Thứ tư 06/11/2024 01:28

Các trường đào tạo phi công hàng đầu New Zealand tăng cường hợp tác tại Việt Nam

Vừa qua, các trường đào tạo phi công thuộc Hiệp hội Hàng không New Zealand đã có chuyến công tác tại Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này.

4 trường thành viên trong Hiệp hội tham gia chuyến công tác lần này đều được cấp phép bởi Cục Hàng không Việt Nam, bao gồm: Trường Ardmore Flying School, Nam Auckland; Trường Eagle Flight Training, Gisborne; Học viện Hàng không quốc tế (International Aviation Academy of New Zealand), Christchurch; Học viện Hàng không New Zealand (The New Zealand Airline Academy), Oamaru.

Sự kết hợp của nhiều yếu tố đa dạng trong đào tạo giúp New Zealand duy trì vị thế là điểm đến hàng đầu thế giới về đào tạo phi công trong nhiều năm qua

Hoạt động này tạo điều kiện thắt chặt quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về hàng không, tăng cường kết nối với mạng lưới cựu sinh viên, đồng thời mang đến cơ hội tìm hiểu về chương trình đào tạo phi công tại New Zealand cho học viên Việt Nam.

Từ năm 2015, New Zealand đã trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều học viên phi công Việt Nam nhờ vào Thỏa thuận hợp tác về hàng không giữa Bộ Giao thông vận tải New Zealand và Bộ Giao thông vận tải Việt Nam.

Trước dịch Covid-19, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về số học viên phi công quốc tế tại New Zealand. Từ năm 2015 đến 2022, đã có 126 học viên Việt Nam được cấp giấy phép phi công thương mại tại New Zealand.

Hiện nay, New Zealand có bốn trường đào tạo phi công được kiểm định và chấp thuận bởi Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không Việt Nam. Kể từ khi New Zealand mở cửa biên giới trở lại vào hơn một năm trước, các trường này cũng bắt đầu chào đón sinh viên quốc tế từ khắp nơi quay trở lại học tập.

New Zealand là một trong những điểm đến được ưa chuộng về đào tạo phi công, nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố đa dạng trong đào tạo, giúp trang bị tốt nhất kiến thức và kỹ năng vững chắc cho các phi công chuyên nghiệp, để họ có thể phát triển sự nghiệp ở bất kỳ đâu. Những yếu tố này bao gồm thực hành bay trong nhiều không phận khác nhau. Các phi công thực tập được tiếp cận và thử sức với những sân bay đông đúc, phức tạp, giao tiếp qua hệ thống điện thoại vô tuyến, và làm quen với các thiết bị bay và các môi trường bay khác nhau.

Đoàn New Zealand cũng có buổi họp với các đại diện Cục Hàng không Việt Nam, trao đổi về các bước tiếp theo của Thỏa thuận hợp tác hàng không dân dụng tái ký vào tháng 11 năm ngoái

New Zealand có các điều kiện thời tiết đa dạng. Vì thế, các phi công có thể thử sức ở những loại hình khí tượng khác nhau, từ điều kiện thời tiết tốt đến khắc nghiệt. Quá trình thực hành dưới nhiều điều kiện thời tiết sẽ mang đến những trải nghiệm bay toàn diện, giúp học viên sẵn sàng ứng phó với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong tương lai.

Ông Simon Wallace - Giám đốc điều hành của Hiệp hội Hàng không New Zealand cho biết, chuyến thăm Việt Nam của các trường đào tạo phi công New Zealand lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm tái kết nối và giới thiệu các cơ hội học tập tại New Zealand cho các học viên tại Việt Nam trên hành trình trở thành phi công chuyên nghiệp.

Mỹ Phụng
Bài viết cùng chủ đề: Hàng không Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Nhiều sinh viên ‘lỡ hẹn’ tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ

HaUI hợp tác với Hàn Quốc trong tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng

Tân Hiệp Phát tiếp tục hành trình “Nâng bước tới trường” cho 200 học sinh vượt khó tại Bình Dương

Gần 500 nhà giáo tranh tài trong Hội giảng giáo dục nghề nghiệp tại Quảng Ninh

3,6 triệu học sinh mầm non được đào tạo về an toàn giao thông

Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp khai giảng năm học 2024-2025

Nam sinh vào chung kết Olympia năm 2024 được tỉnh Gia Lai tặng Bằng khen

Đại học Công Thương phối hợp Đại học Sư phạm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt

Tỉnh Lai Châu đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3

Gia Lai: Chuyện về buôn làng hiếu học bên dòng sông Ba

Những cách giúp tân sinh viên dấn bước để trưởng thành hơn trong môi trường mới

Đại học Luật Hà Nội huỷ kết quả, thu hồi bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt

Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết tại Việt Nam phải đảm bảo uy tín, chất lượng

Bổ sung 135 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường quân đội, hạn chót nhận hồ sơ 27/10

Trường Đại học Điện lực nhận nuôi học sinh mồ côi

Học sinh và phụ huynh ‘đứng ngồi không yên' với những thay đổi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Đánh giá các khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại Xuất nhập khẩu Lê Ánh

Trường Đại học Điện lực tổ chức lễ khai giảng năm học 2024 và trao bằng tốt nghiệp đợt 2

Trường Đại học Điện lực nhận chứng nhận xếp hạng đối sánh UPM

Đề xuất công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 THPT trước ngày 31/3 hàng năm