Thứ ba 13/05/2025 16:13

Cách nào tránh "bẫy" thu nhập trung bình?

"Để tươi sắc đào xuân - cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả" công bố gần đây, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Theo Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) với tiêu đề "Để tươi sắc đào xuân - cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả" công bố gần đây, Việt Nam có nguy cơ rơi vào "bẫy" thu nhập trung bình nếu không đẩy nhanh tốc độ cải cách.

Sau 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu, GDP theo đầu người tăng gấp 5 lần. Tuy nhiên, theo bà Carolyn Turk - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, hầu hết thể chế của Việt Nam hiện nay được thiết kế từ cuối những năm 1980 và đầu năm 1990. Việt Nam vẫn chưa triển khai mạnh mẽ các định hướng chính sách thời gian qua. Có nhiều ví dụ cho thấy không ít lĩnh vực cần giải quyết quyết liệt hơn để chuyển hóa vấn đề chính sách thành hành động cụ thể.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, kết quả thực thi cải cách của Việt Nam cũng chưa đồng đều trên nhiều lĩnh vực. Ông Jacques Morriset - chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam - cho rằng, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiến những bước xa hơn trên hành trình phát triển kinh tế tương xứng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cũng theo WB, các ưu tiên thuận lợi thương mại, hội nhập quốc tế, giảm tỷ lệ đói nghèo, chuyển đổi số... Việt Nam làm tương đối tốt nhưng ưu tiên về phát triển bền vững, nâng cấp hạ tầng, tăng trưởng xanh... thì chưa. Kết quả thiếu đồng bộ đó do thể chế chưa phải lúc nào cũng sẵn sàng cho những nhiệm vụ, ưu tiên phát triển phức tạp, thường mang tính liên ngành, và hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi trở thành xã hội thu nhập cao.

"Kết quả của quá trình vừa đi vừa dừng giữa cải cách thể chế táo bạo và cải cách từng bước này là chất lượng thể chế ở Việt Nam chỉ được cải thiện không đáng kể trong 25 năm qua. Ngoài ra, khi một quốc gia càng đạt được tiến bộ trên nấc thang phát triển kinh tế, sẽ càng nhiều khả năng buộc phải có thể chế tốt hơn để quản lý cũng như đáp ứng nhu cầu của một xã hội đòi hỏi cao hơn, thị trường rộng lớn và tinh vi hơn"- báo cáo của WB nêu rõ.

Vì vậy, bà Carolyn Turk cho rằng, cần phải có làn sóng đổi mới mạnh mẽ, táo bạo hơn; đẩy mạnh triển khai thực hiện, nâng cao năng lực và tạo động lực là thế kiềng 3 chân, tạo nền tảng cho cải cách thế chế, trong đó có đất đai – một lĩnh vực phức tạp đòi hỏi phải có năng lực, thể chế mạnh mẽ hơn, cơ chế giải trình rõ ràng để có thể thực hiện luật mới một cách hiệu quả.

WB cũng khuyến nghị 5 nhóm cải cách thể chế cần ưu tiên gồm: Hình thành nền tảng thể chế vững chắc để biến ưu tiên phát triển thành hành động cụ thể; hài hòa quy trình thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả thực thi của chính quyền các cấp, các ngành; sử dụng các công cụ thị trường để tạo động lực trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân; thực thi hiệu quả quy định và quy tắc nhằm nâng cao động lực, lòng tin và sự công bằng; áp dụng các quy trình có sự tham gia nhằm nâng cao sự minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Triển khai một cách có hệ thống 5 cải cách thể chế nêu trên, Việt Nam sẽ tạo nền tảng cho tầm nhìn phát triển kinh tế, tăng cường năng lực để triển khai những chiến lược của quốc gia, nâng cao động lực để đem lại kết quả cao hơn trong một số lĩnh vực quan trọng như: Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, tài chính toàn diện, an sinh xã hội và nâng cấp hạ tầng, qua đó giúp quốc gia hoàn thành các mục tiêu phát triển.

Bà CAROLYN TURK - Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam: Cải cách thể chế đồng bộ có thể giúp quốc gia tránh bẫy thu nhập trung bình qua nâng cao hiệu quả ứng phó với những thách thức mới, phức tạp phát sinh trong nước và trên toàn cầu.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Tin cùng chuyên mục

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế