Kon Tum

Cần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc ít người

Kon Tum là vùng đất có nền văn hóa cổ truyền đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, với 6 thành phần dân tộc bản địa, trong đó Rơ-măm và Brâu được xếp vào các dân tộc có dân số dưới 1.000 người.
Cần bảo tồn di sản văn hóa dân tộc ít người
Dân tộc Brâu chủ nhân nhiều giá trị văn hóa cổ truyền

Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc

Hiện hai dân tộc Rơ-mâm và Brâu có số dân gần 500 người, mỗi dân tộc cư trú trong một làng duy nhất. Người Brâu cư trú tại làng Đắk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Người Rơ-măm cư trú tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Dân tộc Brâu là chủ nhân của nhiều giá trị văn hóa cổ truyền, đặc biệt là âm nhạc dân gian. Dân ca có lời ca về thần sáng tạo Pa Xây, truyện cổ có tính huyền thoại Un Cha-Đak Lếp (lửa cháy, nước ngập) lý giải nguồn gốc dân tộc Brâu và các dân tộc anh em. Nhưng đặc sắc hơn cả là những bộ chiêng đồng nổi tiếng với 3 loại có thang âm khác nhau là Coong, Mam và Tha. Ngoài ra, Brâu là dân tộc có sở thích, năng khiếu đặc biệt về chế tác, trình diễn nghệ thuật dân gian. Trước năm 1997, chỉ tính nghệ nhân biết diễn tấu, chế tác nhạc cụ cũng có hơn 130 người; cả làng có 17 bộ chiêng.

Tương tự, dân tộc Rơ-măm cũng đã lưu giữ nhiều giá trị cổ truyền đặc sắc, đặc biệt là lễ hội. Theo từng thời điểm lễ hội được tổ chức quanh năm, như: lễ mở cửa kho lúa, lễ cúng giọt nước, lễ ăn lúa mới được tổ chức với quy mô cả cộng đồng làng. Trong đó nổi bật là lễ bỏ mả. Về âm nhạc dân gian đáng chú ý là hình thức diễn tấu đàn T’rưng 3 dùi khá độc đáo chỉ có ở người Rơ-măm.

Cần khôi phục, kế thừa và phát huy

Với nguồn văn hóa di sản đặc sắc đó, nhưng theo Sở VHTT&DL Kon Tum, hai dân tộc này đang phải đối diện nguy cơ xuống cấp, mất dần các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trong quá trình tương tác, hội nhập kinh tế, xã hội. Đặc biệt, báo cáo từ Sở VHTT&DL Kon Tum cho thấy, trong các hạng mục dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội cho hai dân tộc này thì mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống hầu như rất mờ nhạt, không cụ thể. Nguồn vốn đầu tư văn hóa vật chất chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong ngân sách của địa phương. Đây được cho là vấn đề đáng lo ngại và các yếu tố di sản văn hóa của hai dân tộc đang bị bỏ quên.

Vì thế, dù đã xây dựng nếp sống mới lành mạnh, ở chừng mực nào đó đã khôi phục, phát huy được bản sắc văn hóa cổ truyền của hai dân tộc từ sau khi tái thành lập tỉnh. Tuy nhiên những dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội trong đó có sự hỗ trợ về vật chất văn hóa hiệu quả không cao về mặt bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng. Thậm chí, theo ngành văn hóa những nỗ lực thực hiện các dự án xây dựng đã phá vỡ cảnh quan, môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến hệ ý thức văn hóa của đồng bào. Các dự án nặng về đầu tư, chưa chú trọng đến khía cạnh lợi ích về tinh thần, phục vụ đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào. Bản năng, phong tục tập quán, nhận thức thế giới của hai dân tộc còn nhiều bảo thủ nặng nề.

Để “cứu” nguồn di sản văn hóa hai dân tộc này, ngành văn hóa tỉnh Kon Tum đề xuất phải đẩy mạnh khảo sát, sưu tầm, kiểm kê, phân loại và lập hồ sơ khoa học toàn bộ hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể làm căn cứ bảo tồn và phát huy một cách trung thành với bản sắc của mỗi dân tộc, được đồng bào chấp nhận. Mặt khác, cần khôi phục môi trường hoạt động và điều kiện thể hiện giá trị các di sản văn hóa và hoạt động văn hóa trong đời sống cộng đồng để kế thừa và phát huy. Đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và tăng cường nguồn lực cho công tác bảo tồn các di sản văn hóa và các loại hình hoạt động văn hóa. Tổ chức truyền dạy từ nghệ nhân cho lớp kế thừa những kiến thức về văn hóa cổ truyền, tiếp cận làm chủ các giá trị văn hóa có tính đặc thù dân tộc, biết chế tác, sử dụng, hệ thống hóa và biết vận hành hệ thống ấy.

Kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Brâu và Rơ-măm đó là, không nên mua, xây rồi cấp, dí vào tay đồng bào bảo họ phải sử dụng như cồng chiêng, nhạc cụ, nhà rông sẽ không bao giờ thu được hiệu quả. Đơn giản là những vật dụng ấy thiếu bản sắc, thiếu cái hồn của dân tộc họ.
Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Kon Tum

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Mobile VerionPhiên bản di động