Trung tâm thương mại tấp nập khách đi mua sắm Tết Giỏ quà Tết bình dân, đậm chất hàng Việt đắt hàng Hà Nội: Nguồn cung hàng hóa dồi dào, sức mua tăng nhiệt chiều tối 26 Tết |
Ngày Tết thì không thể thiếu các món mứt Tết ngọt ngào. Nhưng mứt lại rất dễ bị chảy nước nếu không được bảo quản đúng cách, tiếp xúc quá lâu với không khí thì rất dễ bị chảy, mau hỏng.
Đối với những loại mứt như dừa, bí, gừng không nên để tiếp xúc quá lâu với không khí sẽ dễ bị chảy nước. Ảnh minh họa |
Dưới đây, là cách xử lý mứt Tết bị chảy nước cực đơn giản.
Bảo quản trong hộp kín
Đây là cách bảo quản đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy dùng hộp thực phẩm, hũ, lọ hoặc túi nilong kín bỏ bánh kẹo mứt vào để tránh xa lũ côn trùng. Ngoài ra, nên chia nhỏ lượng bánh mứt ra các hũ hoặc túi để khi lấy ra dùng sẽ tiện hơn và tránh tiếp xúc nhiều với không khí sẽ khiến bánh kẹo bị chảy nước.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Ngoài việc đựng trong những hộp hay túi kín thì môi trường để bảo quản bánh mứt cũng vô cùng quan trọng.
Giữ kín trong hộp là điều kiện cần và điều kiện đủ để bảo quản chính là để bánh kẹo - mứt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để ở nơi trực tiếp có ánh nắng chiếu vào hoặc nơi có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng.
Không nên để bánh trong ngăn mát tủ lạnh, sẽ làm mềm bánh và chảy nước, chỉ cần để hộp bánh ở nhiệt độ bình thường và đậy kín là có thể bảo quản được trong suốt thời gian dài.
Với những hộp bánh kẹo-mứt chưa sử dụng cần được cất vào trong tủ kín, môi trường khô ráo, tránh ở nhiệt độ quá nóng như ở nhà bếp. Cần đảm bảo khu vực bảo quản không bị ám mùi bởi các loại thực phẩm dự trữ khác.
Chế biến lại nếu muốn sử dụng sau Tết
Các loại mứt ô mai thường không để được lâu. Ngoài việc bảo quản trong hộp kín, trong ngăn mát tủ lạnh cũng có thể chế biến lại các loại mứt và ô mai.
Với các loại mứt dẻo như mứt tắc, chà là, sấu... nên sên lại mứt bằng cách nấu đường tan chảy sền sệt, cho mứt vào rồi rưới nước đường lên trên, để nguội. Bằng cách này thì mứt được bọc thêm một lớp đường mới bên ngoài sau đó cho vào hủ kín, như vậy ta có thể bảo quản mứt từ 2 đến 3 tháng.
Với ô mai thì cách tốt nhất đựng ô mai trong lọ/hộp kín, ăn đến đâu lấy đến đó rồi lại đậy chặt lại. Còn bảo quản không nên để chỗ có ánh nắng, không để gần bếp hoặc nơi có nguồn nhiệt, không để dưới đất, không để trong tủ lạnh, nên để trên bàn hoặc kệ là nơi thoáng mát.
Một số lưu ý khi bảo quản và ăn mứt Tết
Các nguyên liệu làm mứt hầu hết là các thực phẩm dinh dưỡng, chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi làm mứt thường sử dụng nhiều đường để món mứt được ngấm, dẻo, kết tinh đẹp mắt do đó đặc tính của mứt là rất nhiều đường. Vì vậy khi sử dụng mứt cần chú ý những vấn đề sau để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
+ Lựa chọn mứt được chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ những nơi sản xuất uy tín. Tránh mua phải những loại mứt nhập khẩu không rõ nguồn gốc hoặc chế biến gia công sử dụng các loại phụ gia có hại cho sức khỏe.
+ Một số nơi làm mứt hand-made với số lượng nhiều có thể khó kiểm soát được khâu vệ sinh, quá trình bảo quản không đạt tiêu chuẩn nên sản phẩm dễ bị nhiễm tạp chất hoặc vi khuẩn gây một số bệnh đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe.
+ Lượng đường trong mứt khá cao nên không phù hợp với người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao hay người muốn giảm cân. Nếu vẫn muốn thưởng thức món mứt cổ truyền, những người này chỉ nên ăn với một lượng rất nhỏ.
+ Trẻ em, phụ nữ mang thai, người lớn tuổi không nên ăn nhiều mứt dễ gây đầy bụng và làm giảm cảm giác đói do lượng calo rỗng, do đó cần hạn chế ăn mứt gần với 2 bữa ăn chính trong ngày.
+ Với người bình thường, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất không nên ăn quá nhiều mứt cũng như các loại đồ ngọt khác. Ngày Tết nên ăn thêm các loại trái cây tươi xen kẽ các bữa ăn như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu tây...; các loại hạt ngũ cốc hoặc quả hạch như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều...
Cách bảo quản những loại mứt Tết để sử dụng được lâu dài mà không bị hỏng, nhất là trong thời tiết nồm ẩm những ngày xuân miền Bắc:
+ Đối với những loại mứt như dừa, bí, gừng không nên để tiếp xúc quá lâu với không khí sẽ dễ bị chảy nước. Do đó, chỉ lấy một lượng đủ dùng ra đĩa hoặc khay. Phần còn lại cho vào túi nilon buộc kín hoặc để trong hộp, tránh để mứt tiếp xúc với không khí bên ngoài.
+ Đối với các loại mứt hơi ướt như mứt quất, mứt sấu, mứt mận, sau khi mở túi hoặc hộp cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng lấy ra đĩa nhỏ một lượng đủ dùng. Trước khi bảo quản phần mứt còn lại nên sên lại để tránh mứt dễ bị hư hỏng.
+ Không nên để mứt ở gần bếp, gần nguồn nhiệt hay tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của mứt.