Chủ nhật 04/05/2025 11:13

Cách nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo lực học đường?

Bạo lực học đường ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, sức khoẻ của trẻ. Thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy cách nào nhận biết trẻ đang bị bạo lực học đường?

Theo các chuyên gia, trẻ bị bạo lực học đường thường có một số biểu hiện sau đây:

Áo quần, sách vở, đồ dùng bị rách, mất hay hủy hoại khi đi học về;

Trên cơ thể có vết cắt, cào, bầm tím không giải thích được;

Có ít bạn bè chơi đùa; hoặc đột ngột bị các bạn bè lảng tránh, cắt quan hệ;

Sợ đi học, sợ đi bộ đến trường và về nhà, né tránh tham gia sinh hoạt có tổ chức với bạn bè; đi đường vòng để đến trường hay về nhà.

Biểu hiện lời nói, hành vi bạo lực hoặc tự ti

Không còn hứng thú học bài, học sút không rõ nguyên nhân. Vui buồn bất thường, hay khóc hoặc lầm lì khi từ trường về.

Thường xuyên than nhức đầu, đau bụng hay các triệu chứng bệnh khác không có nguyên do. Khó ngủ và thường xuyên bị ác mộng; ăn không ngon; bất an và giảm lòng tự tin.

Bạo lực học đường. Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng khuyến cáo, khi phát hiện trẻ bị bạo học đường, đầu tiên cha mẹ cần làm là bảo đảm con được để mắt và an toàn; lắng nghe và chia sẻ, hỏi rõ điều gì đã xảy ra, ở đâu, khi nào, có bao nhiêu người ở tình trạng giống con.

Cùng với đó, phải dự báo được những nguy cơ có thể tiếp diễn, những hành vi leo thang có thể xảy ra.

Cha mẹ cũng cần báo cáo với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, đề nghị phối hợp giám sát. Đồng thời, tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ chuyên gia. Làm việc với nhóm bắt nạt, yêu cầu hỗ trợ tâm lý cho kẻ bắt nạt …

Nhà trường và gia đình cần phối hợp dạy trẻ kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường, trong đó trẻ cần được hướng dẫn kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề, rà soát các ý tưởng tự hại hoặc tự sát. Cung cấp kiến thức để con hình thành thói quen vệ sinh sức khỏe tâm thần.

Các nhà trường cần thiết lập một hệ thống sàng lọc định kỳ để xác định được học sinh nào đang có những vấn đề tổn thương sức khỏe tinh thần, có nguy cơ về các vấn đề tâm lý, hay vấn đề hành vi có thể dẫn đến bạo lực. Bên cạnh đó, cần xây dựng một quy trình thuận lợi từ tiếp nhận, xử lý thông tin để mọi người khiếu nại về các hành vi thiếu thân thiện hoặc bạo lực trong nhà trường.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Giáo dục và đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Bộ Xây dựng dự toán kinh phí cho đường sắt quốc gia

Vụ bán áo in thiếu Hoàng Sa, Trường Sa: Lỗ hổng không chỉ từ chợ

Nút giao Liêm Tuyền hướng về Cầu Giẽ ùn tắc nghiêm trọng

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Ngày 3/5 ở Hà Nội: Thành phố hai nhịp, hai sắc thái

Người trẻ hôm nay vẫn thổi bùng 'ngọn lửa', sẵn sàng viết tiếp nên câu chuyện hòa bình

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Du lịch hay ‘trốn phố’ về quê: Người Việt chọn gì?

Thời tiết hôm nay 3/5: Bắc Bộ ngày nắng, đêm mưa

Thời tiết biển hôm nay 3/5/2025: Biển Đông có lốc xoáy

Từ lời nhắn ‘thế hệ các cháu đừng có huân chương’ đến hiệu triệu ‘đôi cánh mới’ của Tổng Bí thư

Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông