá trình vận chuyển, thương mại và sản xuất TACN. Hiện tại, ngô BĐG đang chiếm tỷ lệ lớn và đóng góp khoảng 75% nguồn cung trên toàn cầu. Báo cáo của AgroMonitor cũng chỉ ra rằng ngô là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhập khẩu nguyên liệu TACN về cả khối lượng lẫn giá trị.

Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam nhận định, hiện tại năng suất của các giống ngô lai truyền thống đã tới hạn, do đó, việc đưa vào sản xuất các giống ngô BĐG với năng suất cao và khả năng chống chịu tốt hơn đồng thời mở rộng diện tích canh tác ngô sẽ là các giải pháp cơ bản để tăng sản lượng ngô sản xuất trong nước.

Báo cáo phát hành gần đây về “Tác động kinh tế xã hội của ngô BĐG giai đoạn 2015 – 2019 tại Việt Nam” cho thấy ngô BĐG đã giúp tăng năng suất thu hoạch thêm 30,4% so với các giống ngô lai truyền thống. Như vậy nếu mở rộng diện tích gieo trồng các giống ngô này, tiềm năng bổ sung thêm nguồn cung ngô hạt trong chuỗi TACN càng lớn.

Nhu cầu về nguyên liệu TACN của Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Theo dự báo của VIPA, nhu cầu nguyên liệu TACN của Việt Nam sẽ cần khoảng 28- 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11 – 12%/năm, trong đó quá nửa sản lượng nguyên liệu TACN (14,5-15,0 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm. Tuy nhiên, nguồn cung và giá nguyên liệu TACN trên thế giới rất khó dự đoán trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp trên phạm vi toàn cầu, có thể tiếp tục làm đứt gãy chuỗi sản xuất và cung ứng.

Trước tình trạng đó, theo các chuyên gia, bên cạnh các giải pháp về chính sách thuế, thương mại, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu TACN trong nước một cách căn cơ, bài bản. Theo đó, cần có nhiều giải pháp đồng bộ, mà một trong các giải pháp đó là phát triển các loại cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học làm nguyên liệu TACN có năng suất và sản lượng cao nhằm bổ sung thêm nguồn cung nguyên liệu TACN để đáp ứng được nhu cầu và hạ giá thành sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất TACN trong nước cần tối đa hóa nguồn nguyên nhiên vật liệu trong nước và dần thay thế nguyên nhiên vật liệu TACN nhập khẩu. Đồng thời cần hoàn thiện chính sách nhà nước, cơ chế hoạt động của doanh nghiệp sản xuất nguyên nhiên vật liệu đầu vào sản xuất TACN ở Việt Nam.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ sinh học

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá thịt heo, sức mua và giải pháp thị trường

Giá thịt heo, sức mua và giải pháp thị trường

Câu chuyện về giá thịt heo giảm mạnh từ sau tết Quý Mão 2023 đến nay được lan truyền trên báo và dư luận xã hội, ý kiến các chuyên gia kinh tế trong nước.
Giá heo hơi hôm nay 1/4: Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một vài nơi

Giá heo hơi hôm nay 1/4: Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một vài nơi

Giá heo hơi hôm nay 1/4 đi ngang tại khu vực miền Bắc, giảm nhẹ 1.000 đồng/kg tại một vài nơi khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam.
Giá gas hôm nay 1/4: Trong nước giảm tới 62.000 đồng/bình; giá gas thế giới tăng

Giá gas hôm nay 1/4: Trong nước giảm tới 62.000 đồng/bình; giá gas thế giới tăng

Sau nhiều ngày trượt dốc, giá gas hôm nay 1/4 trên thị trường thế giới tăng tới 5,42% lên 2,218 USD/mmBTU; ở thị trường trong nước giá gas lại giảm sâu.
Giá vàng hôm nay 1/4: Vàng SJC tăng “nhọc nhằn” trở lại mốc 67,05 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 1/4: Vàng SJC tăng “nhọc nhằn” trở lại mốc 67,05 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 1/4, giá vàng trong nước phục hồi nhẹ, với giá vàng SJC hiện đang ở mức 67,05 triệu đồng/lượng (bán ra).
Thị trường hàng hoá hôm nay 1/4 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu phục hồi; Giá kim loại, nông sản tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/4 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu phục hồi; Giá kim loại, nông sản tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 1/4 và nhìn lại tuần qua, giá dầu phục hồi sau một thời gian giảm giá sâu; Giá kim loại và nông sản neo ở mức cao.

Tin cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay 1/4: Giá gạo tiếp tục đà giảm 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 1/4: Giá gạo tiếp tục đà giảm 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 1/4 tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục điều chỉnh giảm 50 đồng/kg so với hôm qua. Thị trường lúa gạo chậm lại vào cuối tuần.
Giá cà phê hôm nay 1/4: Giá cà phê trong nước tăng mạnh, cán mốc 49.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 1/4: Giá cà phê trong nước tăng mạnh, cán mốc 49.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 1/4 tăng mạnh 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện dao động từ 48.600 – 49.000 đồng/kg.
Tỷ giá USD hôm nay 1/4: Đồng Đô la tăng, trên mốc 102 điểm

Tỷ giá USD hôm nay 1/4: Đồng Đô la tăng, trên mốc 102 điểm

Tỷ giá USD hôm nay 1/4, tỷ giá USD trên thế giới tăng.Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá trung tâm với đồng Đô la Mỹ giảm 2 đồng, hiện ở mức 23.600 đồng
Giá xăng dầu hôm nay 1/4: Giá dầu tăng trước nguy cơ lạm phát tại Hoa Kỳ

Giá xăng dầu hôm nay 1/4: Giá dầu tăng trước nguy cơ lạm phát tại Hoa Kỳ

Giá xăng dầu hôm nay 1/4, thị trường thế giới ghi nhận mức tăng nhẹ bởi dữ liệu lạm phát có thể tăng của Hoa Kỳ.
Giá tiêu hôm nay 1/4: Cao nhất tại Bà Rịa Vũng Tàu

Giá tiêu hôm nay 1/4: Cao nhất tại Bà Rịa Vũng Tàu

Giá tiêu hôm nay 1/4 chững lại và tiếp tục xu hướng đi ngang. Hiện giá tiêu trong nước dao động quanh mốc từ 63.500 – 65.500 đồng/kg.
Giá thép hôm nay 1/4: Giá thép tăng 51 nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay 1/4: Giá thép tăng 51 nhân dân tệ trên sàn giao dịch

Giá thép hôm nay 1/4 ghi nhận giá thép tăng 51 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch. Giá quặng sắt cũng ghi nhận tăng 7,5% so với tuần trước.
Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng nhẹ vào kỳ điều hành ngày 3/4

Giá xăng dầu trong nước dự báo tăng nhẹ vào kỳ điều hành ngày 3/4

Do kỳ điều hành giá tới đây trùng vào ngày thứ Bảy 1/4 nên giá xăng dầu sẽ được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo ngày 3/4/2023.
Nga có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón và kịch bản nào cho thị trường phân bón 2023?

Nga có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón và kịch bản nào cho thị trường phân bón 2023?

Nga có thể tiếp tục hạn chế xuất khẩu phân bón tháng 5/2023 cho đến tháng 11/2023 và kịch bản nào cho thị trường phân bón 2023?
Việt Nam sẵn sàng tham gia thị trường dược liệu toàn cầu

Việt Nam sẵn sàng tham gia thị trường dược liệu toàn cầu

Việt Nam đã tham gia thị trường cung cấp dược liệu toàn cầu với các dược liệu có thế mạnh như quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe, kê huyết đằng...
Giá heo hơi liên tục giảm, Bộ Nông nghiệp nói gì?

Giá heo hơi liên tục giảm, Bộ Nông nghiệp nói gì?

Từ quý IV/2022 đến nay, giá heo hơi liên tục giảm và đứng ở mức thấp. Nguồn cung tăng, nhu cầu thấp khiến giá heo hơi chưa thể bật tăng trở lại.
Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3: Giá dầu tăng gần 2% và đạt mức cao nhất hơn 2 tuần

Thị trường hàng hoá hôm nay 31/3, giá dầu thô WTI tăng 1,92% lên 74,37 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,3% lên 78,6 USD/thùng, đạt mức cao nhất hơn 2 tuần.
Giá gas hôm nay 31/3: Thế giới tăng, còn trong nước sẽ ra sao?

Giá gas hôm nay 31/3: Thế giới tăng, còn trong nước sẽ ra sao?

Giá gas hôm nay 31/3, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng nhẹ 0,19% lên mức 2,1 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 5/2023.
Giá heo hơi hôm nay 31/3: Ghi nhận mức cao nhất 52.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 31/3: Ghi nhận mức cao nhất 52.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 31/3 tiếp tục đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 48.000 - 52.000 đồng/kg.
Tỷ giá USD hôm nay 31/3: Trong nước giữ nguyên, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay 31/3: Trong nước giữ nguyên, thế giới giảm

Tỷ giá USD hôm nay 31/3, tỷ giá USD trên thế giới được dự đoán giảm.
Giá vàng hôm nay 31/3: Lao dốc, vàng SJC rớt khỏi mốc 67 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 31/3: Lao dốc, vàng SJC rớt khỏi mốc 67 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 31/3, giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh, với giá vàng JSC ổn định, hiện đang ở mức 66,90 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá cà phê hôm nay, 31/3: Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, 31/3: Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 31/3 giảm 300 đồng/kg so với hôm qua, hiện dao động từ 47.600 – 48.000 đồng/kg.
Giá lúa gạo hôm nay 31/3: Giá gạo giảm 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 31/3: Giá gạo giảm 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay 31/3 tại Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm 50 đồng/kg so với hôm qua. Thị trường lúa gạo sôi động.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động