Cách nào để sản phẩm cao su Việt thâm nhập thị trường Châu Âu?

Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm cao su vào thị trường Châu Âu là rất lớn song để thâm nhập các quốc gia này, doanh nghiệp Việt phải có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cũng như các tiêu chuẩn về lao động, môi trường khác.
Xuất khẩu cao su tháng 11 tăng 15,8% so với cùng kỳ

Châu Âu - thị trường còn tiềm năng

Chia sẻ tại hội thảo “Kết nối cung cầu: Hướng tới nguồn cao su thiên nhiên bền vững tại Việt Nam” ngày 4/12, ông John Heath - Giám đốc Thương mại, Phụ trách Cao su thiên nhiên của Công ty Corrie MacColl khẳng định: Hiện nay, tại châu Âu, chúng tôi đang phân phối mỗi tháng khoảng 500 tấn mủ nước và cao su được chứng nhận. Dù sản lượng chỉ chiếm thị phần nhỏ, nhưng tiềm năng vẫn còn rất lớn.

Theo ông John Heath, thị trường châu Âu hiện đang dành nhiều sự quan tâm đến cao su có chứng chỉ FSC. Tất nhiên, sự quan tâm này không thể chuyển thành nhu cầu thực tế hay sản lượng tiêu thụ, nhưng cho đến khi có thêm nguồn cung, rất nhiều đơn vị tiêu thụ đã cam kết sẽ mua cao su có chứng chỉ FSC ngay khi sản phẩm được chứng nhận có mặt trên thị trường. Ông John Heath hi vọng sẽ có thêm 16.000 tấn cao su thiên nhiên (CSTN) được chứng nhận vào năm 2020.

5048-xuat-khau-cao-su
Xuất khẩu cao su. Ảnh minh họa

Sở dĩ các doanh nghiệp nhập khẩu CSTN như Corrie MacColl quan tâm đến những sản phẩm đạt chứng chỉ FSC là do bền vững là chủ đề sôi nổi tại các quốc gia Châu Âu nhiều năm nay. Riêng với ngành CSTN đồng thời cũng gây chú ý đến chính quyền, tổ chức phi chính phủ (NGOs) và người tiêu dùng, vì có thông tin tiêu cực cho rằng ngành này đang tồn tại một số vấn đề về quyền con người (chiếm đoạt đất, ngược đãi lao động nhập cư, thuê lao động trẻ em, trả lương thấp...) và về môi trường (phá rừng, gây tổn thất đa dạng sinh học...).

Đây cũng là lý do việc gia tăng tham gia của luật pháp EU về lĩnh vực bền vững nhằm buộc các công ty phải chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền của châu Âu về vi phạm nhân quyền ở bất kỳ đâu trong chuỗi cung ứng CSTN, ngay cả khi vi phạm đó vượt quyền kiểm soát hoặc hiểu biết của họ. Cụ thể ở Thụy Sĩ có sáng kiến “Konzern-verantwortungsinitiative” - Sáng kiến doanh nghiệp có trách nhiệm” ràng buộc các công ty nước này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi vi phạm quyền con người hoặc có hoạt động kinh doanh gây thiệt hại đến môi trường dù ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Tại Đức cũng dự kiến sẽ sớm ban hành luật thẩm tra nhân quyền bắt buộc - Luật Chuỗi cung ứng - Lieferkettengesetz. Theo đó, các công ty đã đăng ký tại Đức với quy mô nhất định phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu có hành vi lạm dụng trong chuỗi cung ứng.

Ngoài áp lực từ pháp luật, sức ép ngày càng tăng và có tính cộng hưởng, đến từ tổ chức xã hội dân sự, NGOs, người tiêu dùng và phương tiện truyền thông, buộc các công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho toàn chuỗi cung ứng của họ.

“Trước những yêu cầu này, nhiều công ty, bao gồm chúng tôi, chỉ có mục tiêu đơn giản là muốn “làm đúng”. Chúng tôi không muốn uy tín của mình bị gắn với với lao động trẻ em hoặc các vi phạm quyền con người khác trong chuỗi cung ứng CSTN; chúng tôi không muốn thu mua cao su từ khách hàng chặt phá rừng nhiệt đới nguyên sinh để trồng cao su”- ông John Heath nêu quan điểm.

Chủ động đáp ứng các tiêu chí bền vững cho cao su

Mặc dù thị trường Châu Âu được xem là có tiềm năng đối với cao su Việt Nam, tuy nhiên khả năng xâm nhập của ngành này tại Châu Âu rất hạn chế. Điều này xuất phát từ nhu cầu của thị trường cần các chủng loại cao su cao cấp (SVR CV) và chủng loại SVR 10, SVR 20, đó là chưa kể doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng chứng chỉ rừng FSC.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tổng sản lượng xuất khẩu 907.944 tấn cao su với giá trị 1,16 tỷ USD 8 tháng đầu năm nay, thì thị trường Châu Âu chỉ chiếm rất nhỏ với sản lượng trên 36 ngàn tấn, trị giá trên 48 triệu USD. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp ngành ít quan tâm hơn đến thị trường Châu Âu cũng như đáp ứng chứng chỉ FSC.

Trên thực tế tại Việt Nam từ nhiều năm qua ngành cao su đã có những hoạt động để thúc đẩy phát triển bền vững cho các sản phẩm từ cao su, từ đó nâng cao giá trị cao su xuất khẩu. Cụ thể, theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), ngành đã đưa ra các hoạt động như xây dựng thương hiệu ngành cao su Việt Nam; Xây dựng hướng dẫn quản lý sản xuất CSTN bền vững; Tăng cường trao đổi thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; Giới thiệu mô hình sản xuất cao su bền vững và có trách nhiệm… VRA cũng thực hiện quảng bá rộng rãi “Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam” và hỗ trợ hội viên tuân thủ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (VFCS) cũng như tích cực gia tăng nhận thức về phát triển bền vững và có trách nhiệm cho doanh nghiệp.

Riêng với những sản phẩm đạt chứng chỉ FSC, VRA đã khuyến cáo các hội viên một số nguyên tắc như: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc nội bộ của FSC; Tuân thủ quyền - trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu; Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động; Các lợi ích từ rừng; Tác động về môi trường...

Về phía Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), theo ông Huỳnh Tấn Siêu - Trưởng Ban Công nghiệp VRG, hiện tại VRG đang triển khai hoạt động tái kết nối hướng đến chứng chỉ rừng FSC và đã làm việc với Hội đồng Quản lý Rừng để cùng xây dựng, thực hiện Lộ trình tái kết nối trong năm 2020 - 2021. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững các vùng cao su và đáp ứng yêu cầu của chứng chỉ rừng quốc tế, Tập đoàn đã cho khảo sát, điều tra diện tích có khả năng phục hồi rừng với cây bản địa và cây gỗ lớn tại các công ty cao su trong nước cũng như tại Campuchia và Lào. Tập đoàn cũng tiếp tục thực hiện đầu tư an sinh xã hội, ưu tiên cho các dự án tại Campuchia và Lào với kế hoạch phù hợp…

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động