Cam kết tại COP26: Cần cơ chế hỗ trợ để có dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn

Năng lượng tái tạo sẽ không thể trở thành xu hướng như hiện nay nếu thiếu đi các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo đà để phát triển thị trường.
Đề nghị các bộ ngành phối hợp tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng tái tạo

Cam kết tại COP26 buộc Việt Nam phải thúc đẩy năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, năng lượng tái tạo sẽ không thể trở thành xu hướng như hiện nay nếu thiếu đi các cơ chế chính sách hỗ trợ, tạo đà để phát triển thị trường.

Cam kết đầy thách thức

Nhắc đến cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam, ông Rahul Kitchilu - Phụ trách Chương trình Cơ sở hạ tầng, Ngân hàng Thế giới (WB) - cho rằng: Những cam kết của Việt Nam tại COP26 được tổ chức tại Glasgow về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 đóng vai trò quan trọng toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển năng lượng tái tạo – với hơn 20 GW năng lượng tái tạo – và huy động 17 tỷ USD đầu tư tư nhân trong vòng 2 năm qua. Đây là một nỗ lực vô cùng đáng ghi nhận và là những bước đi nghiêm túc hướng tới đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng sạch và loại bỏ carbon khỏi nền kinh tế.

Tuy nhiên, phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức, làm sao để cân bằng giữa chuyển dịch năng lượng và đảm bảo an sinh xã hội, cũng như giá thành hợp lý của nguồn cung năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng, song hành với việc chuyển đổi thành một nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 của Chính phủ.

Cam kết tại COP26:  Cần cơ chế hỗ trợ để có dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn
Điện gió ngoài khơi - Năng lượng tương lai

Thời gian qua, Việt Nam cũng đã có cơ chế chính sách hỗ trợ cho năng lượng tái tạo như áp dụng giá FIT với điện gió và điện mặt trời. Việc này đã góp phần tạo ra sự bùng nổ về phát triển điện mặt trời, điện gió. Thế nhưng, điểm trừ của các cơ chế này là thời gian áp dụng ngắn ngủi, cộng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều dự án lâm cảnh “lỡ hẹn giá FIT” và đối diện tương lai bất định. Cơ chế chính sách cho điện mặt trời, điện gió sau đó cũng chậm ban hành, khiến nhà đầu tư không thể hoạch định ra các kế hoạch đầu tư trong tương lai.

Đưa ra giải pháp chuyển dịch năng lượng nhằm đưa phát thải ròng bằng 0, đại diện WB đánh giá: Việt Nam may mắn có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo. Bên cạnh năng lượng mặt trời, gió, Việt Nam còn có tiềm năng to lớn về gió thổi từ đất liền ra biển. Phân tích cho thấy khoảng 370 GW năng lượng tái tạo có thể được tạo ra thêm vào năm 2040 để giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Những kinh nghiệm gần đây của Việt Nam cho thấy, có thể hiện thực hóa điều này chủ yếu qua đầu tư tư nhân. Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng này đối với năng lượng tái tạo, cần có các cải tiến trong việc hoạch địch mở rộng hệ thống năng lượng, khung pháp lý đối với việc thu mua để đảm bảo nguồn cung năng lượng tái tạo có chi phí thấp…

TS Ngô Đức Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho rằng: Điện gió không chiếm nhiều đất, đây là điều trái ngược hẳn với điện mặt trời. Các turbine gió và thiết bị thực tế không sử dụng nhiều không gian đất. Điều này có nghĩa là đất được sử dụng để đặt các trụ turbine, cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác, chẳng hạn như nông nghiệp.

Ngoài ra, theo TS Ngô Đức Lâm, không giống như than đá, khí đốt tự nhiên hoặc dầu, bản thân các turbine gió không yêu cầu đốt bất kỳ nhiên liệu hóa thạch nào để hoạt động. Nguồn năng lượng gió không bao giờ cạn kiệt, bởi gió xuất hiện tự nhiên trong bầu khí quyển mà chúng ta không phải lo lắng về nguồn cung cấp. Giờ đây điện gió còn được làm trên mặt biển, lấy gió ngoài khơi để phát điện. Cho nên các nước đang tập trung cho điện gió ngoài khơi. Gió ngoài khơi có tiềm năng lớn, ổn định hơn so với đất liền. Nhưng làm điện gió ngoài khơi thì cần có móng cột vững chãi, cho nên phụ thuộc nhiều yếu tố. Xu hướng công nghệ thế giới thời gian tới sẽ phát triển mạnh hơn bây giờ nhiều và giá thành điện gió sẽ rẻ hơn rất nhiều.

“Điện gió bây giờ đắt hơn điện mặt trời và nhiệt điện than. Nhưng trong tương lai giá điện gió sẽ rẻ hơn. Tương lai điện gió sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn so với điện mặt trời. Năng lượng gió lại phát được cả ngày và đêm cho nên lượng điện sinh ra sẽ nhiều hơn so với năng lượng mặt trời. Cùng có công suất lắp đặt là 10.000 MW, nhưng một loại chỉ phát được tối đa 12 tiếng, trong khi một bên phát điện được 24 tiếng. Như vậy lượng điện thu được từ gió sẽ tốt hơn và nhiều hơn. Cho nên giá thành điện gió trong tương lai sẽ rẻ nhanh hơn so với năng lượng khác”, TS Ngô Đức Lâm chia sẻ.

Thị trường năng lượng tái tạo Việt Nam có gì khác biệt?

Từ góc độ nhà đầu tư, ông Stuart Livesey - Tổng giám đốc dự án điện gió La Gàn - cho rằng: Một lộ trình rõ ràng cho tương lai của ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi ở Việt Nam là rất quan trọng, xét về thời điểm và cách thức các dự án được lựa chọn và triển khai. Điều này một lần nữa có thể giảm bớt rủi ro cho các nhà phát triển, nhờ đó cho phép các nhà phát triển và nhà cung cấp lớn cam kết đầu tư lâu dài với quy mô lớn hơn ở một thị trường Châu Á-Thái Bình Dương cạnh tranh và khắt khe.

Cam kết tại COP26:  Cần cơ chế hỗ trợ để có dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn

Cần cơ chế hỗ trợ để có những dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn phát triển trong tương lai

Theo ông Stuart Livesey, điện gió ngoài khơi đòi hỏi các khoản đầu tư lớn, do đó cần có một Hợp đồng mua bán điện (PPA) có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến: cắt giảm công suất phát lên lưới điện, khoản thanh toán khi chấm dứt PPA, cơ quan giải quyết tranh chấp, quyền của bên cho vay kế thừa dự án và thay đổi pháp luật.

Bên cạnh đó, ông Stuart Livesey cho rằng: Sự thiếu rõ ràng trong các chính sách và những rủi ro khác sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí, nguyên nhân là do các nhà đầu tư phải dự phòng một khoản ngân sách lớn cho các rủi ro trong trường hợp các dự án bị đình trệ hoặc huỷ bỏ.

Đặt câu hỏi các nhà đầu tư cần làm gì trước những sự thay đổi của cơ chế, chính sách đầu tư, mua bán điện tái tạo, một nhà đầu tư cho biết: Bị động là chỉ có thể ngồi im chờ cơ chế được ban hành và triển khai, nhưng đối với các nhà đầu tư thì bị động có nghĩa là chết. Do đó, phải luôn chủ động kiện toàn lại hệ thống/doanh nghiệp/tối ưu hoạt động chi phí để đảm bảo chờ được cơ chế mới. Tiếp tục tìm kiếm các cơ hội trong các mảng kinh doanh có liên quan hay cùng hệ sinh thái năng lượng vì việc này vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển.

Ngoài ra, nhà đầu tư cần bảo vệ và tìm kiếm nguồn tài chính mới để tiếp tục tái nâng cấp/đầu tư vào các xu hướng năng lượng mới; chủ động tìm kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước thực sự am hiểu và có năng lực về năng lượng, mở ra các cơ hội hợp tác với các đối tác có năng lực triển khai các dự án năng lượng tái tạo.

Quá trình chuyển dịch năng lượng sẽ đòi hỏi vốn đầu tư và cần giảm thiểu tác động lên giá điện. Phân tích của các chuyên gia WB cho thấy sẽ cần khoảng 166 tỷ đôla (giá trị hiện tại) để đầu tư cho ngành điện tới năm 2040 để chuyển dịch theo các mục tiêu của COP26. Con số này cao hơn khoảng 50% so với con số 109 tỷ USD được ước tính theo kịch bản chính sách hiện tại được nêu ra trong dự thảo quy hoạch điện 8 sơ bộ. Giá điện trung bình cũng có thể tăng khoảng 25% vào năm 2040.

“Để đáp ứng nhu cầu tài chính, cần có sự kết hợp của nhiều nguồn lực, bao gồm tái phân bổ nguồn tiết kiệm nội địa cho các dự án liên quan đến khí hậu, tăng dự trữ quốc gia, và nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Nguồn vốn ODA có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và huy động lĩnh vực kinh tế tư nhân, cải thiện tính tiếp cận của các dịch vụ về điện. Việt Nam nên làm việc chặt chẽ với các đối tác phát triển đa phương và song phương để đảm bảo nguồn tài chính cho các nỗ lực chuyển dịch năng lượng xanh”, ông Rahul Kitchilu chia sẻ.

Thu Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Dự kiến ngày 25/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Chiều 21/11, tại Bộ Công Thương, Vụ Thị trường trong nước có buổi làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ (USGC) về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học.
Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Ngày mai (22/11), tại TP. Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo, Trường Đại học Điện lực giới thiệu Dự án đào tạo về Điện gió tại Việt Nam.
Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Phổ biến Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chiều 4/11, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long chủ trì Hội nghị phổ biến Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tin cùng chuyên mục

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Nhằm đa dạng các sản phẩm hỗ trợ năng lượng tái tạo, Growatt tiếp tục giới thiệu biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ thương mại quy mô vừa và nhỏ
Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Điện gió toàn cầu dự kiến sẽ đạt thị phần kỷ lục trên thị trường điện

Sản lượng điện gió toàn cầu có thể lập kỷ lục mới vào năm 2024, qua đó, giúp điện gió chiếm thị phần cao kỷ lục trên thị trường sản xuất điện toàn cầu.
Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Luật Điện lực (sửa đổi): Động lực phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đề xuất các chính sách mới để tạo điều kiện phát triển bền vững cho các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Vương quốc Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng ngành năng lượng tái tạo

Vương quốc Anh mong muốn trở thành đối tác chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp đổi mới sáng tạo, công nghệ để hỗ trợ Việt Nam trong phát triển năng lượng tái tạo.
Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Tranh cãi việc Hoa Kỳ cho khai thác nhiệt lòng đất để sản xuất điện sạch

Chính phủ Hoa Kỳ vừa phê duyệt dự án năng lượng địa nhiệt khổng lồ tại Utah, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Trung Quốc

Trung Quốc 'phá kỷ lục' thế giới với tuabin gió khổng lồ dài 260m trên biển

Trung Quốc vừa ra mắt tuabin gió nổi lớn nhất thế giới có công suất 20 megawatt, dài 260m, đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Công nghệ điện gió mới rẻ hơn nhờ quỹ đầu tư của Bill Gates

Một công ty tại Mỹ, vừa công bố một bước đột phá mới trong công nghệ điện gió, hứa hẹn thay đổi hoàn toàn cách thức sản xuất năng lượng từ gió.
Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Ấn Độ tham vọng thành cường quốc công nghệ sạch toàn cầu vào 2030

Ấn Độ đang nỗ lực để trở thành trung tâm sản xuất công nghệ sạch toàn cầu vào năm 2030 thông qua các chính sách khuyến khích mạnh mẽ.
Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

Các nhà máy điện năng lượng tái tạo tại tỉnh Bạc Liêu đang gặp khó khăn, chỉ hoạt động khoảng 70% công suất do hạn chế về khả năng truyền tải lên lưới.

'Kỷ nguyên điện' mới sẽ xuất hiện khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh

Khi nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch dự kiến đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này, thì nguồn cung dầu và khí đốt dư thừa có thể thúc đẩy đầu tư vào năng lượng xanh.
Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Hi vọng Luật Điện lực sửa đổi sẽ gỡ vướng để phát triển năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc khai thác năng lượng tái tạo, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết số 20 về lĩnh vực này.
Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng.
Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ phát triển thêm thêm 30MW công suất nguồn điện mặt trời mái nhà (số liệu tính từ năm 2021 - 2030).
Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Sau 3 năm tiếp nhận toàn bộ lưới điện của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) trên địa bàn huyện Chư Prông, PC Gia Lai đã phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dàn pin năng lượng mặt trời nổi chịu sóng đầu tiên của Trung Quốc, hiện đang tiến gần đến giai đoạn hoàn tất lắp đặt thiết bị cuối cùng để đi vào vận hành.
Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Tương lai của năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới dự kiến sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, với các nguồn năng lượng sạch đóng vai trò chủ đạo.
Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Chính thức ký kết mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam vừa đặt dấu mốc quan trọng khi chính thức được ký kết hợp đồng mua bán điện.
Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Gamuda giành được hợp đồng xây dựng trang trại điện gió 243 triệu AUD tại Úc

Gamuda Bhd đã giành được hợp đồng thiết kế và xây dựng 243 triệu AUD (khoảng 4124,3 tỷ đồng) cho dự án trang trại điện gió Boulder Creek tại Queensland (Úc).
Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định, để đạt các mục tiêu về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo cần xem xét, triển khai 6 giải pháp.
CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

CIP và Petrovietnam thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh

Lãnh đạo Công ty Copenhagen Infrastructure Partners và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có buổi làm việc chung nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng xanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động