Cải cách hành chính Bộ Công Thương đã đem lại kết quả tích cực

Cải cách hành chính của Bộ Công Thương đem lại kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Cải cách hành chính của Bộ Công Thương- Chuyển động tích cực Cải cách hành chính Bộ Công Thương: “Thước đo” là sự hài lòng

TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã có cuộc trao đổi với Báo Công Thương về cải cách hành chính (CCHC) nói chung cũng như đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện kinh doanh nói riêng của Bộ Công Thương.

Cải cách hành chính Bộ Công Thương đã đem lại kết quả tích cực
Cải cách hành chính ngành Công Thương đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Từ góc độ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, ông có đánh giá như thế nào về cải cách hành chính (CCHC) nói chung, cũng như đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC), điều kiện kinh doanh nói riêng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương thời gian qua?

Là Bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, tạo ra trên 60% GDP của cả nước, nên Bộ Công Thương đang là một trong những bộ ngành có những chính sách ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, khi nói đến CCHC thì ngành Công Thương cũng được cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, kể cả các tổ chức quốc tế nhắc đến nhiều nhất trong các ngành ở nước ta.

Dưới áp lực như vậy, thời gian qua, với quyết tâm nhằm giảm thiểu đến mức tối đa các TTHC, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, theo tôi Bộ Công Thương đã có những thành công quan trọng và tích cực từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cho đến việc phân cấp, phân quyền theo chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan bên trong của Bộ và các địa phương rõ ràng hơn về trách nhiệm, tiêu chí…

Qua đó, tháo gỡ được nhiều vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; các quy định về TTHC được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và thực tiễn đặt ra.

Cải cách hành chính đã đem lại kết quả tích cực
TS. Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME)

Đặc biệt, việc tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa” đối với tất cả các TTHC trong các lĩnh vực do Bộ Công Thương quản lý tại Phòng Tiếp nhận và trả kết quả của Bộ; cũng như tính đến hết năm 2018, Bộ Công Thương đã xóa bỏ khoảng 420/720 mã HS hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, giúp tiết kiệm hơn 40.000 ngày công mỗi năm; năm 2017, 2018, Bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 675 điều kiện kinh doanh trên tổng số 1.216 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (chiếm tỷ lệ 55,5%); năm 2019, 2020, thêm 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương được cắt giảm… chính là dấu ấn, kết quả rất có ý nghĩa đối với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào việc cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam.

Vậy theo ông những đột phá về CCHC của Bộ Công Thương, ngành Công Thương đã có tác động tích cực ra sao đến hoạt động cộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua cũng như giai đoạn phục hồi kinh tế?

Như tôi đã nói, Bộ Công Thương có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, việc Bộ Công Thương chủ trương thúc đẩy cải cách mạnh mẽ về TTHC, điều kiện kinh doanh với một quyết tâm cao, vì doanh nghiệp, vì người dân đã mang lại nhiều giá trị thiết thực cho môi trường kinh doanh của Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt đánh giá cao nỗ lực này của Bộ Công Thương.

Cục thể, các điều kiện kinh doanh thông thoáng hơn, TTHC đỡ phức tạp, rườm rà; thời gian làm thủ tục nhanh hơn qua đó tiết giảm được chi phí, tăng cơ hội, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cho doanh nghiệp trong nước. Điều này càng có có ý nghĩa hơn đới với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cũng như doanh nghiệp siêu nhỏ và hội kinh doanh trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt.

Trước tác động dịch Covid-19 cũng như quá trình thúc đẩy phục hồi kinh tế, xã hội theo chủ trương của Chính phủ, tôi cho rằng việc tiếp tục đẩy mạnh CCHC của ngành Công Thương, Bộ Công Thương lại càng quan trọng, vì số lượng doanh nghiệp liên quan đến ngành Công Thương chiếm cơ cấu đến hơn 60% số lượng các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay.

Với ý nghĩa đó, cộng đồng kinh doanh tiếp tục đặt kỳ vọng, Bộ Công Thương sẽ tăng cường thực hiện chủ trương cải cách TTHC, cắt giảm các điều kiện kinh doanh theo nguyên tắc: Lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh một cách quyết liệt hơn, qua đó góp phần hỗ trợ doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phục hồi, phát triển bứt phá sau đại dịch Covid-19.

Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có những đề xuất, kiến nghị và mong muốn cụ thể nào đối với công tác CCHC của ngành Công Thương cũng như Bộ Công Thương, thưa ông?

Mong muốn của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, cũng như cộng đồng doanh nghiệp là Bộ Công Thương tiếp tục tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 và nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2022 trong lĩnh vực Bộ Công Thương quản lý, phụ trách.

Đối với các hoạt động thương mại quốc tế, đề nghị Bộ Công thương quan tâm nhiều hơn đến hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong các hoạt dộng liên quan đến TTHC tại các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) như: Thành lập đường dây nóng của cơ quan Thương vụ Việt Nam ở các thị trường này nhằm hỗ trợ mạnh mẽ; kịp thời các vướng mắc phát sinh đến các quy tắc xuất xứ hàng hoá, các biện pháp phòng vệ thương mại, đặc biệt các thủ tục liên quan đến hành chính tại các thị trường các quốc gia là đầu xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp hy vọng Bộ Công Thương luôn tỏ rõ quan điểm cầu thị, tiếp thu lắng nghe từ cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, người dân để tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy định quản lý nhà nước cho hoàn thiện, thích ứng với điều kiện thực tế và các cam kết hội nhập.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Đến nay, các doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam đã có cơ hội cọ xát với các vụ kiện phòng vệ thương mại nên phản ứng nhanh và kịp thời hơn.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu

Phải có hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế, khi đó, tính công khai minh bạch của thị trường sẽ được rõ ràng, Nghị định 80/2023/NĐ-CP sẽ thực thi hiệu quả.
Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Ngành nhôm đang đối diện với nhiều vụ điều tra chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, vì thế cần sự chủ động ứng phó nhằm tránh các thiệt hại.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Theo chuyên gia, Nghị định 80 được kỳ vọng vừa giúp tăng tính pháp chế, tăng chế tài hành chính vừa làm tăng cơ chế thị trường, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Để ứng phó hiệu quả hơn với các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, doanh nghiệp sẽ là chủ thể chính, chủ động ngăn chặn từ sớm.

Tin cùng chuyên mục

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng Nghị định 80/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 83, 95 về kinh doanh xăng dầu là bước tiến mới quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu
Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Để thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) hiệu quả, Việt Nam cần phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia, nguồn nhân lực về FTA một cách bài bản, kịp thời.
Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Hội chợ Hàng Việt Nam tại Thuỵ Điển là cơ hội quảng bá, giúp hàng hóa Việt Nam tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào thị trường Thuỵ Điển và khu vực Bắc Âu.
Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đi đầu trong việc phát triển bền vững và lan tỏa đến các doanh nghiệp nhỏ hơn trong chuỗi cung cầu để tận dụng EVFTA
Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Doanh nghiệp xuất khẩu da giày triển khai để phát triển bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn từ các FTA, trong đó có Hiệp định CPTPP.
Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

Bà Trần Thu Quỳnh – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada chia sẻ, doanh nghiệp xuất khẩu vào Canada cần đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững.
TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Sau 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng hàng Việt đã khẳng định được 4 điểm sáng ở thị trường này.
Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Để hoạt động kích cầu tiêu dùng được đẩy mạnh, hiệu quả và thiết thực hơn, cần có những giải pháp mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng để đem lại sức mua lớn hơn.
Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp đã chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu nông sản vừa qua.
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Để bị áp thuế phòng vệ thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh, dẫn tới mất uy tín về thương hiệu, thị phần tại thị trường.
Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ bán hàng đa kênh, đối với khu vực miền núi, việc phát triển hạ tầng logistics là rất cần thiết và quan trọng.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Ông Bùi Trung Thướng – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ về những giải pháp xúc tiến thương mại hàng Việt Nam vào thị trường Ấn Độ.
Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, xây dựng chợ miền núi, chợ vùng dân tộc phải gắn với du lịch và lan toả văn hoá để nâng cao hiệu quả.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Phát triển hàng hoá theo các tiêu chuẩn xanh và bền vững theo cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ giúp hàng hoá xuất khẩu Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại EU.
Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn

Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn

Hàng hoá Việt Nam hiện chỉ chiếm 1% thị phần tại thị trường Anh, một trong các nguyên nhân là do doanh nghiệp đang chọn gia công cho “dễ thở".
Doanh nghiệp ngành gỗ cần trang bị “phao cứu sinh” trước "làn sóng" điều tra phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp ngành gỗ cần trang bị “phao cứu sinh” trước "làn sóng" điều tra phòng vệ thương mại

Để xuất khẩu gỗ bền vững, tránh bị điều tra phòng vệ thương mại từ nước ngoài, doanh nghiệp ngành gỗ cần chuẩn bị “phao cứu sinh” cho mình.
Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ về giải pháp xây dựng thương hiệu hàng Việt khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng

Hiệp định CPTPP mở rộng cách cửa cho ngành hồ tiêu Việt Nam, tuy nhiên, để đi sâu vào khối thị trường này thì vấn đề chất lượng và thương hiệu phải song hành.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu!

PGS.TS Trần Đình Thiên: Phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu!

PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định phải kích cầu, củng cố thị trường nội địa vì đây là thị trường trọng yếu cho ổn định kinh tế vĩ mô.
Hiệp định EVFTA giúp mang lại giá trị bền vững cho nông sản xuất khẩu

Hiệp định EVFTA giúp mang lại giá trị bền vững cho nông sản xuất khẩu

TS. Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam đã chia sẻ về những lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang lại cho xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động