Thay đổi cách tính lương hưu: Bảo đảm quyền lợi người lao động Quy định tính lương hưu hàng tháng hiện nay như thế nào? |
Ông Nguyễn Vĩnh Phúc (Bình Thuận) hỏi, mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành khi thời gian hưởng lương trong quân đội không đủ 5 năm (60 tháng) được tính như thế nào?
Ảnh minh họa |
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Tại Khoản 7 Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định: Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển sang ngạch công chức, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp Nhà nước rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
Được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;
Trường hợp quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở để tính lương hưu.
Tại Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ và Khoản 2 Mục IV Thông tư số 05/2005/TT-BQP ngày 5/1/2005 của Bộ Quốc phòng quy định về việc tính phụ cấp thâm niên nghề đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ thì được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)...
Như vậy, trường hợp người lao động có thời gian hưởng lương trong quân đội không đủ 5 năm (60 tháng) khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà bao gồm thời gian này thì chưa được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Mặt khác, việc tính mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng lương hưu đối người nghỉ hưu nói chung và người nghỉ hưu theo quy định của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP nói riêng phải căn cứ vào diễn biến tiền lương của cả quá trình tham gia BHXH của người lao động. Do đó, BHXH Việt Nam chưa có căn cứ để trả lời cụ thể về câu hỏi mức bình quân tiền lương tháng tại thời điểm chuyển ngành khi thời gian hưởng lương trong quân đội không đủ 5 năm mà ông đưa ra.
Đề nghị ông liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH địa phương cung cấp thông tin đầy đủ để căn cứ diễn biến tiền lương thể hiện trên sổ BHXH và quy định của chính sách giải đáp cụ thể nội dung ông quan tâm.