Cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới cần chuẩn mực đạo đức gì?

Cán bộ, đảng viên giai đoạn mới cần thực hiện 19 chuẩn đạo đức để tiếp tục cống hiến, xây dựng, phát triển đất nước, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới Quy định số 144-QĐ/TW: Gương soi cán bộ, đảng viên thời kỳ mới

Ngày 9/5/2024, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Theo PGS.TS. Lê Văn Cường - Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thì Quy định số 144 có tính hệ thống, khái quát, cập nhật và góp phần đồng bộ với các quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên; có tính liên thông với các quy định về những điều đảng viên không được làm, về nêu gương của Đảng.

Quy định 144 cũng là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng và là bước cụ thể hóa nhiệm vụ về xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Lúc sinh thời Người từng nêu rõ: “Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái; Giữ vững lập trường; Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không”.

Đối với đội ngũ đảng viên, Người yêu cầu: “Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng”; “Phải giữ vững đạo đức cách mệnh, là chí công vô tư”; “Tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo” và “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Người cách mạng mẫu mực phải khiêm tốn, khoan hoà, lượng thứ, can đảm khi sa cơ, bình tĩnh khi thắng thế, không bao giờ được quên rằng cuộc đời mình và sự nghiệp của mình thuộc về toàn nhân loại chứ không thuộc về mình”.

Cán bộ, đảng viên cần chuẩn mực đạo đức gì?
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng sáng ngày 9/7/2024 (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tiếp nối tư tưởng này, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách mạng. Coi trọng kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định nêu gương”.

Cùng với những quan điểm, mục tiêu, Đại hội Đảng XIII cũng đề ra những nhiệm vụ như: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng các chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng. Tăng cường đấu tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức. Cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội”.

Đây cũng là lý do ra đời của Quy định 144/QĐ-TW.

Vậy chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới gồm những gì?

Quy định 144-QĐ/TW có 6 điều, trong đó, nội dung cơ bản của quy định được thể hiện từ Điều 1 đến Điều 5, được cụ thể hoá thành 19 chuẩn mực đạo đức cách mạng mà mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tuân thủ. Cụ thể:

Điều 1: "Yêu nước, tôn trọng Nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc".

Điều 1 được cụ thể hóa thành 3 khoản tương ứng với các mệnh đề của tên điều như nội dung khoản 1 chính là cụ thể hóa nội dung “yêu nước” cụ thể là: “1. Suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng; nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân”.

Về chuẩn mực "tôn trọng nhân dân" được cụ thể hóa thành khoản 2 và điểm đáng chú ý chính là: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại đến dân phải hết sức tránh”. Đây chính là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, về nội dung này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.

Chuẩn mực “tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc” được cụ thể hóa thành khoản 3 với 2 yêu cầu rất rõ ràng là “Đặt lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích chung của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân lên trên hết, trước hết” và “kiên quyết, kiên trì đấu tranh với mọi hành vi gây phương hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc, lợi ích của Đảng, Nhà nước và của Nhân dân”.

Điều 2 - Bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập được cụ thể hoá bằng 4 chuẩn mực với tinh thần bao trùm là bản lĩnh, kiên định, dám nghĩ, dám làm.

Chuẩn mực bản lĩnh được cụ thể hóa thành khoản 1 với 3 yêu cầu là “kiên định” với 4 nội dung về nền tảng tư tưởng, mục tiêu, đường lối đổi mới và các nguyên tắc xây dựng Đảng; “kiên quyết, kiên trì” bảo vệ nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và “thực hiện nghiêm” các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Chuẩn mực “đổi mới” được diễn đạt ở khoản 2 theo tinh thần “độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, ý chí vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần phát triển đất nước, địa phương, cơ quan, đơn vị”.

Khoản 3 cụ thể hóa “sáng tạo” theo tinh thần cán bộ “6 dám” mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu thời gian gần đây: “Dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thách thức, hành động vì lợi ích chung, vì nước, vì dân”. Muốn đổi mới, sáng tạo thì chắc chắn cán bộ, đảng viên rất cần có bản lĩnh.

Khoản 4 cụ thể hóa chuẩn mực về “hội nhập” theo tính thần đề cao tính tích cực, chủ động “hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng theo đường lối đối ngoại của Đảng phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng cộng đồng vì hoà bình, ổn định, tiến bộ và phát triển”.

Cán bộ, đảng viên cần chuẩn mực đạo đức gì?

Điều 3 - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Các nội dung cụ thể của Điều 3 được cụ thể hóa thành 5 khoản rất cụ thể trên tinh thần kế thừa các chuẩn mực về cần, kiệm, liêm, chính mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra và có cập nhật những yêu cầu mới cho phù hợp. Khoản 1 bên cạnh việc lý giải về nội dung “Cần” còn đưa ra mục tiêu là góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Khoản 3 sau khi giải thích về nội dung “Liêm” còn đưa ra yêu cầu về “Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”.

Quy định của khoản 4 về “Chính” có tính cập nhật khi đưa ra chuẩn mực về “Trung thực, thẳng thắn, khách quan, công tâm, tích cực đấu tranh tự phê bình và phê bình, không giấu khuyết điểm, không nói sai sự thật”; còn đưa ra yêu cầu về việc cán bộ, đảng viên phải dũng cảm “thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh”.

Khoản 5 về “chí công vô tư” có nhiều nội dung mới rất đáng chú ý. Bên cạnh việc yêu cầu cán bộ, đảng viên phải tự mình rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hiện việc “giữ gìn phẩm giá của người cán bộ, đảng viên, không để tác động lôi kéo, cám dỗ tiêu cực”, “Thực hiện văn hoá từ chức khi không đủ khả năng, uy tín” thì còn yêu cầu trách nhiệm về nêu gương và vận động gia đình, người thân và người khác thực hành đạo đức cách mạng: “Không để gia đình, người thân và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi; bảo vệ uy tín, danh dự của bản thân và tổ chức đảng”.

Điều 4 - Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.

Quy định của Điều 4 dành khoản 1 nói về đoàn kết với hai nội dung chính là “Luôn luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, cơ quan, tổ chức và trong Nhân dân, trước hết là ở chi bộ, cơ quan, đơn vị công tác, khu dân cư” và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải “kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện chia rẽ, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện”.

Khoản 2 đề cập về nội dung “kỷ cương” với yêu cầu về việc thực hành “nói đi đôi với làm”, tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Điều cần lưu ý là nội dung về “kỷ cương” yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần phải giữa nghiêm kỷ luật phát ngôn cũng như “phục tùng sự phân công của Đảng, của tổ chức” vì những nội dung này đang có biểu hiện vi phạm khá nhiều thời gian gần đây.

Khoản 3 thể hiện tính nhân văn và đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Sống có nghĩa tình, chân thành, thương yêu, đối xử, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp và mọi người theo lẽ phải, phù hợp với đạo lý dân tộc, cùng nhau tiến bộ”.

Khoản 4 về chuẩn mực “trách nhiệm” đã làm rõ các yêu cầu về trách nhiệm công tác và sinh hoạt; sẵn sàng đảm nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải “Kiên quyết đấu tranh, phê phán mọi hành vi né tránh, đùn đẩy, hoặc có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, làm việc cầm chừng, sợ trách nhiệm, không dám làm”.

Cán bộ, đảng viên cần chuẩn mực đạo đức gì?
Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Quy định 144 và Chỉ thị 35 sáng ngày 9/7/2024 (Ảnh Đinh Tuấn)

Điều 5. Gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời

Quy định 144-QĐ/TW dành khoản 1 và 2 để cụ thể hóa chuẩn mực “gương mẫu” vì mỗi cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu tiên phong về lý luận và tiên phong về hành động thực tiễn.

Nội dung gương mẫu của cán bộ, đảng viên không chỉ dừng lại ở việc tự giác học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của bản thân mà còn “Tích cực vận động, thuyết phục gia đình, người thân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Bên cạnh chuẩn mực cụ thể về gương mẫu, Quy định 144-QĐ/TW còn cụ thể hóa chuẩn mực “khiêm tốn”.

Gương mẫu cùng với khiêm tốn chính là yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần phải “không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ, năng lực công tác. Nói đi đôi với làm, làm đi đôi với nói, đã nói là làm”.

Nội dung của khoản 3 chính là sự tiếp nối tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới: “Mọi đảng viên phải gương mẫu, nói đi đôi với làm, thực hiện nghiêm Điều lệ Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phục tùng tuyệt đối sự phân công của Đảng; giữ mối liên hệ mật thiết với Nhân dân; học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, phẩm chất, lối sống; giữ gìn đoàn kết, thống nhất trong Đảng”.

Điều 6 quy định về tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Ban, ngành triển khai, quán triệt.

PGS.TS. Lê Văn Cường khẳng định: Quy định số 144-QĐ/TW đã đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn đối với việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay; góp phần loại bỏ những vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tế nhưng chưa có quy định để điều chỉnh; thiết thực đưa chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới vào cuộc sống. Đặc biệt, Quy định 144-QĐ/TW còn là tiêu chuẩn, thước đo, góp phần nâng cao hiệu quả công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên; là cơ sở để cấp ủy đảng các cấp xem xét, đánh giá, lựa chọn cán bộ, đảng viên đưa vào quy hoạch, giới thiệu bầu cấp ủy khóa mới; là tiền đề quan trọng trong việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Trường Đại học VinUni

Chiều 19/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc mừng Trường Đại học VinUni nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là cần thiết.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo toàn cầu

Sáng 18/11 (giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, khai mạc Hội nghị thượng đỉnh G20, với chủ đề "Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững".
Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Có nên bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất?

Một số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách lo ngại về khả năng mất tài sản nhà nước do bỏ quy định các doanh nghiệp nhà nước phải sắp xếp lại nhà, đất.
Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo về sắp xếp bộ máy tinh gọn tại các cơ quan Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn

Thủ tướng Chính phủ kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1417/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương

Chiều 18/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sắp thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Học viện Kỹ thuật Quân sự

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm, chúc mừng Học viện Kỹ thuật Quân sự

Sáng 18/11, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm, chúc mừng cán bộ, giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ giáo dục

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng 18/11, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil

Rạng sáng 18/11 (theo giờ Việt Nam), tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil.
Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu Tuyên bố chung Việt Nam - Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Việt Nam - Brazil nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược​​​​​​​

Ngày 17/11, tại Brazil, trong hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Brazil, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Thủ tướng dự Lễ khánh thành, đặt biển kỷ niệm, tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Brazil

Biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil là biểu tượng đặc biệt về sự gắn kết hai nước Việt Nam - Brazil.
Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng không vũ trụ, thực phẩm... Brazil muốn mở rộng hợp tác toàn diện với Việt Nam

Các tập đoàn hàng đầu của Brazil muốn mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực tiềm năng: Hàng không vũ trụ, chuyển đổi số, phân phối hàng Việt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động